Bạo lực học đường ngày càng đáng sợ
Đâm chết bạn học chỉ từ xích mích nhỏ, hung thủ có thể là học sinh hay sinh viên, thậm chí có em mới học lớp 6. Bạo lực học đường diễn ra liên tục với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh, Trưởng khoa Giáo dục ĐH KHXH&NV TP.HCM, cho rằng bạo lựchọc đường không chỉ xuất phát từ bản thân học sinh mà còn bao gồm các yếu tố khác như gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất chính là việc trẻ không được đón nhận và yêu thương đúng cách.
Hở tí là đâm, chém
Án mạng mới nhất xảy ra vào ngày 25/2 khiến em Trần Xuân Dung (SN 1998, học sinh lớp 9 một trường THCS ở huyện Krông Púk – Đắk Lắk) tử vong ngay trước cửa lớp. Theo thông tin ban đầu, do đã có mâu thuẫn và từng đánh nhau nên khi Dung hỏi mượn sách, Nguyễn Thành Đạt không cho. Hai bên xảy ra cãi vã rồi Đạt rút dao đâm trúng tim của Dung.
Video đang HOT
Do mâu thuẫn với nhau trên mạng xã hội Facebook, Lại Đức Thiện (học sinh lớp 9) và Phạm Đình Xuân (lớp 11), cùng ngụ tại TP Hạ Long – Quảng Ninh, đã gọi thêm bạn đến để “giải quyết” sau giờ tan học ngày 22/2. Thiện bị Bùi Đức Nam (bạn Xuân) đâm một nhát vào lưng. Nguyễn Khắc Chung (bạn Xuân) bị nhóm Thiện dùng tuýp sắt vót nhọn và dao đâm chém trọng thương.
Bênh bạn, bị cáo P.Q.N (SN 1996, học sinh lớp 8 Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận) vừa bị TAND TP.HCM xét xử ngày 27/2 tuyên phạt 7 năm tù về tội giết người.
Trước đó, vào tháng 9/2012, chỉ vì chen lấn trong lúc tan trường, một học sinh lớp 6 ở huyện Tịnh Biên – An Giang cũng đã lấy dao xếp đâm bạn học nhiều nhát…
Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn Luật sư TP.HCM, có nhiều nguyên nhân khiến bạo lựchọc đường ngày càng gia tăng nhưng tựu trung có 2 lý do chính. Về nguyên nhân khách quan, dưới sự tác động tiêu cực của internet và những hành vi bạo lực xảy ra thường xuyên trên phim ảnh, trong xã hội, ở trường học, thậm chí ở chính gia đình mà các em chứng kiến hằng ngày, điều này đã dần trở nên bình thường.
Về nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ tâm lý của lứa tuổi mới lớn nên các em dễ bị kích động, lôi kéo, thích thể hiện… Trong khi đó, gia đình thì buông lỏng quản lý và vai trò giáo dục đạo đức trong nhà trường còn hạn chế. Những điều này đã đẩy hành động của một số học sinh vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật.
TS Hoàng Mai Khanh phân tích: “Trong gia đình, nếu không được lắng nghe, mọi ý kiến đều không được chấp nhận hay không được yêu thương, quan tâm, trẻ sẽ cảm thấy mình không được đón nhận. Từ đó, trẻ sẽ làm điều gì đó để được người khác chú ý. Từ việc muốn gây chú ý, trẻ sẽ mang hành vi đó đến lớp học và vô tình được xếp vào dạng “cá biệt”. Dần dần, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình không được đón nhận ở bất cứ đâu hay môi trường nào nên dễ nảy sinh những hành vi không đúng”.
Trong khi đó, ông Vũ Phi Long, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, băn khoăn: “Gần đây, kể cả thầy cô cũng có những hành vi bạo lực đối với các em. Hành vi đó không chỉ thể hiện qua roi vọt mà còn ở thái độ. Đôi khi thái độ lạnh lùng cũng có thể khiến các em khủng hoảng, từ đó dẫn đến những chuyện manh động khác. Một số trường hợp học sinh tự tử chính là ví dụ cho thực trạng này”.
Cần ngăn chặn trước
Theo luật sư Ngô Đình Hoàng, Đoàn Luật sư TP.HCM, đê bớt đi những vụ án đau lòng từ học đường, cân có sự quan tâm và giải quyêt ở cả 3 phía: xã hôi – nhà trường – gia đình.
Vê phía xã hôi, cân tạo nhiêu sân chơi lành mạnh, bô ích đê các em phát triên thê chât và tư duy. Đối với ngành giáo dục, ngoài viêc tô chức lại chương trình học một cách khoa học và thiết thực, cần tâp trung đây mạnh viêc dạy làm người cho học sinh. Đặc biêt, cần sớm đưa vào giảng dạy môn pháp luât đê các em ý thức được hành vi nào là vi phạm pháp luât đê tránh. Nhà trường cần phôi hợp với các cơ quan tô tụng cho các em tham dự những buôi xử án có bị cáo vị thành niên, các vụ án xét xử lưu đông đê biêt ghê sợ hành vi phạm tôi và kiêm soát tôt hơn hành vi của bản thân. Vê phía gia đình, đừng khoán trắng viêc dạy dô con cái cho nhà trường và xã hôi; cân quan tâm đên tâm sinh lý, tạo điêu kiên cho các em được tham gia sinh hoạt tâp thê, phong trào thê thao, văn nghê…; hướng cho các em biết sống vì cộng đồng và có trách nhiêm với bản thân.
TS Hoàng Mai Khanh cho rằng biện pháp tốt nhất để không xảy ra bạo lựchọc đường chính là phải ngăn chặn trước khi sự việc xảy ra. Điều này phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của trẻ, trước tiên là gia đình. Cha mẹ phải làm sao để trẻ cảm thấy được đón nhận, được đóng góp hay được tham gia vào nơi mình đang sống. Bên cạnh đó, môi trường nhà trường cũng quan trọng không kém. Không nên xếp riêng trẻ có hành vi tiêu cực vào một nhóm được đặt tên là “cá biệt”, bởi điều này sẽ đẩy các em đi xa hơn nữa với những hành vi lệch lạc vì cảm thấy mình bị tách riêng, không được chấp nhận.
Nhiều giáo viên THCS và THPT đã rất thành công trong việc cảm hóa các em bằng cách trao công việc, chức vụ trong lớp. Khi đó, các em sẽ cảm thấy được tin tưởng, có thể thể hiện mình ở một vị trí nhất định và dần dần thay đổi. Ngoài ra, theo TS Khanh, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh của từng học sinh thay vì áp dụng những hình thức xử phạt. Đặc biệt, đuổi học là hình thức “phản giáo dục”, bởi học sinh “cá biệt” cần được giáo dục và yêu thương nhiều hơn chứ không phải bị từ chối giáo dục.
Theo Người Lao Động