Bạo lực ‘dẫn lối’ ly hôn
Gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình (BLGĐ). Hơn 83% số vụ BLGĐ được gây ra bởi nam giới. BLGĐ cũng đang trở thành nguyên nhân chính của các vụ ly hôn.
Gia tăng ly hôn do bạo lực
Vừa qua, phóng viên Báo NTNN đã có buổi làm việc tại Ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ phát triển – Hội LHPN Việt Nam). Tại đây, phóng viên đã không thể cầm được nước mắt khi gặp chị N.T.Ph (Vĩnh Phúc). Gương mặt đầy vết trầy xước, tay chân bầm tím, chị Ph cho biết, từ 10 năm nay chị thường xuyên bị chồng bạo hành. “Đã 10 năm rồi, không một ngày nào tôi được yên thân. Chồng tôi cứ bực bội là lại tìm cớ đánh mắng tôi. Có lần đang nằm, tự nhiên anh ấy vào phòng tát tới tấp vào mặt tôi, đánh xong lại khóa cửa nhốt tôi trong nhà” – chị Ph kể.
Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều gia đình (Ảnh minh họa IT)
Chị Ph thường xuyên thâm tím mặt mày, có lần sau trận đòn khó thở không ăn uống được, phải nhập viện điều trị vì thương tổn và suy sụp. Gạt đi những giọt nước mắt, chị Ph cương quyết ly hôn, giành quyền nuôi 2 con nhỏ.
Trước đó, phóng viên Báo NTNN tiếp cận chị N.T.H (45 tuổi, ở Hà Nội) trong ngôi nhà tạm lánh – Nhà bình yên. Chị H là người khiếm thị, thường xuyên bị chồng bạo lực cả thể xác lẫn tinh thần. Chồng chị không chỉ đánh đập mà còn bạo lực tình dục với chị. Thậm chí khi không được đáp ứng nhu cầu tình dục, anh ta công khai cặp bồ, mang bồ về nhà ngủ. Có lần anh ta còn ghen tuông, rồi tưới xăng dọa thiêu cả 3 mẹ con chị. Sau đó, nhờ được hàng xóm giúp đỡ tố cáo, anh ta phải đi cải tạo 1 năm. Nhưng sau cải tạo, anh ta lại tiếp tục đánh vợ. Chịu đựng chẳng được, chị H tìm đến Ngôi nhà tạm lánh để chờ làm thủ tục ly hôn.
Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) cho biết, từ năm 2012 đến năm 2016, cả nước xảy ra trên 127.000 vụ BLGĐ, trong đó nam giới chiếm 83,6% đối tượng gây bạo lực. Đặc biệt, thống kê cũng cho thấy gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ BLGĐ.
Can thiệp BLGĐ vẫn khó khăn
Chuyên gia Lê Thị Ngọc Bích – cán bộ tham vấn ở Ngôi nhà bình yên cho biết, kể từ lúc thành lập năm 2007 đến nay, phòng tham vấn, Ngôi nhà bình yên đã tiến hành tham vấn, hỗ trợ cho 4.523 ca. Trong đó, số ca về BLGĐ là 3.523 (chiếm 87%). Tiếp nhận hỗ trợ cho hơn 600 phụ nữ bị BLGĐ, 90% khách hàng là nữ ở độ tuổi từ 25-45. Có đợt cao điểm, Ngôi nhà bình yên tiếp nhận, hỗ trợ 25-30 người, bao gồm cả mẹ và bé là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Video đang HOT
Bà Bích cũng cho biết có tới gần 50% người tạm chú trong Ngôi nhà bình yên bị bạo lực là người làm nghề tự do, 4,3% không đi làm nên rất thiếu thông tin, kỹ năng và khó kêu gọi sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, 52% bị bạo lực từ 1-5 năm; 25% bị bạo lực từ 5-10 năm do không có tiếng nói chung nhưng lại bị ràng buộc bằng hôn nhân hợp pháp.
Ông Phạm Ngọc Tiến – Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) thừa nhận, việc tiếp cận, xử lý BLGĐ với phụ nữ, trẻ em gái trong gia đình kết quả còn chưa được như mong đợi. Thực tế có nhiều chị em bị bạo lực nhưng không muốn nói ra, với quan niệm đây là chuyện riêng của gia đình, vì thế cũng gây những khó khăn nhất định trong việc xử lý vụ việc. Việc tiếp cận giải quyết vấn đề BLGĐ cũng còn những điểm khác nhau, người Việt Nam thường nặng về hòa giải, kiểm điểm ở khu dân cư nên dù có luật nhưng hiệu quả xử lý không được như mong đợi. Thực tế, khi Vụ Bình đẳng giới tiến hành làm điểm về xử lý phòng chống BLGĐ ở 74 xã, phường trên toàn quốc cũng cho thấy thực trạng như vậy.
Hiện cả nước có 6.996 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 35.756 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 19.182 mô hình, câu lạc bộ phòng, chống BLGĐ. Tuy nhiên, thực trạng BLGĐ vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo Dân Việt
Cuộc hôn nhân bất hạnh của người phụ nữ có chồng dẫn nhân tình về chung sống
Từng ngày trôi qua, người phụ nữ ấy phải sống trong sự đau khổ, vì bị chồng hắt hủi, đánh đập. Cay đắng hơn, khi chị mang thai đứa con thứ hai cũng là lúc phát hiện ra người chồng bấy lâu đầu ấp tay gối phản bội.
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Giữa tiết trời oi bức, chúng tôi tìm về căn phòng trọ nhỏ nằm sâu trong con hẻm thuộc huyện Hóc Môn (TP. HCM), để được nghe câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của chị Nguyễn Thị H. (SN 1983).
Trước mắt PV là hình ảnh một người phụ nữ gầy gò, với đôi mắt thâm quầng vì nhiều đêm thức trắng để chăm sóc đứa con nhỏ đang nằm điều trị tại bệnh viện. Vừa gặp chúng tôi, chị H. đã bậc khóc nức nở. Dường như những nỗi uất ức trong lòng mà chị phải chịu đựng dồn nén và vỡ òa.
Chị Nguyễn Thị H. chia sẻ câu chuyện hôn nhân đầy nước mắt.
Lau vội giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má, chị H. nấc nghẹn kể lại cho chúng tôi nghe về câu chuyện tủi nhục của cuộc đời. Chị H. là con gái út trong một gia đình nghèo có năm anh chị em ở tỉnh Tuyên Quang. Thuở chị H. còn rất nhỏ, mẹ chị mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo. Không có tiền chữa trị, căn bệnh biến chứng khiến cho đôi chân của mẹ chị bị liệt hoàn toàn.
Kể từ đó, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều phải trông cậy vào người cha. Thế nhưng, chán nản cuộc sống nghèo nàn, người đàn ông tội nghiệp ngày ngày lao vào rượu chè bạc đãi, đánh đập con cái. Thương mẹ tật nguyền, nhưng cũng chẳng thể nào oán hận được cha, nên khi còn rất nhỏ, cả năm anh chị em của chị H. đều phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Đến tuổi trưởng thành, chị H. quyết định rời xa quê nhà lặn lội vào tận TP.HCM lập nghiệp.
Nói trong nước mắt, chị H. nhớ lại khoảng thời gian chân ướt chân ráo vào mảnh đất đầy thị phi này mưu sinh: "Ngày ấy, tôi đã phải vất vả làm đủ mọi việc để có tiền sinh sống qua ngày. Sau đó, tôi được một người quen giới thiệu và xin làm công nhân may cho một Công ty tư nhân ở huyện Hóc Môn (TP.HCM). Đó cũng là khoảng thởi gian tôi gặp gỡ và quen biết anh Võ Văn Thanh (SN 1979, quê tỉnh Bình Phước). Sau khoảng thời gian dài tìm hiểu, đến giữa năm 2007, duyên phận đã đưa đẩy chúng tôi nên vợ chồng".
Sống chung với nhau được một năm sau, chị H. hạ sinh một bé gái đầu lòng trong niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhưng rồi giông tố cũng ập đến, những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng chị bắt đầu xảy ra. Chị H. cho biết, nguyên nhân dẫn đến rạn nứt, mâu thuẫn giữa mình và chồng cũng là vì xuất phát từ những lần cãi vã giữa chị và mẹ chồng.
"Từ khi mẹ chồng dọn về sống chung với vợ chồng tôi, những mâu thuẫn mới bắt đầu xảy ra. Tôi biết, chuyện xích mích giữa mẹ chồng và nàng dâu là điều không thể tránh. Nhưng thay vì đứng ra dàn xếp, hoà giải xung đột giữa mẹ và vợ, thì anh Thanh lại đứng về phía mẹ mình. Kể từ đó, chúng tôi bắt đầu không còn tìm được tiếng nói chung, khiến mối quan hệ vợ chồng xấu đi", chị H. nói.
Giọng nghẹn ngào, chị H. cho chúng tôi biết thêm từ thời điểm này, cuộc hôn nhân của mình bắt đầu chìm đắm trong nước mắt. Chị chua xót nhớ lại: "Không cần biết lý do là gì, cứ mỗi lần có rượu vào người là anh ta lại bắt đầu đánh đập, chửi bới tôi một cách không thương tiếc. Có hôm, giữa lúc đêm hôm khuya khoắt anh ta bỗng dưng tra tấn tôi bằng những trận đòn nhừ tử. Vì giữa đêm khuya, lại không có chị em họ hàng gì ở đây, nên tôi chẳng biết cầu cứu ai mà chỉ có thể chịu đựng. Hơn nữa, một phần cũng vì tôi muốn cho nhà cửa được yên ấm, con tôi không phải khổ sở".
Hôn nhân bất hạnh
Sự việc cứ thế tiếp diễn cho đến năm 2014, chị H. phát hiện ra mình mang thai đứa con nhỏ thứ hai. Lúc đó, chị hạnh phúc biết chừng nào, vì hy vọng đứa bé sẽ là cầu nối giúp mối quan hệ giữa mình và chồng được cải thiện.
Nhưng không, đó cũng là thời điểm chị phát hiện ra việc chồng lừa dối. Người chồng công khai mối quan hệ "ngoài luồng" với người phụ nữ khác. Anh ta sau đó còn nhẫn tâm ép vợ phải ra khỏi nhà.
"Lúc đó, cái thai trong bụng tôi đã được bốn tháng tuổi. Vậy mà, anh ta chẳng màng thương xót cho đứa con máu mủ chưa kịp chào đời mà ép tôi phải ký vào đơn ly dị. Trong lòng đau đớn, nhưng vì muốn cứu vãn cuộc hôn nhân, tôi đã gạt bỏ những tủi nhục để ra sức khuyên nhủ chồng quay về. Thế nhưng, dường như điều đó là không thể", chị H. cho biết.
Cố kìm nén cảm xúc, chị H. tiếp tục kể: "Trong một lần vì không chịu ký vào đơn ly hôn, tôi bị anh ta đánh và ép phải dọn đồ đạc ra khỏi nhà. Trong lòng đau đớn, tôi cũng cố gắng nhờ mẹ chồng khuyên nhủ chồng mình nhưng không được. Tồi tệ hơn dù biết tôi đang mang thai bốn tháng, nhưng mẹ chồng tôi vẫn đánh tôi đến chấn thương vùng bụng và vùng vai, phải nhập viện điều trị. Lần tôi bị mẹ chồng đánh may mắn được bà con hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời, nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không, tôi cũng chẳng dám nghĩ đến hậu quả sẽ như thế nào nữa".
Cầm những tờ giấy kết quả xét nghiệm thương tích của mình trên tay sau lần bị mẹ chồng đánh, chị H. không nói thành lời. Bị chồng và mẹ chồng ép đến bước đường cùng, chị H. đành cắn răng cùng với đứa con chưa kịp chào đời của mình rời khỏi nhà và thuê một căn phòng trọ nhỏ sinh sống.
Về phần của người chồng tệ bạc, sau khi chị Phượng đi, ngay lập tức gã đã dẫn nhân tình của mình về sinh sống. Bị chồng hắt hủi giữa lúc bụng mang dạ chửa, thế nhưng chị H. vẫn không hề oán trách ai, mà chỉ biết khóc cho số phận hẩm hiu, ngang trái. Đã có những lúc, chị H. có ý định buông xuôi, thế nhưng vì thương con nhỏ, nên phải cố gắng tiếp tục sống.
Cứ thế, dù sắp đến ngày lâm bồn, nhưng chị H. vẫn phải thức khuya dậy sớm để làm sữa chua và mang ra chợ bán. Cảm thương cho hoàn cảnh éo le chị H. gặp phải những người dân trong xóm trọ luôn động viên, giúp đỡ chị.
Bà Loan (một người dân địa phương) cho biết: "Tôi thấy hoàn cảnh của cái H. éo le lắm. Trước đây, cứ đôi ba ngày là H. lại bị thằng Thanh kiếm chuyện gây sự rồi đánh đập. Nhiều lần thấy bất bình, chúng tôi cũng khuyên ngăn H. nên tự giải thoát cho bản thân mình. Nhưng rồi sau đó thì mọi chuyện đâu lại vào đó. Tôi thật không ngờ trên đời này lại có người chồng nào tàn nhẫn với vợ mình như thế".
Không riêng gì bà Liễu, mà tất cả những người dân sống tại đây đều bức xúc trước hành động của Thanh. Thế nhưng, cuối cùng người phải chịu đau đớn nhiều nhất vẫn là chị Phượng và các con của mình. Cho đến nay, chị H. và người chồng tệ bạc đã giải quyết xong mọi thủ tục ly hôn. Riêng đứa con gái lớn của chị được chồng cũ chăm sóc, còn đứa con trai nhỏ thì được chị nuôi dưỡng.
Thế nhưng, nỗi ám ảnh về cuộc hôn nhân sai lầm ấy vẫn mãi ám ảnh, khiến chị tiều tụy và héo hon từng ngày. Chị bảo: "nếu không có đứa con chẳng còn thiết sống trên đời làm gì nữa".
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Cần phải lên án hành động bạo lực gia đình Trao đổi với PV về vụ việc xảy ra đối với chị Nguyễn Thị H., đại diện Hội LHPN huyện Hóc Môn (TP.HCM) cho biết, vì vụ việc này chị H. không hề làm đơn tố cáo, hay yêu cầu được giải quyết, can thiệp, nên chính quyền địa phương không nắm rõ. Hơn nữa, cho đến nay vụ việc này đã được chị H. và chồng là anh Võ Văn Thanh tự giải quyết ổn thoả và hoàn tất mọi thủ tục ly hôn. Nhưng xét về hành vi bạo hành vợ của anh Võ Văn Thanh là vi phạm pháp luật. Ngoài sự can thiệp của pháp luật đối với những trường hợp này thì, các cơ quan báo chí cần can thiệp phản ảnh, nhằm lên án, răn đe và cảnh tỉnh cho nhiều người.
Theo ĐSPL
Nhân tố nào khiến hôn nhân thời hiện đại mau tan vỡ? Những năm gần đây, số lượng hôn nhân gia đình tan vỡ vì 'tình một đêm' ngày một tăng lên. Trong quan hệ vợ chồng thường hay xảy ra một số vấn đề nhỏ, chỉ cần tăng cường đối thoại, thấu hiểu cho nhau và tránh không gây nên tổn thương nghiêm trọng cho hôn nhân gia đình. Tuy nhiên một khi đã...