Bạo lực đẫm máu tại Nigeria
Bạo lực không chỉ tạo ra mối đe dọa cho Chính phủ Nigeria mà còn tạo nên “bóng ma” của một cuộc thánh chiến rộng lớn
Bạo lực phe phái tiếp tục là nỗi ám ảnh với người dân Nigeria khi ngày 10/6, các tay súng đã tấn công một nhà thờ ở thành phố Maiduguri, thuộc bang Borno miền Đông Bắc nước này, làm ít nhất 5 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương.
Hiện trường một vụ nổ bom xe tại một nhà thờ ở Yelwa, phía bắc Nigeria
Video đang HOT
Cùng ngày, một vụ nổ lớn cũng đã làm rung chuyển một nhà thờ tại thành phố Jos, thủ phủ bang Plateau ở miền Trung Nigeria. Cảnh sát địa phương cho biết vụ nổ làm 4 người thiệt mạng và 41 người bị thương.
Ayeni, cảnh sát địa phương cho biết: “Chúng tôi đã xác định được danh tính hai người chết trong vụ đánh bom. Hiện Cục điều tra tội phạm đang điều tra vụ việc này. Theo tôi thì vụ đánh bom đã gây ảnh hưởng cả khu vực”.
Ngay sau đó, nhóm Hồi giáo Boko Haram đã đứng lên nhận trách nhiệm cả hai vụ đánh bom. Boko Haram đẩy mạnh các hoạt động khủng bố từ giữa năm 2010. Tổ chức này tăng cường mua sắm vũ khí, chiêu mộ thuộc hạ, tiến hành các vụ tấn công liều chết nhằm các trụ sở cảnh sát, văn phòng chính phủ và cả các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Nigeria.
Từ đầu năm 2011 cho đến nay, Boko Haram đã cướp đi hơn 1.000 sinh mạng trong một chiến dịch theo kiểu Taliban nhằm lật đổ chính phủ và áp đặt luật Hồi giáo trên khắp đất nước đông dân nhất châu Phi.
Một số người cho rằng nhóm này đã lợi dụng mối quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda nhằm tiếp cận một lượng lớn chất nổ, đạn dược và vũ khí mà một lượng lớn trong số này có thể chảy ra khỏi Lybia kể từ khi chế độ Gaddafi sụp đổ. Điều này không chỉ tạo ra mối đe dọa cho Chính phủ Nigeria mà nó còn tạo nên “bóng ma” của một cuộc thánh chiến rộng lớn./.
Theo VOV
Mua bán đạn dược thế giới đạt 4 tỉ USD/năm
Ủy ban Cứu trợ Nạn đói của Oxford (Oxfam) ngày 30.5 công bố báo cáo cho rằng, mua bán đạn dược trên thế giới đạt mức 4 tỉ USD/năm, và tiến hành chiến dịch mới kêu gọi thế giới đưa ra quy định kiểm soát mua bán đạn dược.
Theo báo cáo của Oxfam, có khoảng 12 tỉ viên đạn được sản xuất hằng năm, và số viên đạn này đủ để tiêu diệt từng người đàn ông, phụ nữ, trẻ em trên trái đất.
Mua bán đạn dược trên thế giới đạt mức 4,3 tỉ USD, trong khi mua bán vũ khí hạng nhẹ chỉ ở mức 2,68 tỉ USD, hãng AFP trích dẫn báo cáo "Stop a Bullet, Stop a War" của Oxfam (tạm dịch Dừng bán đạn, Dừng chiến tranh).
Chi tiêu cho việc mua bán đạn dược trên thế giới hằng năm rất lớn - Ảnh: AFP
"Hiện tại thế giới không có một hệ thống pháp lý kiểm soát bao nhiêu đạn dược được bán ra và chúng được bán cho nước nào", theo AFP dẫn lời bà Anna Macdonald, Giám đốc chiến dịch kiểm soát vũ khí của Oxfam.
Bản báo cáo của Oxfam được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh LHQ về Hiệp định mua bán vũ khí mới vào tháng 7.2012.
Oxfam dẫn chứng chỉ có 34 quốc gia trên thế giới công khai báo cáo về mua bán vũ khí kể từ năm 2005, và đề nghị Hiệp định vũ khí mới phải bao gồm quy định ràng buộc, kiểm soát việc mua bán đạn dược.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, phản đối việc kiểm soát mua bán đạn dược.
Theo Thanh Niên
Mỹ có thể chi 680 triệu USD cho lá chắn tên lửa của Israel năm 2012 Mỹ có thể chi 680 triệu USD nhằm tăng cường cho hệ thống lá chắn tên lửa Iron Dome của Israel trong nỗ lực giúp quốc gia Trung Đông này nâng cao khả năng phòng vệ. Một hệ thống Iran Dome của Israel. Ảnh AFP Thông tin về kế hoạch tăng chi phí cho Iron Dome của Israel được tiết lộ bởi hai...