Khủng hoảng chính trị tiếp diễn tại Iraq
Khủng hoảng kéo dài nhiều tháng qua khiến Quốc hội nước này không thể thông qua được bất kỳ luật quan trọng nào
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, vốn đang phải đối mặt với các cáo buộc phá hoại tiến trình hòa bình đã tránh được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, song không vì thế mà cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 6 tháng qua tại nước này được giải quyết.
Hiện trường một vụ đánh bom xe gần khu vực của người Shiite ở thủ đô Baghdad (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Hồi cuối tuần qua, Tổng thống Iraq Talabani đã bác yêu cầu từ nhiều tuần nay của các nghị sĩ muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Maliki cầm quyền từ năm 2006 và tái cử sau các cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010. Trong một thông cáo, văn phòng Tổng thống Talabani cho biết, cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra do thiếu sự ủng hộ.
Thủ tướng Maliki đã hoan nghênh quyết định này và cảm ơn Tổng thống Talabani vì vai trò mang tính “xây dựng” của ông, đồng thời một lần nữa kêu gọi tất cả các đối tác chính trị ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận một cách cởi mở tất cả các điểm còn bất đồng.
Ông Maliki cũng tin tưởng Iraq có thể giải quyết dứt điểm mọi thách thức và khó khăn đang gặp phải. Tuy nhiên, giáo sĩ dòng Shiite, Moqtada Sadr cho rằng, cuộc khủng hoảng tại Iraq mới chỉ bắt đầu.
Ngay sau khi lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq hồi cuối năm 2011, tình hình chính trị Iraq bỗng xoay chuyển bất ngờ theo chiều hướng xấu. Cuộc đụng độ gay cấn giữa Thủ tướng Maliki với Phó Tổng thống Tariq al-Hashimi đang khiến cho chính phủ liên hiệp đa thành phần có nguy cơ sụp đổ, Iraq có thể chìm trong khủng hoảng nghiêm trọng, rối loạn mất kiểm soát.
Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tới hoạt động của các thể chế chính trị của Iraq, cụ thể nhất là việc những tháng qua, Quốc hội nước này không thông qua được bất kỳ luật quan trọng nào, ngoại trừ luật về ngân sách và ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước./.
Theo VOV
Mỹ phản đối việc Israel xây dựng gần 1.000 khu định cư mới
Mỹ cho rằng, hành động này của Israel sẽ làm ảnh hưởng đến nỗ lực hòa bình với Palestine.
Ngày 6/6, Mỹ lên tiếng phản đối việc Israel tuyên bố cho phép xây dựng 851 ngôi nhà mới ở Bờ Tây.
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Nhà Trắng Mark Toner nhấn mạnh: "Chúng tôi hiểu rõ rằng việc Israel tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng khu định cư tại Bờ Tây sẽ làm ảnh hưởng tới những nỗ lực hòa bình Trung Đông và đi ngược lại với những cam kết của Israel, bao gồm cả lộ trình hòa bình 2003.
Khu định cư của Israel ở Jerusalem (Ảnh: Internet)
Bộ trưởng Nhà ở Israel Ariel Atia đã ra thông cáo tuyên bố cho phép xây dựng thêm 551 ngôi nhà ở các khu định cư tại Bờ Tây. Trước đó vài giờ, Thủ tướng Israel cũng đã tuyên bố cho phép xây dựng thêm 300 căn hộ mới ở khu định cư Beit El cũng tại Bờ Tây.
Những tuyên bố này của Israel được xem là làm cản trở tới nỗ lực thúc đẩy hòa bình giữa Israel và Palestine khi mà Palestine luôn xem khu Bờ Tây và Đông Jerusalem là lãnh thổ của nhà nước Palestine tương lai.
Palestine cũng đã từ chối quay trở lại bàn đàm phán hòa bình giữa hai bên vốn đã bị đóng băng từ năm 2010 cho đến khi Israel ngừng xây dựng khu định cư./.
Theo
Israel-Palestine: Giải pháp hai nhà nước có nguy cơ sụp đổ Nhà bình luận chính trị Israel, Alon Liel nói rằng ông không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong các chính sách của Israel, cũng như lập trường của Palestine . Ngày 17/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại thành phố Jerusalem. Trước khi cuộc gặp diễn ra, Tổng thống Abbas đã gửi một...