Bạo lực bùng phát ở Paris phản đối dự luật an ninh của Macron
Người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát, đập phá cửa hàng, đốt xe cộ ở Paris để phản đối dự luật an ninh của Macron.
Cảnh sát Pháp ngày 5/12 xịt hơi cay và đụng độ với các nhóm gây rối trong vòng gần ba giờ. Đây là cuộc bạo động thứ hai liên tiếp diễn ra vào cuối tuần ở Paris nhằm phản đối tình trạng bạo lực cảnh sát và dự luật an ninh của Tổng thống Emmanuel Macron. Những người biểu tình cho rằng dự luật an ninh sẽ giới hạn quyền tự do dân sự.
Ảnh: Một người biểu tình trên đường phố Paris, Pháp ngày 5/12. Ảnh: Reuters.
Ban đầu, hàng nghìn người tuần hành trong hòa bình tại Paris. Họ vẫy những dòng biểu ngữ như: “Pháp, đất nước của quyền lực cảnh sát” hay “Hãy rút lại dự luật an ninh”. Đụng độ sau đó nổ ra giữa cảnh sát và nhóm vô chính phủ “Black Bloc”.
Video đang HOT
Cảnh sát Paris cho hay khoảng 500 kẻ bạo động đã trà trộn vào đám đông người biểu tình. Đến 17h ngày 5/12, cảnh sát Pháp đã bắt khoảng 30 người.
Pháp hứng chịu làn sóng biểu tình sau khi chính phủ đệ trình dự luật an ninh lên Quốc hội, trong đó đề xuất tăng cường các công cụ giám sát và hạn chế đăng tải hình ảnh của cảnh sát lên mạng và các phương tiện truyền thông.
Dự luật an ninh là một phần trong nỗ lực của Macron nhằm siết chặt luật pháp và trật tự xã hội trước thềm cuộc bầu cử năm 2022. Chính phủ Pháp cho rằng cảnh sát cần được bảo vệ tốt hơn trước sự thù địch trên mạng.
Tuy nhiên, dự luật này vấp phải phản đối của công chúng. Vụ cảnh sát Pháp đánh đập nhà sản xuất âm nhạc người da màu Michel Zecler hồi tháng 11/2019 càng làm tăng thêm giận dữ.
Hồi đầu tuần, đảng cầm quyền của Thủ tướng Macron cho biết sẽ viết lại điều khoản hạn chế quyền tự do đăng tải hình ảnh cảnh sát. Tuy nhiên, nhiều người phản đối, cho rằng như vậy là chưa đủ.
“Chúng ta đang hướng tới gia tăng đáng kể hạn chế quyền tự do. Không còn công bằng nữa”, Karine Shebabo, một người dân ơ Paris, nói.
Macron ngày 4/12 thừa nhận người da màu dễ bị cảnh sát kiểm tra danh tính hơn người da trắng. Ông cũng cho biết sẽ xây dựng nền tảng trực tuyến để người dân đăng tải thông tin các cuộc khám xét trái phép.
Tuyên bố mà Macron đưa ra vấp phải phản ứng giận dữ của liên đoàn cảnh sát Pháp. Họ cho rằng lời bình luận của ông là đáng xấu hố và bác bỏ cáo buộc cảnh sát Pháp phân biệt chủng tộc. Họ cũng đe dọa sẽ dừng các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên.
Tòa án Pháp buộc chính phủ chứng minh đang thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu
Tòa án hành chính tối cao Pháp ngày 19/11 ra một quyết định "lịch sử", đặt hạn chót 3 tháng để chính phủ nước này chứng minh là đang hành động nhằm thực hiện các cam kết của Pháp về chống biến đổi khí hậu.
Người biểu tình ném hơi cay trong cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Pháp từng làm trung gian cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt về môi trường, mang tên Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhưng đã bị thị trấn duyên hải miền Bắc Grande-Synthe khiếu nại ra trước Hội đồng Nhà nước - nơi được coi là tòa án tối cao chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến chính sách công.
Hội đồng Nhà nước đã ghi nhận rằng "trong khi Pháp tự cam kết giảm 40% khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990, thì những năm gần đây, Pháp đã vượt quá "ngân sách CO2" tự đặt ra cho mình".
Hội đồng cũng ghi nhận rằng trong một sắc lệnh hồi tháng 4, chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã ngăn cản nhiều nỗ lực giảm khí thải sau năm 2020. Bất chấp lời hứa của Tổng thống Macron năm 2017 "làm cho hành tinh vĩ đại trở lại", nước Pháp vẫn còn quá xa hành trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Paris năm 2015.
Trước khi ra phán quyết về việc này, Hội đồng Nhà nước đã cho chính phủ 3 tháng để giải thích "tại sao việc họ từ chối áp dụng các biện pháp bổ sung là phù hợp với lộ trình giảm khí thải đã chọn để hướng đến các mục tiêu năm 2030".
Luật sư Corinne Lepage của thị trấn Grande Synthe hoan nghênh quyết định của tòa là "lịch sử", đồng nghĩa với việc "các chính sách phải nhiều hơn những cam kết trên giấy".
Tháng 1/2019, Thị trưởng Grande-Synthe, ông Damien Careme đã khiếu nại Hội đồng Nhà nước về việc chính phủ không hành động gì để chống biến đổi khí hậu. Ông cho biết thị trấn gồm 23.000 dân của ông được xây dựng trên đất khai hoang từ biển nên có nguy cơ lũ lụt khi nước biển dâng cao.
Trường hợp thị trấn Grande-Synthe nhận được sự ủng hộ của nhiều thành phố, trong đó có Paris và Grenoble, cũng như một số tổ chức phi chính phủ về môi trường như Oxfam Pháp và Greenpeace Pháp. Đây là trường hợp mới nhất trong một loạt vụ khiếu nại mà các nhà bảo vệ môi trường đưa ra chống lại các chính phủ trên khắp thế giới.
Hai thái cực với khẩu trang của lãnh đạo thế giới Trump quyết không đeo khẩu trang khi gặp các cựu binh, trong khi bên kia Đại Tây Dương, Macron đeo một chiếc có hình quốc kỳ Pháp khi đến trường học. Khi thế giới đang nới lỏng phong tỏa, sự chú ý của dư luận đang đổ dồn về các lãnh đạo. Nhiều chính phủ phương Tây ban đầu không khuyến cáo công...