Bão lũ “cuốn bay” hơn 81.000 tỷ đồng, phải tranh thủ thời cơ phát triển
Trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần tranh thủ thời cơ phát triển, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3 và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế.
Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến với 63 địa phương.
Theo người đứng đầu Chính phủ, chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024, được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025, cũng là năm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Khái quát nhiều biến động, thách thức ở cả trong nước và quốc tế, Thủ tướng lưu ý nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu, khả năng cạnh tranh hạn chế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ với các địa phương (Ảnh: Đoàn Bắc).
Đặc biệt, cơn bão số 3 gây hậu quả nặng nề tại các địa phương phía bắc, làm nhiều người chết, bị thương và mất tích, thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân, ước thiệt hại hơn 81.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đó, theo Thủ tướng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục phục hồi tích cực. 9 tháng năm 2024 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết lĩnh vực.
Song bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng còn nhiều tồn tại, hạn chế do tình hình kinh tế thế giới còn bấp bênh, hậu quả bão số 3 nặng nề, những vướng mắc, quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách hành chính còn rào cản…
Video đang HOT
Lưu ý nhiệm vụ cho tháng 10 và quý IV còn rất nặng nề, Thủ tướng nhấn mạnh phải bám sát, đánh giá chính xác tình hình, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Ông lưu ý tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ phát triển, các thị trường, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là thể chế huy động nguồn lực.
Cần nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, theo lời người đứng đầu Chính phủ.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ với các địa phương sáng 7/10 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng và an ninh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP quý III/2024 ước tính tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm trước; GDP 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.
Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế – xã hội quý III, 9 tháng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 10, quý IV năm 2024, thời gian tới để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép
Trong khi thi công tuyến đường ĐH sạt lở do bão lũ từ năm 2020 ở huyện Phước Sơn, Quảng Nam, nhà thầu tự ý khai thác đá tại chỗ để thi công mà chưa được cơ quan chức năng cho phép.
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.
Trung ương và tỉnh Quảng Nam đã bố trí ngân sách để khôi phục các tuyến đường trên. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phước Sơn được giao làm chủ đầu tư.
Dự án khôi phục, tái thiết tuyến ĐH1 (đoạn xã Phước Kim đi Phước Thành) dang dở sau 3 năm triển khai (Ảnh: Công Bính).
Dự án khôi phục tuyến ĐH1 (đoạn xã Phước Kim đi Phước Thành, huyện Phước Sơn) có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Đến nay khối lượng thực hiện so với hợp đồng được hơn 60/135 tỷ đồng.
Dự án khôi phục đường ĐH2 (đoạn xã Phước Thành đi Phước Lộc) có tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng. Đến nay khối lượng thực hiện so với hợp đồng được hơn 62/130 tỷ đồng.
Dự án đường ĐH5 (đoạn xã Phước Công đi Phước Lộc) có tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. Đến nay khối lượng thực hiện so với hợp đồng được 23,5/78,5 tỷ đồng.
Dù UBND huyện Phước Sơn thường xuyên chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng theo ghi nhận của phóng viên tại thời điểm tháng 9, trên công trường các tuyến ĐH1, ĐH2, ĐH5 rất ít công nhân, máy móc thi công dự án.
Đặc biệt, dự án khôi phục tuyến ĐH1 không chỉ chậm tiến độ, nhà thầu thi công dự án này có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép để phục vụ dự án. Theo tìm hiểu, tuyến ĐH1 do Công ty TNHH Minh Khang thi công.
Khu vực Công ty TNHH Minh Khang khai thác đá để làm đường (Ảnh: Công Bính).
Tại hiện trường dự án, nhà thầu đã khai thác, chế biến đá để làm vật liệu xây dựng, không chỉ đá tận thu mà cả các loại đá cuội lấy từ sông, suối... Khối lượng đá các loại tồn đọng tại hiện trường rất lớn.
Việc tự ý khai thác, chế biến đá xây dựng tại đây đã diễn ra từ năm 2022 đến nay. Tuy nhiên, đến tháng 5, Công ty TNHH Minh Khang mới có tờ trình đề nghị cho phép lập hồ sơ khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường để thi công đường ĐH1. Dù chưa được cấp phép nhưng nhà thầu đã tự ý khai thác đá để thi công công trình.
Phóng viên Dân trí đã nhiều lần liên lạc với lãnh đạo Công ty TNHH Minh Khang nhưng không nhận được hồi âm.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 30/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam mới có báo cáo UBND tỉnh này xem xét chủ trương cho phép Công ty TNHH Minh Khang lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường.
Về việc nhà thầu khai thác đá để thi công khi chưa có phép, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay, đến nay UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc tận thu đá để làm vật liệu thông thường phục vụ công trình; nhà thầu chưa được tận thu đá trên tuyến ĐH1 để làm công trình.
"Việc doanh nghiệp có tận thu trong thời gian vừa rồi như sử dụng đá đập ra đưa vào rọ đá để kè khu vực taluy âm, huyện biết việc này. Trong hồ sơ dự toán, nhà thầu có nói đắp nền đường hoặc kè có thể sử dụng nguyên liệu tại địa bàn thực hiện dự án", ông Lê Quang Trung nói.
Việc thi công các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, rất ì ạch. Ngoài những nguyên nhân khách quan như: thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong 2 năm 2022-2023; giá vật tư, vật liệu tăng cao... có nguyên nhân chủ quan là hầu hết các nhà thầu không đảm bảo điều kiện thi công theo hồ sơ dự thầu.
Theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư làm việc với các nhà thầu để có cam kết tiến độ triển khai thực hiện đối với dự án này. Thời hạn UBND huyện Phước Sơn đặt ra để các nhà thầu hoàn thành dự án trước tháng 6/2025.
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ, đồng thời quyết định sẽ không livestream trên tất cả các phương tiện truyền thông từ ngày 2/10. Ngày 2/10, Khu du lịch Đại Nam thông báo chính thức về chuỗi chương trình "Chung tay chung sức - Chung một tấm lòng" nhằm...