Bạo loạn ở Mỹ giảm nhiệt
Người biểu tình phớt lờ lệnh giới nghiêm ở nhiều nơi nhưng các vụ bạo lực và cướp phá xảy ra ít hơn các đêm trước.
Ngày 2/6 đánh dấu đêm thứ 8 liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Giới chức ở New York và thủ đô Washington đã siết chặt lệnh giới nghiêm, bắt đầu yêu cầu người dân về nhà khi vẫn còn là ban ngày.
Người biểu tình đối mặt lực lượng an ninh ở New York trong thời gian áp lệnh giới nghiêm tối 2/6. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, tại New York, hàng trăm người không chịu về nhà sau khi lệnh giới nghiêm đi vào hiệu lực từ 20h. Thay vào đó, họ hô khẩu hiệu và diễu hành trên đường phố ở Manhattan và Brooklyn. Một số vụ hôi của vẫn diễn ra ở thành phố New York nhưng tình hình đã cải thiện rõ rệt so với bất ổn những đêm trước.
Vài giờ sau khi lệnh giới nghiêm bắt đầu, thị trưởng Bill de Blasio nói rằng “tình hình rất ôn hòa”, một ngày sau khi một số cửa hàng sang trọng ở Manhattan bị cướp phá. “Các lệnh giới nghiêm chắc chắn có hiệu quả, dựa trên những gì tôi thấy ở Brooklyn và Manhattan trong ba giờ qua”, ông viết trên Twitter tối 2/6.
Video đang HOT
Một số người biểu tình gần Nhà Trắng cũng không ra về sau giờ giới nghiêm 19h của thủ đô Washington, mặc dù lực lượng hành pháp cảnh báo họ có thể phản ứng mạnh mẽ. Đám đông nhìn chung bình tĩnh và lịch sự, họ la ó phản đối khi một người biểu tình leo lên cột đèn tháo biển báo giao thông. Họ hô khẩu hiệu “biểu tình ôn hòa!”.
Các cuộc biểu tình cũng tiếp diễn ở Los Angeles, Miami, St. Paul, Minnesota, Columbia, Bắc Carolina và Houston, nơi cảnh sát trưởng nói chuyện với những người biểu tình ôn hòa, hứa hẹn sẽ đưa ra các cải cách.
Phong trào biểu tình kêu gọi công lý cho người da màu George Floyd khởi phát ở Minneapolis, sau đó lan tới ít nhất 140 thành phố của Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Tại Mỹ, một số phần tử quá khích và cơ hội vài ngày qua lợi dụng biểu tình để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà.
Ít nhất 40 thành phố của Mỹ áp lệnh giới nghiêm để đối phó với các vụ bạo động. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật ở Washington D.C. và 28 bang.
Vợ Thủ tướng Singapore đăng tranh biếm họa về Trump
Hà Tinh, vợ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, gây tranh cãi khi chia sẻ tranh biếm họa so sánh cách phản ứng của Trump với biểu tình tại Mỹ và Hong Kong.
Bà Hà ngày 1/6 đăng trên Facebook tranh biếm họa của họa sĩ Singapore Heng Kim Song. Tranh này thể hiện Trump bình luận hành vi người biểu tình Hong Kong đập vỡ cửa sổ cửa hàng là "dân chủ", trong khi gọi những người biểu tình làm điều tương tự ở Minnesota là "côn đồ".
Hà Tinh tại Singapore năm 2017. Ảnh: AFP.
Tờ Global Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 2/6 đưa tin về bài đăng của bà Hà, nhấn mạnh cách phản ứng khác biệt của quan chức Mỹ trước hai phong trào biểu tình. Nhiều người dùng mạng Trung Quốc ca ngợi vợ Thủ tướng Singapore.
Trong khi đó, cổng thông tin Hong Kong Winandmac Media viết trên Twitter rằng bà Hà "không hiểu bản chất" các cuộc biểu tình của thành phố và thật "đáng hổ thẹn khi so sánh Hong Kong với Mỹ".
Hà Tinh, tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư của chính phủ Singapore Temasek Holdings, là một trong những người được theo dõi nhiều nhất trên mạng xã hội ở Singapore. Bà đăng bài trên trang Facebook gần như mỗi ngày, chủ yếu là đường dẫn đến các bài báo và đôi khi bình luận về các sự kiện.
Tranh biếm họa bà Hà Tinh đăng trên Facebook. Ảnh: Facebook.
Trong một loạt tweet cuối tuần qua, Trump gọi đám đông biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, là "những kẻ côn đồ", cáo buộc "các nhóm có tổ chức" đứng sau tình trạng bạo lực, đổ lỗi cho truyền thông kích động bất ổn. Ông huy động hàng nghìn Vệ binh Quốc gia đảm bảo an ninh ở thủ đô Washington, đồng thời đe dọa sẽ kích hoạt Đạo luật Chống Nổi loạn, triển khai quân đội tới các bang để trấn áp các hành vi biểu tình bạo lực.
Năm ngoái, Hong Kong cũng trải qua nhiều tháng biểu tình, ban đầu vì dự luật dẫn độ, sau đó người biểu tình đòi thêm các yêu sách khác, bao gồm tăng quyền dân chủ, điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực, nhưng không được chính quyền đặc khu chấp thuận. Thay vào đó, chính quyền Hong Kong tập trung lên án những hành vi bạo lực cá nhân và phá hoại tài sản. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khi đó cho rằng các vụ bạo lực hoặc vi phạm pháp luật lẻ tẻ không làm suy yếu những yêu cầu cốt lõi hoặc tính chính đáng của biểu tình Hong Kong.
Tình hình Hong Kong căng thẳng trở lại sau khi Bắc Kinh công bố về luật an ninh mới, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài tại đặc khu, đồng thời cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở ở Hong Kong. Washington chỉ trích dữ dội dự luật này và tuyên bố tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong, bởi cho rằng thành phố không còn đủ mức độ tự trị.
Giới chức Trung Quốc vài ngày qua mỉa mai Mỹ "đạo đức giả", lãnh đạo Hong Kong chỉ trích Mỹ "tiêu chuẩn kép". Theo bình luận viên James Griffiths của CNN, Washington không còn xa lạ gì với những cáo buộc "đạo đức giả", đặc biệt liên quan đến việc ủng hộ những phong trào dân chủ ở nước ngoài, trong khi chính họ chưa giải quyết được các vấn đề về dân quyền trong nước, như phân biệt chủng tộc và cảnh sát lạm quyền.
Vệ binh Quốc gia Mỹ nhiễm nCoV khi đối phó biểu tình Vệ binh Quốc gia Minnesota phát hiện một thành viên nhiễm nCoV và 9 người có triệu chứng nhiễm virus khi tham gia ứng phó các cuộc biểu tình. Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Minnesota triển khai gần 7.000 thành viên để hỗ trợ cảnh sát đối phó với các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd, người tử...