Bạo loạn làm 57 người chết ở nhà tù Brazil, 16 người bị chặt đầu
Ít nhất 57 người thiệt mạng trong cuộc chiến băng đảng đẫm máu xảy ra tại nhà tù Brazil sau khi một băng đảng ma túy tìm cách loại bỏ đối thủ ở khu vực Amazon.
Giới chức Brazil cho biết vụ bạo loạn xảy ra tại trung tâm cải tạo ở thành phố Altamira thuộc bang Para. Nhà tù có sức chứa chỉ 343 phạm nhân nhưng con số thực tế cao gấp đôi, theo hãng tin G1 của địa phương.
Jarbas Vasconcelos, người đứng đầu hệ thống giam giữ và cải tạo của bang Para, cho biết bạo lực bùng phát vào khoảng 7h ngày 29/7 trong thời gian ăn sáng.
Tiếng súng và gào thét từ nhà tù vọng ra
Một nhóm tội phạm ma túy địa phương xâm chiếm khu vực nhà tù kiểm soát bởi đối thủ. Nhóm này chặt đầu ít nhất 16 phạm nhân rồi phóng hỏa giường đệm khiến hàng chục người chết vì ngạt khói, theo Guardian. Tổng cộng ít nhất 57 phạm nhân thiệt mạng, theo AP.
Người thân nhiều phạm nhân trong nhà tù thành phố Altamira tập trung chờ thông tin về tình hình vụ bạo loạn ngày 29/7. Ảnh: AP.
Báo cáo ban đầu cho biết nhóm châm ngòi bạo lực là các phạm nhân thuộc băng đảng Comando Classe A (CCA). Nhóm này đào tẩu khỏi khu vực giam giữ, tấn công sang gian nhà được kiểm soát bởi thành viên Comando Vermelho (CV) – băng đảng tội phạm ma túy khét tiếng ở bang Rio nhưng hoạt động trên khắp lãnh thổ Brazil.
Các phạm nhân nổi loạn còn bắt hai quản ngục làm con tin nhưng sau đó chấp nhận trả tự do. Nhiều nhân chứng ở sân bay lân cận còn nghe thấy tiếng súng và gào thét từ nhà tù vọng sang. Lực lượng cảnh binh thành phố đã điều động một phân đội đến tăng viện an ninh cho sân bay.
“Chúng tôi tìm thấy nhiều thi thể bị chặt đầu. Số còn lại chết ngạt. Tình hình đã được kiểm soát. Vụ việc được chủ mưu bởi một tổ chức tội phạm nhắm vào đối thủ. Chúng tràn qua khu vực, đốt giết rồi tự chấm dứt đợt tấn công”, Vasconcelos cho biết.
Mảnh đất lý tưởng cho tội phạm
Video đang HOT
Dân số thành phố Altamira tăng nhanh những năm qua. Lao động nhiều nơi đổ về tham gia dự án đập thủy điện Belo Monte. Các cộng đồng sống ven sông chuyển dần vào thành phố vì nhiều khu vực ngập lún do sông Xingu thay đổi dòng chảy.
Tổng dân số tại Altamira hiện khoảng 109.000 người với một bộ phận lớn là người có thu nhập thấp, trở thành mảnh đất “lý tưởng” cho tội phạm và ma túy bén rễ.
Cảnh sát Brazil chuẩn bị đột kích nhà tù Puraquequara ở bang Amazonas ngày 27/5. Những cuộc chiến băng đảng trong nhà tù đang làm đau đầu giới chức Brazil. Ảnh: Reuters.
Cocaine buôn lậu vào Brazil và sang châu Âu chủ yếu đi qua đường dây vận chuyển dọc theo sông Solimoes, nằm ở bang Amazonas cạnh Para. Điều này khiến Para trở thành chiến địa tranh giành ảnh hưởng của nhiều băng đảng tội phạm, theo chuyên gia về bạo lực đô thị Brazil Aiala Couto.
Hoạt động mua bán ma túy ở Amazonas được kiểm soát bởi băng Familia do Norte (FDN). Nhóm được cho là chủ mưu vụ thảm sát giết 56 phạm nhân tại nhà tù Manuas vào dịp năm mới 2017. Nhiều nạn nhân có liên hệ với băng Primeiro Comando da Capital (PCC) đối thủ của FDN tại Sao Paulo.
Sau vụ thảm sát, sức ảnh hưởng của PCC tại các bang trong vùng Amazon giảm đáng kể, trong khi đối thủ trực tiếp của họ là CV gia tăng quyền lực. Ở chiều ngược lại, băng CCA chủ mưu vụ thảm sát ngày 29/7 lại ngày càng thân thiết với FDN, theo Aiala Couto.
“Nhà tù được kiểm soát bởi băng CCA. Vụ thảm sát là cách tốt nhất để dằn mặt việc CV tăng hiện diện ở bang Para. Mục tiêu của chúng là chặn CV đến thành phố Altamira”, Couto nhận định.
Theo Zing.vn
CropLife: Đã có đủ các công cụ để đối phó với sâu keo mùa thu
Theo Tổ chức CropLife, nếu không có những biện pháp phòng trị kịp thời, loài sâu keo mùa thu sẽ khiến sản lượng ngô hàng năm giảm tới 21 - 53%. Để đảm bảo phòng trừ hiệu quả loài sâu này, một phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cần được áp dụng.
Sâu keo mùa thu tàn phá nhiều diện tích ngô
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 22/7, đã có 16.464ha ngô trên cả nước bị phá hoại bởi sâu keo mùa thu, tăng 1.561 ha so với tuần trước. Diện tích nhiễm lớn nhất là Bắc bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên, chiếm trên 94%.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, sâu keo mùa thu là sinh vật ngoại lai mới xuất hiện nhưng đã có ở 36 tỉnh, thành. Nông dân gọi sâu này là sâu tằm vì ăn khỏe như tằm, gây hại lớn và rất nhanh kháng thuốc.
Thời vụ trồng ngô kéo dài, liên tục xuống giống quanh năm tạo điều kiện cho nguồn sâu keo lây lan từ vụ trước sang vụ sau. Hiện nay, ngô hè thu chủ yếu đang ở giai đoạn ngô non. Nhiều khó khăn trong phòng chống sâu keo vì sâu non có nhiều độ tuổi khác nhau, sâu trưởng thành đẻ trứng rải trong khoảng 2 tuần khiến trứng nở rải rác nên hiệu quả của thuốc bị giảm.
Sâu keo mùa thu phá hoại nhiều diện tích ngô ở Gia Lai. Ảnh: I.T
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhận định, sâu keo mùa thu có khả năng lây lan và tàn phá nhanh cây ngô. Vì vậy các địa phương cần tập trung tuyên truyền, đặc biệt là Chỉ thị 4962 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường phòng, chống sâu keo mùa thu để chính quyền và người dân nhận thức được mức độ nguy hiểm của loài sâu hại này.
"Đối với các đơn vị của Bộ, yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các thí nghiệm, thực nghiệm, đánh giá tình hình thực tế tại các địa phương, hoàn thiện các loại thuốc bảo vệ thực vật để khuyến cáo người dân sử dụng. Hiện nay, thí nghiệm bước đầu thì bả sinh học đã cho hiệu quả. Tôi đề nghị phải hoàn thiện và nghiên cứu một quy trình sử dụng cũng như mật độ đặt bả trên các ruộng ngô, nhanh chóng khuyến cáo giải pháp này cho người dân, vì đây là giải pháp vừa hiệu quả, vừa an toàn cho môi trường" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Đối với các diện tích ngô nhiễm sâu quá nặng, không có khả năng phục hồi, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các địa phương cần phá bỏ, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sẽ triệt tiêu được một lượng lớn trứng và sâu non. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn tàn dư trên đồng ruộng, vì vậy cần có phương án xử lý đất. Cục Bảo vệ thực vật phối hợp cùng các viện nghiên cứu và các địa phương cần sớm tìm ra phương án, tránh trường hợp sâu còn tồn tại dưới dạng trứng và lây lan sang các vụ sau.
Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp
Theo Tố chức CropLife châu Á, thuốc trừ sâu là một trong số ít những công cụ phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả và đã được chứng minh. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc phun qua lá và thuốc xử lý hạt giống.
Do đặc tính của mình, sâu keo mùa thu là loài khó diệt trừ, khả năng gây hại trên diện rộng. Ảnh: I.T
Cần khuyến cáo nông dân chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã đăng ký và được khuyến nghị để kiểm soát dịch sâu keo mùa thu; không sử dụng các loại thuốc BVTV buôn bán bất hợp pháp hoặc hàng giả; sử dụng theo đúng hướng dẫn nhằm tránh việc kháng thuốc.
Cây trồng công nghệ sinh học có tính trạng kháng sâu là một công cụ khác đã được sử dụng hiệu quả trong chương trình IPM để kiểm soát sâu keo tại khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Lợi ích của giống ngô kháng sâu đã được chứng minh trên các ruộng thử nghiệm ở Kenya, Mozambique, Nam Phi, Tanzania và Uganda thông qua dự án ngô chịu hạn ở châu Phi (WEMA).
Các công cụ quản lý sâu hại khác nên được sử dụng cùng với thuốc BVTV như một phần của chương trình IPM, bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp, thuốc trừ sâu sinh học và sử dụng các loài thiên địch. Nông dân cần nắm được mức độ hiệu quả và rủi ro của biện pháp quản lý dịch hại dựa trên nghiên cứu thực tế.
Sâu keo mùa thu là một loài sâu hại xâm lấn; hiện có rất ít các phương pháp kiểm soát hiệu quả được xác nhận đối với loài sâu này - do đó nông dân yêu cầu các công nghệ có tính xác thực và có khả năng áp dụng đại trà.
Đặc biệt, nông dân phải được tập huấn để hiểu sự nguy hiểm của dịch hại, biết cách nhận dạng, hiểu đặc điểm sinh học sinh thái và vòng đời của loại sâu hại cũng như thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành biện pháp phòng trừ. Nông dân cũng cần được trang bị kiến thức về cách thức tiếp cận quản lý dịch hại, tính hiệu quả thực tế và phạm vi áp dụng của phương pháp này.
Việc quản lý sâu keo mùa thu cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm: nông dân, chính phủ, tổ dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ và khối tư nhân. Sự hợp tác giữa các bên với trọng tâm tạo ra các đối thoại hướng tới giải pháp là rất cần thiết.
Các công ty thành viên của CropLife Việt Nam là những đơn vị nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng thời cũng đang sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống công nghệ sinh học nên có đủ năng lực để cùng tham gia giải quyết vấn đề này.
Ngành hạt giống cũng đề xuất Chính phủ cân nhắc thực thi các biện pháp kiểm dịch thực vật khẩn cấp giải quyết nguy cơ xâm nhập và hình thành dịch sâu keo mùa thu. Sâu keo mùa thu gây hại trên thân lá và bắp ngô - nguy cơ phát tán và hình thành liên quan đến sự phán tán và di chuyển trong và ngoài khu vực của ngài trưởng thành, do đó, mức độ rủi ro phát tán qua hạt giống là không đáng kể.
Sâu keo mùa thu (Fall Armyworm) loài sâu hại có sức tàn phá lớn, lần đầu xuất hiện tại châu Á vào năm 2018. Cho tới nay, 7 quốc gia trong khu vực đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sâu nguy hiểm này, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Sâu keo mùa thu có thể gây hại tới trên 80 loại cây trồng khác nhau, trong đó có ngô, lúa, bông, mía, lúa mì và đậu nành; đặc biệt đã tàn phá nặng nề các khu vực trồng ngô tại Brazil, châu Phi và gần đây là Ấn Độ.
Theo Danviet
Thảm sát tại Brazil, 11 người thiệt mạng 11 người bị bắn chết trong một vụ thảm sát ở miền Bắc Brazil, theo các quan chức nước này. Cảnh sát Brazil cho biết, ít nhất 7 tay súng đeo mặt nạ đã xả súng vào một quán bar ở Guamá, Belém, miền Bắc Brazil, chiều 19/5. (Ảnh minh họa) 5 người phụ nữ và 6 người đàn ông, bao gồm chủ...