Bao lâu nên thay gối một lần?
Bạn có nhớ lần cuối cùng thay gối mới là khi nào không? Nếu không thể trả lời cũng đừng lo lắng vì không chỉ có mình bạn đang vô tâm với những chiếc gối mà hầu hết mọi người đều như thế. Tiến sĩ Rafael Pelayo, chuyên gia về giấc ngủ tại Trung tâm Khoa học Stanford kể trênFoxnewsrằng: “Tôi từng làm việc trong lĩnh vực y học về giấc ngủ trong 22 năm, từ trước đến nay chưa có ai hỏi tôi các vấn đề liên quan đến những cái gối”.
Chưa từng có ý kiến khoa học chính xác nào giúp xác định đúng thời điểm để thay mới một chiếc gối kê đầu. Có một cách sau đây bạn có thể thử để quyết định làm gì với những chiếc gối của mình. Nancy Rothstein, nhàtư vấnvà giáo dục tự gọi mình là “Đại sứ giấc ngủ” cho biết: “Nếu bạn có một chiếc gối nệm cao su, hãy gấp đôi nó. Nếu gối không thể trở lại hình dạng lúc ban đầu thì đã đến lúc bạn nên bỏ nó đi.”
Ngay cả những chiếc gối không bị biến dạng khi gấp đôi hay nhìn vẫn sạch sẽ, không có vết ố vàng vẫn chứa những thứ dơ bẩn như dầu hay dịch tiết từ cơ thể, da chết, bụi bẩn từ không khí. Hơn nữa, cứ sau khoảng 1/3 thời gian trong ngày bạn nằm trên gối, lật xoắn đủ kiểu, những thứ nhồi bên trong gối lại hư hao dần. Vì thế, việc thay thế những chiếc gối cũ là cần thiết để bảo vệsức khỏecủa bạn.
Tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia tâm lý, tác giả cuốn sáchGood Night(Chúc ngủ ngon) nói rằng: “Nếu bạn có một cái gối rẻ tiền được nhồi bông nhân tạo, nên thay nó mỗi 6 tháng. Nếu đang sở hữu một chiếc gối làm từ memory foam (chất liệu có tính đàn hồi cao, tự tạo đường cong khi bạn nằm xuống) hay bất kỳ loại gối nào giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, nên thay nó sau khoảng 18 đến 36 tháng”.
Video đang HOT
Breus còn khuyên mỗi người nên có hai loại gối khác nhau, một loại mềm và một loại cứng. Vào đầu tuần, do cơ thể có xu hướng muốn được thoải mái, bạn sẽ không cần nhiều sự hỗ trợ cho đầu và cổ nên bạn có thể sử dụng chiếc gối mềm. Sau ngày làm việc căng thẳng với màn hìnhmáy tínhhayđiện thoại, các cơ ở cổ căng lên nên cần nhiều sự nâng đỡ hơn. Vì thế bạn nên đổi sang một cái gối cứng cáp vàođêm thứ năm hoặc thứ sáu mỗi tuần.
Theo VNE
Con dâu thích đẻ
Cuối tuần gia đình anh con trai về chơi, cô con dâu hí hửng tiết lộ chuẩn bị bỏ "kế hoạch" để sinh thêm đứa nữa: "Phải cố kiếm đứa con gái cho nó tình cảm, gần mẹ, chứ hai thằng giặc chán chết". Bà đi xuống bếp mới khẽ buông tiếng thở dài.
Ngày con dâu sinh thằng cháu đích tôn, khỏi phải tả ông bà mừng thế nào. Bốn tháng nó ở cữ là ngần ấy ngày bà cất công phục dịch, cơm bưng nước rót...
Đến khi nó trở lại thành phố công tác bà bùi ngùi tạm biệt ông để theo chúng. Ông ở nhà một mình ăn uống thất thường thiếu người bầu bạn sớm hôm nên sức khỏe cứ đuối dần, rồi bệnh cao huyết áp được dịp tác oai tác quái. Thằng bé được hơn tuổi, sau lần ông phải vào viện cấp cứu thì bà ngỏ ý khuyên chúng thuê người hoặc cho con đi học để bà còn về chăm ông. Song chúng bàn nhau cai sữa thằng bé rồi cho về với bà luôn. Bà nhận lời vì thương các con còn ở trọ vất vả, thôi đỡ chúng một tay, để chúng còn tập trung làm kinh tế, kiếm lấy căn nhà mà trú mưa...
Có đứa cháu vàng bạc ở cùng cũng khuây khỏa, vui cửa vui nhà tuy nhiên bà đến phát ốm bởi thằng bé nghịch ngợm mò mẫm khắp nơi nên chẳng thể rời mắt. Cứ phải theo sát nó từng bước cho đến khi nó lên giường đi ngủ. Quay cuồng săn sóc một già một trẻ bà cảm nhận rõ sức lực mình đang yếu mòn dần đi, nhưng vẫn phải cố.
Nuôi nó lên ba tuổi, bụ bẫm thông minh thực sự là kỳ công lớn của ông bà. Bởi bố mẹ nó ỷ ông bà có lương hưu nên tiền gửi tháng có tháng không, tháng may ra về được hai lần hú hí, dí dủm với con một tí rồi lại vội lên đường, có biết gì về những vất vả nuôi con. Những khi nó mọc răng, tiêm phòng hay ốm sốt, còn bình thường vẫn sợ cháu nóng, lạnh nên bà luôn phải choàng dậy sờ tay chân và lưng nó thành ra nhiều đêm mất ngủ...
Ông bà hệt cặp vợ chồng bận con mọn, cha già con cọc, như bị khóa chân, muốn đi chơi, thăm viếng ai đó mà không tài nào thu xếp được mà đi.
Niềm vui con cháu giờ thực sự như là gánh nặng.
Đến khi thằng bé được hơn ba tuổi thì chúng đón về cho đi học, để lại cho ông bà khoảng chông chênh phải lâu sau mới có thể hồi phục. Giai đoạn vất vả cực nhọc nhất thì ông bà hứng cả rồi, giờ chúng nuôi nhàn tênh, con dâu còn hỉ hả với bạn "nuôi con đơn giản" bà nghe mà ấm ức. Nhất là khi con dâu bụng lại lùm lùm nói: "Phải đẻ tiếp thôi cho nó có anh có em".
Lịch sử lặp lại, bà lại xách đứa cháu hơn tuổi về nuôi, lần này bà đã mang cảm giác mình không tải nổi, xương khớp thì cứ ngày một rệu rã, có lần bế nhấc thằng bé mà không tài nào đứng lên, ông nhìn thấy lại tập tễnh ra đỡ cho.
Thi thoảng ông bà ca cẩm về bệnh tuổi già mà chúng vô tư lờ đi. Rồi còn "cao tay" hơn khi thê thảm kể lể "Bọn con đang lo trả nợ mua chung cư, phải làm cật lực kiếm tiền. Mà mang đi gửi thương lắm, họ chẳng có tình thương và trách nhiệm đâu, chẳng gì bằng ông bà ruột thịt, thôi thì bọn con cố gắng dù có thương nhớ nó lắm nhưng vẫn phải nén ở trong lòng..."
Bà đành im lặng. Chúng đã có lời nhờ, thoái thác sao đành.
Để rồi đứa này cũng hơn ba tuổi thì chúng đón về. Bà còn chưa kịp thở, giờ nó lại có ý định tiếp tục quàng thêm cái ách nữa, cứ nghĩ đến những tháng ngày như bị "cầm tù" bà lại thấy bất an, bà thấy mình như thế là quá "ngược đãi" bản thân để rồi đánh đổi lại là sự ích kỷ của con cái, khiến chúng chưa hiểu được rằng nuôi một đứa trẻ nên người đâu đơn giản, đâu phải chỉ là chăm bẵm cho ăn, còn phải dạy dỗ, đầu tư tiền bạc, dành nhiều thời gian cho nó...
Bà bàn với ông lần tới chúng về bà sẽ nói hết, không thể vì cả nể mà làm khổ cả hai cái thân già. Nếu nó quyết đẻ thêm thì nhớ tính việc thuê người, bố mẹ già rồi, đã sức cùng lực kiệt.
Theo VNE
Em vẫn chờ Lần đầu gặp anh, tôi đang loay hoay với chiếc xe máy hết xăng. Mồ hôi rịn trên trán, bộ đồng phục đỏ bó sát cùng đôi giày cao gót khiến bước chân tôi nhức nhối, lại phải dắt thêm chiếc xe nặng nề. "Chào cô, tôi sẽ mua xăng hộ, hãy tấp xe vào lề và chờ năm phút nghen!", chả hiểu...