Bảo lãnh ngân hàng không làm tăng áp lực giá bán
Mức phí bảo lãnh các ngân hàng rất cạnh tranh, chỉ từ 0,05 0,12%/tháng, tài sản thế chấp chính là sản phẩm dự án. Mức phí này không có gì để tăng áp lực lên giá dự án. Việc bão lãnh là nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo lãnh quyền lợi khách hàng khi chủ đầu tư không thể thực hiện nghĩa vụ của họ.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Minh,Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, về vấn đề bảo lãnh trong việc mua bán nhà hình thành trong tương lai.
Kiểm soát chặt “bong bóng” bất động sản
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, nhà ở hình thành trong tương lai ở nước ta cần có nhiều ràng buộc để hoàn thiện và hạn chế rủi ro. Hiện tại, có ba vấn đề cần phải làm rõ:
“Thứ nhất là đánh giá hiện trạng thị trường bất động sản TP.HCM có khả năng xảy ra bong bóng hay không. Thứ hai là làm thế nào để người mua nhà nhận được nhà và cấp giấy chủ quyền. Thứ ba là tránh tình trạng một nhà mà bán nhiều người”.
Bảo lãnh ngân hàng không làm tăng áp lực giá bán căn hộ
Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng, đứng về góc độ ngân hàng, từ 4/2012, ngân hàng đã loại bỏ bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất, tức là cho vay trở lại bình thường. Năm 2013, thị trường ấm dần lên, kể cả giá và số lượng giao dịch thành công.
Video đang HOT
Các dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản khá phong phú từ 2013 đến nay, như kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài (FDI), quỹ đầu tư… nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tín dụng ngân hàng. Do đó, thị trường bất động sản không gặp áp lực về vốn nhưng phải khắc phục mất cân đối giữa kỳ hạn cho vay. Hiện tại, thị trường toàn cho vay trung dài hạn mà tổng nguồn vốn lại là huy động ngắn hạn. Vấn đề này ngân hàng phải khắc phục.
Về vấn đề có xảy ra bong bóng bất động sản hay không, ông Minh cho rằng riêng cơ chế, chính sách hiện nay làm mọi cách không để xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đầu năm 2017, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến năm 2018 chỉ còn 40%; trong khi những năm trước con số này lên đến 60%. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã chỉ thị các ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro ở các lĩnh vực bất động sản, thế nên nhiều nhà băng sẽ phải kiểm soát chặt dòng vốn đổ vào thị trường này.
Thống kê của NHNN về lĩnh vực bất động sản trong quý 1/2017 cho thấy, tổng dư nợ của toàn TP.HCM là trên 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó có 164.000 tỷ đồng cho bất động sản, chiếm 10,88% trên tổng dư nợ. So với đầu năm, hiện nay tín dụng bất động sản có số dư nợ cao nhất. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2007 -2 008 khi tín dụng tăng trưởng nóng lên gần 30%, hiện tại ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ.
Bảo lãnh để hạn chế rủi ro chứ không tạo giá trị ảo
Bàn đến vấn đề bảo lãnh ngân hàng trong trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai, ông Nguyễn Hoàng Minh khẳng định ngân hàng chỉ bảo lãnh đối với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng, chứ không phải bảo lãnh dự án và công trình bất động sản.
Theo ông, điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản về nội dung bảo lãnh của ngân hàng có 2 khía cạnh cần làm rõ. Một là ngân hàng chỉ bảo lãnh về nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng, tức ngân hàng bảo lãnh thay chủ đầu tư trả tiền khách góp vào căn hộ khi chủ đầu tư không thể thực hiện bàn giao nhà như cam kết. Hai là việc bảo lãnh nhằm vào khía cạnh quản lý, quản trị để hạn chế rủi ro, không phải đặt ra để siết chủ đầu tư hay nâng cao giá trị của dự án mà tạo giá trị ảo.
“Tôi khẳng định là bảo lãnh quyền lợi người mua nhà và tạo niềm tin của người mua nhà. Về phí bảo lãnh, hiện nay mức phí các ngân hàng đưa ra rất cạnh tranh, từ 0,05% 0,12%/năm chi phí tối thiểu để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tài sản thế chấp cũng chính là sản phẩm của dự án. Mức phí này không có gì để tăng áp lực lên giá dự án. Việc bảo lãnh là nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo lãnh quyền lợi khách hàng khi chủ đầu tư không thể thực hiện nghĩa vụ của họ.
Riêng về các ngân hàng có năng lực tài chính để thực hiện bão lãnh, NHNN có ban hành Thông tư 07 quy định các tổ chức tín dụng; trừ ngân hàng 0 đồng, ngân hàng kiểm soát đặc biệt đều được thực hiện bão lãnh đối với dự án bất động sản”, ông Minh nói thêm.
(Theo Vietnamnet)
29.000 tỷ đồng cho Tây Nguyên "cất cánh"
Được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có cam kết sẽ đảm bảo đủ tính dụng cho Tây Nguyên phát triển.
Tín dụng nông nghiệp chiếm gần 50%
NHNN nhận định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của Việt Nam. Đây cũng là vùng trọng điểm phát triển của nhiều cây công nghiệp chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su... và vùng sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có tiềm năng lớn về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, khai thác chế biến khoáng sản và phát triển năng lượng tái tạo.
Các TCTD cam kết đảm bảo vốn cho khu vực Tây Nguyên. Ảnh: P.L
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, từ năm 2011 đến nay, NHNN đã cho phép thành lập mới 30 chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD), 8 phòng giao dịch và 7 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, qua đó đáp ứng kịp thời nguồn vốn, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân.
Hiện tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Tây Nguyên khoảng 120,6 nghìn tỷ đồng, trong khi đó dư nợ tín dụng gần gấp đôi, trên 222 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 49,3%; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 12,3%.
Các chương trình tín dụng đặc thù, ưu đãi và các chính sách liên quan tới công tác an sinh xã hội của ngành ngân hàng được tích cực triển khai đã góp phần giúp hơn 104 nghìn hộ đã vượt qua ngưỡng nghèo.
Tuy nhiên, Thống đốc NHNN cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế của vùng Tây Nguyên như: Vấn đề quy hoạch, chiến lược phát huy thế mạnh của vùng còn thiếu tính ổn định, chưa bền vững; quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng còn nhiều bất cập; tính liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa doanh nghiệp và người sản xuất; giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh tế khác còn yếu, chưa tạo được chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất nông nghiệp...; sản xuất công nghiệp chậm phát triển, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé; hệ thống cung cấp hàng hóa còn yếu và thiếu...
Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho Tây Nguyên
Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 được tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao NHNN nghiên cứu, xem xét nâng mức cho vay và khuyến khích hình thức vay tín chấp, nhất là với hộ nông dân, đồng bào dân tộc; có nhiều hình thức hỗ trợ doanh nghiệp như cấp bù lãi suất...
NHNN cũng cho biết, các TCTD cam kết tài trợ hơn 29.000 tỷ đồng, đối với 36 dự án phát triển kinh tế, xã hội của Tây Nguyên. Sau hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 2 và thứ 3 của Tây Nguyên được tổ chức năm 2015 - 2016, các TCTD đã bố trí đủ nguồn vốn và đẩy mạnh giải ngân cho các dự án được cam kết tài trợ. Đến nay đã có 36 dự án được giải ngân với số vốn giải ngân đạt hơn 13.000 tỷ đồng cam kết, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có thế mạnh của vùng như: Cà phê, cao su, giao thông, thủy điện.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng GRDP của vùng đạt 7,19%/năm, bằng 4,92 lần tốc độ tăng dân số. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 5,91%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,19%, khu vực dịch vụ tăng 7,27%. Đặc biệt giai đoạn này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của vốn đầu tư vào Tây Nguyên, đạt 265,7 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với giai đoạn 2006 - 2010.
Theo Danviet
Cho vay ứng dụng công nghệ cao chưa có sức lan tỏa Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, do vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, nên những nỗ lực triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng của ngành Ngân hàng chưa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Cụ thể, vấn đề quy hoạch, chiến lược phát huy thế mạnh...