Bảo Lâm (Cao Bằng) – viên ngọc miền biên viễn
Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới phía Tây Nam của tỉnh Cao Bằng, nơi có dòng sông Gâm trong xanh làm say đắm bao tâm hồn lữ khách.
Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, mảnh đất đầy sự kỳ vĩ, thơ mộng này là một trong những viên ngọc quý miền biên viễn.
Thị trấn Pác Mjầu (Bảo Lâm) bên dòng sông Gâm. Ảnh: Thế Vĩnh
Trùng điệp non nước hữu tình
Cách trung tâm Thành phố 173 km theo Quốc lộ 34, huyện Bảo Lâm có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc; phía Tây Nam giáp huyện Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc (Hà Giang); phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Na Hang (Tuyên Quang); phía Bắc giáp Trung Quốc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 91.206,4 ha với 12 xã và 1 thị trấn, dân số trên 65.700 người.
Nằm trên tuyến du lịch Đông Bắc (Quốc lộ 34, 4A), Bảo Lâm được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chương trình du lịch liên tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn… Hiện nay, Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đang phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) tổ chức khảo sát, đánh giá xây dựng con đường du lịch trải nghiệm số 5 kết nối 2 công viên địa chất toàn cầu qua huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời của huyện được kiến tạo bởi sông Gâm và sông Nho Quế. Đây là nguồn tài nguyên quý mà không phải nơi nào cũng có được. Lênh đênh trên con thuyền khám phá dòng sông, du khách sẽ được thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc của miền biên viễn. Non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình tạo nên vẻ đẹp nên thơ, khoáng đạt hiếm có.
Bảo Lâm có một phần giáp với đỉnh núi Phja Dạ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển thuộc địa bàn xã Thái Sơn. Trên đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, vào mùa đông thường xuất hiện băng giá phủ trắng ngọn cây, bờ cỏ khiến du khách ngỡ như lạc bước giữa trời Âu. Dưới chân núi là những nếp nhà nhỏ bé, bình yên của đồng bào Mông, Dao. Khám phá đồi cỏ Phjêng Mường, xã Quảng Lâm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng màu xanh ngút ngàn của thảm cỏ giữa không gian trời mây rộng lớn, mà còn có thể ngắm nhìn dòng sông mềm mại ôm lấy rừng núi nhấp nhô ở phía xa.
Trên địa bàn huyện có di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang giá trị văn hóa, lịch sử; nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như: thác nước Thạch Lâm, hang Lũng Lòn (động Nàng Tiên) xã Lý Bôn, hang Dình Phà (hang Dơi) xã Đức Hạnh…
Đậm đà bản sắc văn hóa
Video đang HOT
Đồng bào dân tộc Lô Lô huyện Bảo Lâm luôn gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống
Huyện Bảo Lâm có 9 dân tộc chính, dân tộc thiểu số chiếm trên 98%. Trong đó, dân tộc Lô Lô sinh sống tập trung tại các xóm Cà Đổng, Cà Pẻn A, Cà Pẻn B, Cà Mèng của xã Đức Hạnh. Tuy chỉ chiếm khoảng 2,01% dân số toàn huyện nhưng bà con Lô Lô có bề dày lịch sử về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán với các tiết mục múa trống, làn điệu dân ca, trang phục thêu thổ cẩm, kiến trúc nhà ở độc đáo.
Đồng bào các dân tộc trên địa bàn tích cực lưu giữ, bảo tồn kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc; duy trì và phát huy nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội “Lồng tồng” của người Tày, Nùng; lễ “Cầu mưa” của người Lô Lô; lễ “Cấp sắc” dân tộc Dao đỏ, Sán Chỉ; lễ hội “Choỏng làng” dân tộc Nùng… Đặc biệt, Lễ hội chọi bò của đồng bào Mông hằng năm vào dịp đầu xuân là một trong những lễ hội ấn tượng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Chợ phiên – một nét đẹp văn hóa không thể bỏ qua trên hành trình khám phá Bảo Lâm. Những buổi chợ đông đúc, nhộn nhịp không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là hình ảnh thu nhỏ về đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc anh em. Du khách sẽ được đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm, tiếng khèn, sáo du dương cùng nụ cười hiền hậu, không khí thân thiện như tính cách con người vùng cao.
Ngoài ra, địa phương còn có nhiều đặc sản, sản vật nông nghiệp trứ danh, chất lượng thơm ngon khác biệt so với những vùng miền khác như: nếp cẩm Yên Thổ; mận máu, lê vàng Thái Sơn, Vĩnh Phong, Thái Học; dược liệu quý hà thủ ô, hoàng tinh, tinh dầu sả, tinh dầu hồi, dầu sở; ẩm thực măng khô, thịt khô, cá gắp, mèn mén…
Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch
Bảo Lâm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm
Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng giá trị văn hóa độc đáo, Bảo Lâm có tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng.
Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, huyện xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch – dịch vụ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lâm, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030″. Huy động, tìm kiếm các nguồn lực, khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại – dịch vụ. Quy hoạch đầu tư điểm du lịch cộng đồng xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh; điểm du lịch – dịch vụ sinh thái xóm Lũng Lòn, xã Lý Bôn; quy hoạch phát triển thị trấn Pác Mjầu, chợ đêm, phố đi bộ để bán hàng nông sản, dịch vụ. Khai thác loại hình du lịch sông nước, du lịch lòng hồ thủy điện kết hợp mô hình nhà hàng nổi, nghề nuôi cá lồng.
Chú trọng việc khôi phục, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Thành lập các câu lạc bộ dân vũ; đội văn nghệ dân ca hát then, đàn tính, lượn cọi; đội văn nghệ thôn xóm phục vụ du lịch. Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người Bảo Lâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự kiện văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh. Tổ chức khảo sát, lập phương án đầu tư xây dựng, tôn tạo công trình Chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 10 cơ sở nhà nghỉ lưu trú. Hệ thống nhà hàng, cửa hàng giải khát, phục vụ ăn uống cơ bản đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng và đảm bảo. Giai đoạn 2020-2023, ước tính có khoảng trên 15.000 lượt khách/năm đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương.
Việc đầu tư đồng bộ, bài bản cho du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội là vấn đề cốt lõi, mang tính căn cơ ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Bảo Lâm. Do đó, huyện rất mong nhận được sự quan tâm của tỉnh, các ngành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để du lịch Bảo Lâm thực sự cất cánh, có thêm nhiều du khách đến với vùng đất tươi đẹp này.
Bảo Lâm - viên ngọc miền biên viễn
Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới phía Tây Nam của tỉnh, nơi có dòng sông Gâm trong xanh làm say đắm bao tâm hồn lữ khách.
Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, mảnh đất đầy sự kỳ vĩ, thơ mộng này là một trong những viên ngọc quý miền biên viễn.
Thị trấn Pác Mjầu (Bảo Lâm) bên dòng sông Gâm.
Trùng điệp non nước hữu tình
Cách trung tâm Thành phố 173 km theo Quốc lộ 34, huyện Bảo Lâm có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc; phía Tây Nam giáp huyện Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc (Hà Giang); phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện Na Hang (Tuyên Quang); phía Bắc giáp Trung Quốc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 91.206,4 ha với 12 xã và 1 thị trấn, dân số trên 65.700 người.
Nằm trên tuyến du lịch Đông Bắc (Quốc lộ 34, 4A), Bảo Lâm được đánh giá là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chương trình du lịch liên tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn... Hiện nay, Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đang phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) tổ chức khảo sát, đánh giá xây dựng con đường du lịch trải nghiệm số 5 kết nối 2 công viên địa chất toàn cầu qua huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và huyện Mèo Vạc (Hà Giang).
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời của huyện được kiến tạo bởi sông Gâm và sông Nho Quế. Đây là nguồn tài nguyên quý mà không phải nơi nào cũng có được. Lênh đênh trên con thuyền khám phá dòng sông, du khách sẽ được thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc của miền biên viễn. Non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình tạo nên vẻ đẹp nên thơ, khoáng đạt hiếm có.
Bảo Lâm có một phần giáp với đỉnh núi Phja Dạ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển thuộc địa bàn xã Thái Sơn. Trên đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, vào mùa đông thường xuất hiện băng giá phủ trắng ngọn cây, bờ cỏ khiến du khách ngỡ như lạc bước giữa trời Âu. Dưới chân núi là những nếp nhà nhỏ bé, bình yên của đồng bào Mông, Dao. Khám phá đồi cỏ Phjêng Mường, xã Quảng Lâm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng màu xanh ngút ngàn của thảm cỏ giữa không gian trời mây rộng lớn, mà còn có thể ngắm nhìn dòng sông mềm mại ôm lấy rừng núi nhấp nhô ở phía xa.
Trên địa bàn huyện có di tích cấp tỉnh Bia chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang giá trị văn hóa, lịch sử; nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như: thác nước Thạch Lâm, hang Lũng Lòn (động Nàng Tiên) xã Lý Bôn, hang Dình Phà (hang Dơi) xã Đức Hạnh...
Đậm đà bản sắc văn hóa
Huyện Bảo Lâm có 9 dân tộc chính, dân tộc thiểu số chiếm trên 98%. Trong đó, dân tộc Lô Lô sinh sống tập trung tại các xóm Cà Đổng, Cà Pẻn A, Cà Pẻn B, Cà Mèng của xã Đức Hạnh. Tuy chỉ chiếm khoảng 2,01% dân số toàn huyện nhưng bà con Lô Lô có bề dày lịch sử về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán với các tiết mục múa trống, làn điệu dân ca, trang phục thêu thổ cẩm, kiến trúc nhà ở độc đáo.
Đồng bào các dân tộc trên địa bàn tích cực lưu giữ, bảo tồn kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc; duy trì và phát huy nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội "Lồng tồng" của người Tày, Nùng; lễ "Cầu mưa" của người Lô Lô; lễ "Cấp sắc" dân tộc Dao đỏ, Sán Chỉ; lễ hội "Choỏng làng" dân tộc Nùng... Đặc biệt, Lễ hội chọi bò của đồng bào Mông hằng năm vào dịp đầu xuân là một trong những lễ hội ấn tượng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Chợ phiên - một nét đẹp văn hóa không thể bỏ qua trên hành trình khám phá Bảo Lâm. Những buổi chợ đông đúc, nhộn nhịp không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là hình ảnh thu nhỏ về đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc anh em. Du khách sẽ được đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm, tiếng khèn, sáo du dương cùng nụ cười hiền hậu, không khí thân thiện như tính cách con người vùng cao.
Ngoài ra, địa phương còn có nhiều đặc sản, sản vật nông nghiệp trứ danh, chất lượng thơm ngon khác biệt so với những vùng miền khác như: nếp cẩm Yên Thổ; mận máu, lê vàng Thái Sơn, Vĩnh Phong, Thái Học; dược liệu quý hà thủ ô, hoàng tinh, tinh dầu sả, tinh dầu hồi, dầu sở; ẩm thực măng khô, thịt khô, cá gắp, mèn mén...
Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch
Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng giá trị văn hóa độc đáo, Bảo Lâm có tiềm năng, lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng.
Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, huyện xây dựng, triển khai thực hiện Đề án "Phát triển du lịch - dịch vụ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lâm, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030". Huy động, tìm kiếm các nguồn lực, khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ. Quy hoạch đầu tư điểm du lịch cộng đồng xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh; điểm du lịch - dịch vụ sinh thái xóm Lũng Lòn, xã Lý Bôn; quy hoạch phát triển thị trấn Pác Mjầu, chợ đêm, phố đi bộ để bán hàng nông sản, dịch vụ. Khai thác loại hình du lịch sông nước, du lịch lòng hồ thủy điện kết hợp mô hình nhà hàng nổi, nghề nuôi cá lồng.
Chú trọng việc khôi phục, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Thành lập các câu lạc bộ dân vũ; đội văn nghệ dân ca hát then, đàn tính, lượn cọi; đội văn nghệ thôn xóm phục vụ du lịch. Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người Bảo Lâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, sự kiện văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh. Tổ chức khảo sát, lập phương án đầu tư xây dựng, tôn tạo công trình Chùa Tổng Phườn, xã Nam Quang.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 10 cơ sở nhà nghỉ lưu trú. Hệ thống nhà hàng, cửa hàng giải khát, phục vụ ăn uống cơ bản đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng và đảm bảo. Giai đoạn 2020 - 2023, ước tính có khoảng trên 15.000 lượt khách/năm đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương.
Việc đầu tư đồng bộ, bài bản cho du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề cốt lõi, mang tính căn cơ ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Bảo Lâm. Do đó, huyện rất mong nhận được sự quan tâm của tỉnh, các ngành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để du lịch Bảo Lâm thực sự cất cánh, có thêm nhiều du khách đến với vùng đất tươi đẹp này.
Mùa hoa mận Khuổi Bắc Những ai từng đến xóm Khuổi Bắc, xã Quang Trung, huyện Hòa An (Cao Bằng) dịp xuân về dường như không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của mùa hoa mận trắng, và luôn nhớ tới mùa xuân miền sơn cước tỉnh Cao Bằng. Bức tranh vườn mận trắng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Phạm Hữu Tuyền) Mùa hoa mận trắng của người...