Bão lại ập vào khu vực bị động đất ở New Zealand
Mưa to gió lớn ập vào miền trung New Zealand ngày 17.11, vài ngày sau trận động đất mạnh khiến hai người chết và gây thiệt hại nghiêm trọng tại một số khu vực ở Đảo Nam của nước này.
Trực thăng NH90 của Không quân Hoàng gia New Zealand đón những người bị mắc kẹt tại Kaikoura vào ngày 17.11.2016Reuters
Trực thăng quân sự và một tàu hải quân New Zealand đã đưa hơn 1.000 du khách và người dân ra khỏi thị trấn ven biển Kaikoura sau trận động đất 7,8 độ Richter, theo Reuters.
Trận động đất mạnh xảy ra rạng sáng 14.11 với tâm chấn gần thị trấn ven biển Kaikoura tại Đảo Nam. Đến trưa cùng ngày, đợt dư chấn 6,2 độ Richter tiếp tục làm rung chuyển khắp nơi tại New Zealand, sau đó là hàng trăm đợt dư chấn khác gây thiệt hại nặng nề, cản trở công tác cứu hộ. Trận động đất này đã làm 2 người thiệt mạng.
Trận động đất cũng gây ra lở đất nghiêm trọng làm hư hại đường sá và hệ thống đường sắt ở Kaikoura. Thị trấn Kaikoura, với dân số 2.000 người, thu hút nhiều du khách nước ngoài nhờ vào hoạt động xem cá voi.
Bà Sarah Stuart-Black, Giám đốc cơ quan xử lý tình huống khẩn cấp thuộc Bộ Phòng vệ dân sự New Zealand cho biết các chuyến bay bằng trực thăng đến Kaikoura trong ngày 17.11 đều bị hủy do thời tiết xấu.
Video đang HOT
“Chúng tôi cực kỳ lo ngại về tình hình thời tiết thay đổi, có nguy cơ gây ra lở đất và lũ lụt”, bà Sarah nói. Các con đường dẫn đến Kaikoura vừa mới mở lại để phục vụ các xe cứu hộ lại phải đóng cửa vì lở đất.
Đa số các du khách được đưa đến Christchurch, thành phố lớn nhất tại Đảo Nam, cách Kaikoura khoảng 150 km về phía nam. Tàu chiến của các nước Úc, Canada và Mỹ cũng đã đến hỗ trợ công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả sau động đất.
Tàu hải quân HMSNZ Canterbury đưa du khách và người dân rời khỏi Kaikoura vào ngày 16.11.2016 Reuters
Chính phủ New Zealand tuyên bố gói hỗ trợ 5,3 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ ở Kaikoura trong hai tháng. Công tác khắc phục hậu quả sau động đất dự kiến sẽ kéo dài nhiều tháng, với chi phí hàng tỉ USD.
“Các công ty ở Kaikoura phải hứng chịu hậu quả từ trận động đất trong khoảng thời gian dài và đó là lý do vì sao chính phủ cần phải vào cuộc”, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế New Zealand, ông Steven Joyce nói.
Ở thủ đô Wellington, có 60 tòa nhà bị hư hại do trận động đất và một số tòa nhà có nguy cơ bị sập. Các kỹ sư đang đánh giá mức độ thiệt hại của các công trình này. Chính quyền New Zealand tuyên bố tiến hành điều tra nguyên nhân vì sao những tòa nhà được xây mới lại không thể chịu được động đất.
“Người dân lo ngại và muốn biết liệu những tòa nhà nơi họ sống và làm việc có thật sự an toàn”, Thị trưởng Wellington, ông Justin Lester nói.
Viện nghiên cứu Geonet Science của chính phủ New Zealand dự đoán sẽ có thêm một trận động đất mạnh hơn 7 độ Richter trong vòng ba ngày tới.
(Theo Thannh Niên)
Động đất 7,1 độ Richter gây sóng thần ở New Zealand
Trận động đất mạnh 7,1 độ Richter ở bờ biển phía đông New Zealand sáng sớm nay tạo ra một cơn sóng thần nhỏ và không gây thương vong.
Vị trí tâm chấn. Đồ họa: BBC.
Trận động đất xảy ra vào 4h37 (16h37 GMT ngày 1/9). Tâm chấn ở độ sâu 30 km, cách thành phố Gisborne, dân số 45.000 người, 167 km, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Hàng loạt dư chấn, một số mạnh gần 6 độ Richter, làm khu vực rung chuyển nhiều giờ sau đó. Cư dân ven biển phải soi đèn pin để di chuyển lên khu vực cao hơn. Gần ba giờ sau, họ nhận thông báo có thể trở về sau khi xuất hiện một cơn sóng thần cao 30 cm.
"Cơn sóng lớn nhất đã xuất hiện. Những cơn sóng tiếp theo dự kiến cao 20 cm", tổ chức Phòng vệ Dân sự New Zealand, chịu trách nhiệm xử lý trường hợp khẩn cấp quốc gia, cho biết. "Những khu vực có 'đe dọa ở biển và bãi biển' có thể xuất hiện dòng chảy mạnh và bất thường gần bờ, ảnh hưởng đến các hoạt động tại bãi biển, cửa sông, cầu cảng và các thuyền nhỏ".
"Chúng tôi không nhận được báo cáo về thương vong hay thiệt hại",Radio New Zealand dẫn lời Sheridan Gundry, quan chức thông tin tại cơ quan Phòng vệ Dân sự Bờ Đông, nói. "Một số nơi mất điện".
Cơ quan Phòng vệ Dân sự New Zealand thường xuyên tổ chức diễn tập ứng phó động đất cho cư dân ven biển nên họ biết phải làm gì trong tình huống khẩn cấp.
New Zealand nằm trên ranh giới giữa hai mảng kiến tạo Australia và Thái Bình Dương, hình thành cái gọi là "Vành đai Lửa". Nước này hứng chịu khoảng 15.000 rung động một năm. Tháng 2/2011, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter đã làm 185 người ở thành phố Christhurch, đảo Nam, thiệt mạng.
Như Tâm
Theo VNE
Tình hình người Việt sau trận động đất tại New Zealand Ngay sau khi xảy ra trận động đất, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand liên lạc với chính quyền sở tại và một số đầu mối cộng đồng người Việt Nam để nắm tình hình về công dân Việt Nam. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của New Zealand, một trận động...