Báo Hoàn Cầu: Việt Nam hãy lượng sức khi đã từng nếm mùi đau đớn?
“Người Việt nên tự biết nhận thức thực lực của mình, về điểm này Việt Nam đã từng nếm qua bài học đau đớn, nên hiện tại cần càng phải tỉnh táo”!?
Tàu ngầm Trung Quốc, hình minh họa.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 9/9 đăng bình luận của một “chuyên gia quân sự giấu tên” bác bỏ nhận định của tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canadar và hãng thông tấn Reuters về năng lực tác chiến lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam đăng tải tuần qua. Nhưng không dừng lại ở việc tranh luận học thuật, tờ báo này và viên học giả giấu mặt kia còn buông lời đe dọa nước láng giềng với thái độ hết sức khiêu khích.
Bài báo trên Reuters ngày 7/9 dẫn lời giới chuyên gia phân tích, Việt Nam đang xây dựng năng lực ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng, xâm phạm) trên Biển Đông bằng lực lượng tàu ngầm của mình, buộc Bắc Kinh phải cân nhắc kỹ trước mỗi hành động.
Chưa bàn đến nội dung nhận định của các nhà phân tích và Reuters, nhưng bài báo đã cho thấy rõ mục đích rõ ràng của Việt Nam là ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp, xâm phạm vùng biển hợp pháp của Việt Nam từ phía Trung Quốc như những gì đã từng diễn ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu lại cố tình đổi trắng thay đen khi thay nội dung “ngăn chặn các hành động xâm nhập bất hợp pháp của Trung Quốc” thành “uy hiếp Trung Quốc”. Bài báo trên Reuters không hề thể hiện ý Việt Nam uy hiếp ai.
Mặt khác xét cả về lý thuyết lẫn thực tế, xưa nay chỉ có Trung Quốc hung hăng uy hiếp láng giềng chứ chưa thấy nước láng giềng nào nhỏ hơn mà lại nổi gân uy hiếp Trung Quốc cả. Rõ ràng tờ báo này dùng thủ đoạn ngôn từ lật lọng hòng bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, cố gắng tô vẽ Việt Nam thành một quốc gia hiếu chiến “đe dọa, uy hiếp” cả Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự giấu mặt nói với Thời báo Hoàn Cầu, do thời gian Nga chế tạo tàu ngầm Kilo 636VM cho Việt Nam khá muộn nên có thể một số ít các công nghệ, kỹ huật được thay mới, nhưng về các tham số chủ yếu không khác tàu ngầm Kilo 636 mà Nga bán cho Trung Quốc là mấy.
Video đang HOT
Nhiều quan điểm cho rằng lực lượng quân sự Trung Quốc trên Biển Đông không đáng ngại bằng lực lượng quân sự trá hình, đó là giàn khoan kết hợp tàu công vụ. Bởi nguy cơ xung đột dù cao, đi đến chiến tranh ngày nay không dễ. Trong khi đó vài năm qua, công nghiệp tàu ngầm của Trung Quốc đã phát triển nhảy vọt, có rất nhiều kỹ thuật công nghệ Trung Quốc “chẳng thua kém gì Nga”, hơn nữa lại có thể tự tiến hành nâng cấp nên việc Reuters, Kanwa (hôm nay thêm cả The Diplomat) nhận định tàu ngầm Kilo của Việt Nam tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo Trung Quốc là thiếu cơ sở.
Từ đánh giá này, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia Trung Quốc nói trên cho rằng đối với 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam, Bắc Kinh xem trọng về chiến thuật, nhưng xem thường về chiến lược. Theo tờ báo và học giả Trung Quốc, tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tăng cường được năng lực trinh sát, nhưng bản thân khả năng giấu mình của tàu ngầm rất lớn, tấn công bất ngờ, ngay cả biên đội tàu sân bay của Mỹ đang diễn tập mà còn bị tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân của nước đồng minh đột phá.
Thời báo Hoàn Cầu thừa nhận, năng lực chống tàu ngầm của hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn còn hạn chế, rất nhiều trang thiết bị chống ngầm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. “Nhưng chỉ mấy chiếc tàu ngầm của Việt Nam không dọa nổi Trung Quốc, càng không có chuyện tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long trên đảo Hải Nam theo như bình luận của tờ Kanwa”, Hoàn Cầu nhận xét.
Chuyên gia Trung Quốc tỏ ra xem thường lực lượng tàu ngầm Việt Nam khi cho rằng “trình độ huấn luyện thấp, khả năng vận dụng chiến thuật kém”, nên dù 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Việt Nam có phát huy cả 100% sức chiến đấu cũng không có mấy ảnh hưởng thực chất đến thực lực của hải quân Trung Quốc. Lý giải cho nhận định chủ quan của mình, viên học giả Trung Quốc cho rằng để đánh giá 1 quân đội mạnh hay yếu không thể chỉ dựa vào một vài thứ vũ khí trang bị.
Học giả này cho rằng, trong chiến tranh hiện đại tham chiến là cả một hệ thống, quyết định sức chiến đấu tổng hợp cao hay thấp hoàn toàn không phải dựa vào một vài món vũ khí. Dù về tổng thể, khoảng cách có thể làm tiêu hao thực lực quân sự Trung Quốc khi so sánh với ưu thế tổng thể của Việt Nam, nhưng năng lực tấn công chính xác, tấn công ngầm của Trung Quốc thì Việt Nam “so không kịp”, học giả Trung Quốc bình luận. Một khi nổ ra xung đột, quân đội Trung Quốc không ngồi chờ để tàu ngầm Việt Nam có thể phong tỏa cảng Á Long.
Việt Nam sẽ không lơ là mất cảnh giác trước âm mưu bành trướng, thủ đoạn thâm độc của láng giềng. Mặt khác, viên học giả Trung Quốc nhấn mạnh rằng thao tác vận hành của lực lượng tàu ngầm Việt Nam còn cần phải có thông tin tình báo, chỉ huy và liên lạc cũng như các thông số thủy văn. Theo học giả này, những yếu tố trên quan trọng không kém so với bản thân tàu ngầm, đơn giản nhất như số liệu thủy văn các vùng biển tác chiến, khả năng Việt Nam cũng còn phải mất một khoảng thời gian nữa mới có.
Kết luận vấn đề, chuyên gia này cho rằng nếu cứ theo cách so sánh của Reuters, Kanwa thì ngay cả tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng không dám động vào lực lượng tàu ngầm Việt Nam, một cách ví von không ăn nhập gì với nội dung tranh luận mà lại mang đậm màu sắc khiêu khích, chọc gậy bánh xe. Thời báo Hoàn Cầu và viên chuyên gia Trung Quốc giấu mặt kết luận, bài báo của Reuters và Kanwa “chỉ là trò câu khách”?!
Nhưng không chỉ có vậy, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời viên chuyên gia lớn giọng đe dọa Việt Nam: “Người Việt nên tự biết nhận thức thực lực của mình, về điểm này Việt Nam đã từng nếm qua bài học đau đớn, nên hiện tại cần càng phải tỉnh táo”!?
Đúng là Việt Nam đã từng phải trải qua những bài học đau đớn khi láng giềng phản bội, đánh úp sau lưng. Và dù viên học giả Trung Quốc giấu mặt kia có không nói, thì người Việt vẫn luôn tỉnh táo, nhưng là tỉnh táo trước âm mưu, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính lợi ích của láng giềng chứ không phải “tỉnh táo không dám chống trả” những ngón đòn tấn công nham hiểm, dù đối phương có mạnh hơn mình về cơ bắp.
Bài báo của Reuters cũng đã phản ánh rất rõ, Việt Nam phát triển lực lượng tàu ngầm là để phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam chứ không nhằm uy hiếp ai. So sánh thực lực quân sự là việc của giới chuyên gia, các nhà phân tích. Phản ánh điều đó không có nghĩa là Việt Nam muốn chiến tranh, ngược lại Việt Nam tha thiết mong muốn hòa bình, nhưng cũng không lơ là mất cảnh giác trước mọi tình huống, đặc biệt khi có kẻ luôn rình rập sau lưng – PV
Theo Giáo Dục
Học giả Trung Quốc lại dụ dỗ, thách thức Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu
Hòa hiếu nào cũng phải đến từ hai phía, không thể có chuyện nước lớn ép nước nhỏ biến vùng biển không tranh chấp của họ thành "vùng biển tranh chấp".
Cảnh sát biển Việt Nam thực thi pháp luật trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam nơi gần vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/8 đăng bài bình luận của Kha Tiểu Trại, một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á từ tỉnh Quảng Tây với những bình luận hết sức kẻ cả, thậm chí lên giọng thách thức, đe dọa Việt Nam.
Với cách đặt vấn đề trịch thượng, Kha Tiểu Trại nói rằng Việt Nam cần sớm phải từ bỏ cái gọi là "ảo tưởng chủ nghĩa cơ hội"?! Ông Trại cho rằng, Việt Nam đã có kinh nghiệm bang giao với Trung Quốc cả ngàn năm qua và đặc điểm chung sau mỗi lần đối đầu căng thẳng, bất luận thắng hay thua, Việt Nam đều chủ động thể hiện mong muốn ổn định quan hệ.
Hiện nay việc duy trì quan hệ Việt - Trung ổn đinh phù hợp với lợi ích của Việt Nam vì "đứng trước một cơ họi phát triển phồn vinh hiếm có thì Việt Nam không dễ bỏ qua". Kha Tiểu Trại nhấn mạnh, người Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng có rất nhiều lúc Việt Nam nắm quyền chủ động trong quan hệ Việt - Trung và "để ổn định tình hình hiện nay, cải thiện quan hệ Việt - Trung, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa"?!
Cái Kha Tiểu Trại gọi là "Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa", đầu tiên ông Trại "đòi hỏi" Việt Nam phải "quay về" với cái gọi là "cùng khai thác" mà Bắc Kinh theo đuổi. Việt Nam chủ trương "hợp tác cùng phát triển" là để đối phó với chính sách "cùng khai thác" của Trung Quốc ở Biển Đông, mục đích chủ yếu là phủ định đường lưỡi bò Trung Quốc, thể hiện chủ trương vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam phản đối chính sách "khai thác chung" mà Trung Quốc đòi áp dụng trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Theo chủ trương này của Việt Nam, Trung Quốc không được phép thăm dò khai thác trong vùng biển rộng lớn phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc gọi là "vùng biển Tây Sa"). Kha Tiểu Trại cho rằng, Việt Nam sẽ không thay đổi chủ trương này, trong khi Trung Quốc cũng sẽ "tiếp tục duy trì (cái gọi là) quyền lợi của mình", do đó mâu thuẫn giữa 2 bên sẽ ngày càng lớn.
Ông Trại nhận định, hiện nay để buộc Việt Nam từ bỏ yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là điều không thể, Kha Tiểu Trại bình luận. Nhưng viên học giả Trung Quốc này cho rằng có thể coi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là vùng biển tranh chấp để cùng khai thác với Trung Quốc?! Thật hoang đường!
Viên học giả Trung Quốc dụ dỗ, "chỉ cần Việt Nam nỗ lực, tăng cường công tác tuyên truyền và giải thích trong nước là có thể được. Đó cũng là cách duy nhất để cải thiện quan hệ Trung - Việt hiện nay"?!
Thứ hai, Kha Tiểu Trại lên giọng khiêu khích khi nói rằng Việt Nam "phải từ bỏ thủ đoạn khiêu khích, bình tĩnh và sáng suốt trở lại"?! Trong vụ giàn khoan 981 vừa qua, lúc đầu Việt Nam đã phản ứng kịch liệt và nhanh chóng tạo ra dư luận lớn trong cộng đồng quốc tế. Ông Trại đổ thừa cho Việt Nam "cắt đứt mọi kênh liên lạc song phương với Trung Quốc" trong vụ giàn khoan 981, một sự bịa đặt trắng trợn.
Kha Tiểu Trại cho rằng trong quá khứ cách phản ứng này của Việt Nam rất hiệu quả vì "Trung Quốc luôn vì đại cục mà nhượng bộ", nhưng hiện nay nó không còn linh nghiệm?!
"Nỗ lực thứ 3 mà Việt Nam cần làm, theo viên học giả Trung Quốc trịch thượng là Việt Nam "cần phải bỏ cách tuyên truyền mê hoặc dư luận"?! Lâu nay trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam áp dụng mô hình "chiến tranh nhân dân", ngoài việc tuyên truyền chủ trương yêu sách của mình còn "bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc với quy mô lớn". Tuy nhiên Kha Tiểu Trại không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho cáo buộc bịa đặt vô căn cứ của mình.
Theo Kha Tiểu Trại, nếu Việt Nam "không thay đổi cách tuyên truyền hiện nay" thì tâm lý bài Hoa trong xã hội Việt Nam sẽ không thay đổi, càng kéo dài càng chia rẽ quan hệ song phương?! Tuy nhiên cần phải nói rõ rằng, Việt Nam chỉ phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông mà các lực lượng chức năng, nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra, hoàn toàn không có chuyện bài Hoa hay làm tổn hại tới tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.
Như vậy có thể thấy rằng bài phân tích và quan điểm của Kha Tiểu Trại đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu vẫn chỉ nhằm mục đích hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp hòng nhảy vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 bảo vệ.
Giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua dưới vỏ bọc "vùng biển Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) cũng chung một mục đích này. Như chính Kha Tiểu Trại cũng phải thừa nhận, Việt Nam rất coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, sự hòa hiếu nào cũng phải đến từ hai phía, không thể có chuyện nước lớn ép nước nhỏ biến vùng biển không tranh chấp của họ thành "vùng biển tranh chấp" để nhảy vào khai thác chung, đó là điều tối thiểu.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lắp trái phép 9 bộ điện thoại vệ tinh trên Hoàng Sa Báo Trung Quốc ngày 14/7 đưa tin, nước này đã hoàn thành lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin khác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung...