Bão Hilary hoành hành California, đe dọa Nevada
Trong lúc bão nhiệt đới Hilary tiến sâu vào miền nam California, giới chức tiểu bang Mỹ cảnh báo “điều tồi tệ nhất của cơn bão vẫn chưa đến” và người dân nên duy trì cảnh giác cao độ.
Hôm qua, bão nhiệt đới Hilary mang theo gió dữ, mưa lớn từ hướng Mexico vượt qua biên giới với Mỹ và đi vào miền nam tiểu bang California. Đây là lần đầu tiên trong 84 năm một cơn bão nhiệt đới ập vào nam California.
Cảnh báo lũ quét, mưa kỷ lục
Vào 2 giờ sáng 21.8 (giờ địa phương), tâm bão Hilary cách TP.Bakersfield khoảng 120 km về hướng đông bắc, di chuyển với tốc độ 45 km/giờ theo hướng bắc – tây bắc và mang theo sức gió giật lên đến 64 km/giờ.
Hàng ngàn người ở nam California lâm vào tình trạng mất điện, và dịch vụ tổng đài khẩn cấp 911 ở TP.Palm Springs bị bão đánh sập sau khi lượng mưa tương đương của 6 tháng nhưng chỉ mất 6 giờ để trút xuống nơi này. TP.Indio, phía đông Los Angeles, tự tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cảnh sát địa phương cho hay đường dây 911 ở thành phố cũng bị gián đoạn. Thống đốc bang California Gavin Newsom trước đó đã ban hành tình trạng khẩn cấp ở nam California vì bão dữ.
Video đang HOT
Ô tô ngập sâu trên đường phố TP.Cathedral (bang California) ngày 20.8 (theo giờ địa phương). Ảnh AFP
Còn Đài NBC News dẫn thông tin từ Cơ quan Khí tượng quốc gia (NWS) cho biết tính đến hôm qua, ít nhất 9 khu vực thuộc hạt Los Angeles chứng kiến lượng mưa kỷ lục. Trong đó, trạm khí tượng ở Đại học Nam California đo được lượng mưa cao nhất kể từ năm 1906. Những thành phố như Long Beach, Palmdale, Lancaster, Sandberg, Oxnard và các phi trường ở Santa Barbara, Hollywood Burbank cũng ghi nhận lượng mưa chưa từng có.
Hơn 20 cảnh báo lũ quét cũng được kích hoạt tại nhiều nơi, bao gồm các hạt Los Angeles, San Bernardino, Death Valley, Ventura và Santa Clarita. Bên cạnh đó, lệnh sơ tán đã được thông báo cho các hạt San Bernardino và Riverside. Đài CBS News Los Angeles cho hay cảnh báo sơ tán cũng được áp dụng ở Quận Cam trong thời gian này. Trước ảnh hưởng bão, hai học khu lớn nhất bang California là Los Angeles và San Diego thông báo đóng cửa trường học ngày 21.8 và các học khu khác cũng đưa ra quyết định tương tự.
Trong lúc bão ập đến, một trận động đất mạnh 5,1 độ Richter đã xảy ra ở nam California, với tâm chấn ở Ojai (vùng giữa hạt Santa Barbara và Ventura), và gây rung chuyển khắp hạt Los Angeles. Chưa có thông tin thiệt hại liên quan động đất.
Tâm bão nhanh chóng tiến vào Nevada
Đến rạng sáng 21.8 (giờ địa phương), bão Hilary tiếp tục di chuyển qua miền tây nam của Mỹ và trên đường tiến vào bang Nevada. Đài CNN dẫn thông tin của Trung tâm bão quốc gia cảnh báo nguy cơ lũ quét gây chết người trên đường bão đi. TP.Las Vegas cũng đứng trước nguy cơ ngập lụt vì dự báo mưa lớn. Thống đốc bang Nevada Joe Lombardo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên khắp tiểu bang. Một số khu vực thuộc bang Oregon và Idaho cũng bị ảnh hưởng mưa lớn kéo dài đến ngày 22.8.
Tổng thống Mỹ Joe Bidenchỉ đạo Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) triển khai nhân lực và nhu yếu phẩm cho California, Nevada và có thể cả bang Arizona trong những ngày tới.
Khu vực Koreatown (TP.Los Angeles) vào sáng 21.8 (theo giờ địa phương). Ảnh Thanh Nga
Người Việt ở nam California chia sẻ tình hình bão
Thông tin đến Thanh Niên vào tối 21.8 (theo giờ VN), chị Thanh Nga (ngụ khu vực Koreatown, TP.Los Angeles, California) cho biết đến sáng 21.8 (theo giờ Mỹ) thì cơ bản bão đã tan ở khu vực chị sinh sống. Ngày hôm trước, trời có mưa nhưng mức độ không lớn, sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường.
Tương tự, anh Thư Hoàng (ngụ Quận Cam, nam California) cho biết: “Ngày 20.8 (theo giờ địa phương), xe cộ khu Little Saigon vẫn nhiều. Họ vẫn sinh hoạt đi ăn uống, chợ búa như mọi ngày. Tuy nhiên, ở một số khu vực khác thì nhà chức trách thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 21.8 (theo giờ địa phương)”.
“Nhìn chung, mức độ mưa ở khu tôi ở không lớn bằng đợt mưa cuối năm ngoái”, anh Hoàng cho biết thêm.
Biến đổi khí hậu ở Mỹ nhanh hơn mức trung bình của Trái đất
Biến đổi khí hậu ở Mỹ đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn khi so với các khu vực khác trên hành tinh.
Lốc xoáy quét qua khu vực cháy rừng ở Santa Barbara, California hồi tháng 10. Ảnh: Reuters
Các phương tiện truyền thông Mỹ trích dẫn một dự thảo báo cáo liên bang được công bố ngày 7/11 cho hay điều này có nghĩa là các thảm họa thiên nhiên sẽ xảy ra thường xuyên hơn tại quốc gia này.
Cụ thể, báo cáo cho biết Mỹ đã trải qua hiện tượng ấm lên nhanh hơn 68% so với toàn bộ hành tinh trong vòng 50 năm qua. Tình trạng này sẽ khiến thảm họa thiên nhiên xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, đặc biệt là cháy rừng và lũ lụt do nhiệt độ cực đoan và lượng mưa đang gia tăng.
Theo tài liệu kể trên, biến đổi khí hậu đang gây ra những thảm họa sâu rộng và tồi tệ hơn trên khắp nước Mỹ. Thiệt hại đối với nền kinh tế và người dân sẽ chỉ tăng lên trừ khi mọi người hành động nhanh hơn để làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu.
Nhiều khu vực ở Mỹ có thể gặp khó khăn về nước sạch, an ninh nhà ở và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tình trạng ấm lên sẽ dẫn đến những nguy cơ mới đối với sức khỏe cộng đồng, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Bản dự thảo trên được công bố trùng thời điểm khai mạc Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2022 tại Ai Cập. Báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào năm sau.
Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ mưa lũ nghiêm trọng Nhiều nước khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với nguy cơ mưa lũ lớn. Trong khi Campuchia ra cảnh báo lũ quét thì tại khu vực biên giới Myanmar và Thái Lan, một con đập bị vỡ đã gây ngập lũ nghiêm trọng. Nhà chức trách Campuchia ngày hôm nay (14/8) đã ra cảnh báo về nguy cơ lũ quét...