Bảo hiểm y tế và những khó khăn hệ thống
Vào những tháng đầu năm 2013, hàng loạt các chính sách và văn bản hướng tới cải thiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu của Bảo hiểm y tế đã được ban hành, mặt khác những bức xúc của những người được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế cũng đã được phản ảnh trên diễn đàn Quốc hội. Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ soạn thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế để có thể trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm 2013. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy chỉ Bảo hiểm y tế (BHYT) đang còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc.
Tại sao dân chưa mặn mà với BHYT?
Theo kế hoạch trước đây của Bộ Y tế, đến hết năm 2013, số người tham gia BHYT phải chiếm 70% dân số. Nhưng con số này vẫn chưa đạt được. Không chỉ thờ ơ với việc tham gia BHYT, ngay những người đã có BHYT cũng thờ ơ với hoạt động khám chữa bệnh bằng BHYT. Ngày 19-5-2013, trong chương trình “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” trên VTV1, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã cho biết, bà rất chia sẻ với những người dân khi đi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian vừa qua. Bởi lẽ do quá tải cho nên thời gian phải chờ đợi rất lâu cộng thêm thủ tục phiền hà. Một thực tế nữa là giá dịch vụ y tế trước đây chi trả cho bảo hiểm y tế quá thấp, nên người dân phải mua thêm nhiều thuốc và các dụng cụ. Nói chung là người dân vẫn phải bỏ tiền túi nhưng lại rất phiền hà…
BHYT rõ ràng mới đạt được sự mở về chiều rộng với số lượng người tham gia nhưng chưa chú ý đến chiều sâu (gói dịch vụ) theo hướng công bằng, chất lượng và phát triển. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng kết 3 năm triển khai thi hành Luật BHYT, ở hai yếu tố là giảm chi từ tiền túi của người bệnh và gói quyền lợi của người dân tham gia BHYT thì dường như chính sách BHYT hiện hành chưa thực sự tạo sức hút để người dân chủ động và tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Người dân chưa thực sự mặn mà với việc tham gia BHYT, hay nói cách khác là chưa nhận rõ những giá trị và quyền lợi thụ hưởng khi tham gia BHYT. Nguyên nhân của tình trạng này đều do chất lượng khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế còn thấp và xu hướng chung là nếu có điều kiện lựa chọn thì người bệnh sẽ tìm đến những dịch vụ khám, chữa bệnh tư hơn là vào bệnh viện công. Thực tế cho thấy, theo đánh giá của Bộ Y tế, thì việc cung ứng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng. Tình trạng quá tải còn khá phổ biến, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và tình trạng chuyển tuyến khó kiểm soát. Dưới góc nhìn thực tiễn, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ bảo hiểm y tế chưa phát huy được tính ưu việt và kết quả như mong muốn là bởi các chi phí gián tiếp trong khám, chữa bệnh đang có xu hướng tăng cao.
Video đang HOT
Một số chính sách cũng như biện pháp quản lý Quỹ BHYT cũng như thủ tục khám chữa bệnh BHYT chưa được sự đồng tình của người được thụ hưởng đã đành mà ngay cán bộ ngành y tế cũng phản ứng. Đó là việc kết dư quỹ BHYT quá lớn nhưng vẫn siết chặt định mức chi với người bệnh. Theo Bộ Y tế, con số kết dư quỹ BHYT đến hết năm 2012 đã lên đến 7.700 tỷ đồng nhưng những định mức với người bệnh tham gia BHYT vẫn chưa thay đổi. Đó là việc ban hành danh mục thuốc BHYT. Tất cả các cơ sở điều trị cũng thống nhất rằng nên bỏ danh mục thuốc bảo hiểm y tế vì nó quá phi lý. Bởi mỗi căn bệnh, mỗi bệnh viện phải dùng một danh mục thuốc khác nhau mà ngành bảo hiểm lẫn Bộ Y tế không thể bao quát hết được. Hoàn toàn có thể thay đổi phương thức quản lý mà vẫn đạt được các yêu cầu khám chữa bệnh, không phải sử dụng các loại thuốc đã lạc hậu, hiệu lực thấp, lãng phí…
Tại sao các bệnh viện lớn luôn luôn quá tải?
Theo Báo cáo Giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng như giải trình của Bộ Y tế cho thấy, vượt tuyến, trái tuyến đang tiếp tục tăng lên từ 2009 là 3 triệu lượt bệnh nhân, 2010 là 9 triệu lượt và 2011 là 11 triệu lượt, năm 2012 tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng chắc chăn tăng cao hơn. Người bệnh nhân phải vượt tuyến trái tuyến càng tăng như thế cho thấy, người bệnh thiếu sự tin cậy ở tuyến dưới buộc phải vượt tuyến lên trung ương chấp nhận chỉ được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán cho 30% viện phí.
Rõ ràng cần tiếp tục quan tâm đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các cơ sở điều trị tuyến dưới, một là để giảm tải cho tuyến trên và hai là nơi đó là nơi cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người dân, một số bệnh người ta có thể xử lý ngay tại cơ sở, không phải lên tuyến trên. Như vậy, vẫn phải quay trở lại vấn đề quan tâm hàng đầu là nâng cao chất lượng, làm sao cho đồng đều giữa các tuyến. Làm sao người dân có thể lựa chọn đến tuyến xã, phường khi mắc bệnh nhẹ, nặng hơn mới tìm đến tuyến quận huyện và sau cùng mới lên tuyến Trung ương để điều trị. Bản thân người bệnh cũng không muốn vượt mấy trăm cây số để chữa bệnh nhưng vì sinh mạng, sức khỏe của mình, người bệnh buộc phải vượt tuyến. Năng lực, chất lượng hệ thống y tế tuyến cơ sở (phường, xã, trạm y tế) hiện nay còn rất yếu, không đáp ứng niềm tin người bệnh. Không ai đánh cược mạng sống của mình khi bị bệnh. Họ phải chọn nơi chữa bệnh tốt nhất. Cần phải hiểu và thông cảm với người bệnh.
Những giải pháp mới?
Chỉ trong quý 1-2013, nhiều chính sách và văn bản về BHYT đã được ban hành. Chính phủ đã phê duyệt lộ trình BHYT toàn dân đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 74/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành Y tế cần tập trung nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; triển khai hiệu quả giảm quá tải bệnh viện; thực hiện điều chỉnh khung giá dịch vụ y tế theo lộ trình thích hợp gắn với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và phải quyết liệt thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Cuối năm nay Bộ Y tế cũng sẽ tiến hành trình Quốc hội phê duyệt sửa đổi Luật BHYT. Ngay trong ngành y tế cũng đang có sự tập trung nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT.
Ngày 19-5-2013, Bộ trưởng Bộ Y tế khi trả lời trên VTV1 đã cho biết: Trước mắt ngành y tế sẽ tập trung thực hiện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Đó là cải cách các thủ tục khám, chữa bệnh ở khoa khám bệnh; rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ trước đây xuống trung bình khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, tùy theo loại khám thông thường hoặc khám có thêm các xét nghiệm chức năng. Giảm bớt số chữ ký mà bảo hiểm xã hội quy định trước đây thay vì phải có 6 chữ ký, thậm chí có nơi 7 chữ ký mới được khám xong thì hiện nay rút xuống còn 4 chữ ký.
Bên cạnh cải cách thủ tục khám là việc điều chỉnh giá dịch vụ. Theo đó, yêu cầu các bênh viện phải mở thêm các bàn khám bệnh, mở thêm các ô tiếp đón và phát số điện tử hoặc hẹn giờ khám bệnh. Có thêm nhiều bàn chỉ dẫn, bố trí nơi xét nghiệm lấy máu cùng với nơi khám bệnh để bệnh nhân không mất nhiều thời gian đi lại.
Tuy nhiên, vấn đề căn bản nhất chính là việc nhanh chóng nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân nói chung và những người thụ hưởng chính sách BHYT. Đó lại không phải chỉ ngành y tế cố gắng mà làm được bởi phải cần đến một nguồn lực lớn và một thời gian dài. BHYT chắc chắn vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ANTD
Chảo lậu "phủ" kín vùng cao xứ Thanh
Do sóng truyền hình trung ương yếu, để xem được các kênh thông tin thời sự - xã hội người dân ở vùng cao xứ Thanh chỉ còn cách dùng đầu chảo "lậu" thu sóng.
Chảo lậu nhan nhản ở vùng cao xứ Thanh
Sau việc sử dụng chảo đó tiềm ẩn rất nhiều những hệ luỵ khôn lường...
Bạt ngàn chảo lậu
Có dịp ngược lên phía tây Thanh Hoá, dễ dàng thấy được thực trạng người dân dùng đầu chảo lậu để thu các kênh truyền hình miễn phí với chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét mà sóng truyền hình TW không thể đáp ứng được nhu cầu. Theo ghi nhận của PV, các huyện vùng cao như: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, gần như 100% số hộ ở đây sử dụng đầu chảo này.
Những năm gần đây, đời sống người dân vùng cao của tỉnh Thanh Hoá phần nào đó đã được nâng lên đáng kể. Do vậy, việc sắm cho gia đình một chiếc ti vi mới, một chiếc đầu thu kỹ thuật số là khả năng trong tầm tay bà con vùng cao. Nhưng, có một điều đáng nói do địa hình đồi núi nên chất lượng sóng truyền hình quá kém. Vì vậy, chảo thu sóng truyền hình có nguồn gốc trôi nổi từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam đã làm thoả mãn thị hiếu về hình ảnh và âm thanh cho người dân vùng cao.
Mường Lát là huyện tận cùng của tỉnh Thanh Hoá. Ngay từ cổng trời xã Trung Lý, dọc hai bên đường chúng tôi dễ dàng nhìn thấy trên những nóc nhà của mỗi gia đình đều có một chiếc "mâm trắng" (chảo thu sóng) không tên tuổi, không nhãn mác. Theo anh Phan Văn Ót, xã Pù Nhi cho biết: "Trước đây nhà tôi mua ti vi nhưng không thể bắt được đài TW. Thấy các nhà dùng đầu chảo tôi cũng mua một cái về dùng thử và thấy bắt được tất cả các kênh từ TW đến nước ngoài, chất lượng hình ảnh lại rõ nét. Giờ đây, người dân cứ mua ti vi là "tậu" luôn một chiếc đầu chảo để xem cho rõ nét".
Theo anh Ót, đầu chảo này không chỉ bắt được các chương trình thời sự trong nước, mà nó còn bắt được cả trăm kênh phim nước ngoài, các chương trình thời sự của thế giới nên người dân mua dùng là điều đương nhiên. Trung bình một chiếc đầu chảo "lậu" chỉ có giá 400-500 ngàn đồng, người dân có thể dùng thoả thích mà không phải đi xoay đi xoay lại như khi dùng dàn ăng ten để thu sóng như trước kia. Khi chúng tôi hỏi, anh có biết đây là chảo lậu Trung Quốc không? Anh Ót thản nhiên trả lời: "có biết chứ, ở đây nhà nào cũng dùng mà có thấy ai cấm đâu". Anh Ót cho rằng, chảo lậu vừa rẻ lại hiệu quả cao, còn các loại đầu dịch vụ khác vừa đắt, lại mất tiền phí nên chẳng ai nhòm ngó tới.
Để tìm một con số chính xác như lời anh Ót nói, chúng tôi gặp ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Đài phát thanh huyện Mường Lát. Ông Dũng cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Lát, 100% nhà có ti vi đều phải sử dụng đầu chảo mới có thể bắt được sóng. Trong đó chỉ có 10% là các hộ có điều kiện dùng các loại đầu chảo có trả phí, còn lại đều là đầu chảo không nguồn gốc xuất xứ.
Không thể kiểm soát được hệ lụy từ chảo lậu
Như để chứng minh tính hiệu quả, cầm điều khiển trên tay, Ót mở ra một list danh sách hơn 100 kênh. Tuy nhiên, mấy kênh hay như Ót nói lại chẳng kênh nào nói tiếng Việt, thỉnh thoảng mới có kênh có phụ đề nhưng chủ yếu là phim hành động, "phim đen" khiến nhà Ót ai cũng dán mắt vào xem (kể cả lũ trẻ con anh).
Thằng con trai Ót là Phan Văn Chiều, đang học lớp 3 vừa mới đi chơi ở đâu về, thấy bố mở ti vi nó đã lao ngay đến cầm cái lấy cái điều khiển kiểm tra ráo riết các kênh. Cứ kênh nào đánh nhau chí choé là cu cháu nó lại để lại xem không chớp mắt bởi tính tò mò và ăn khách của các bộ phim này.
Trao đổi với PV, ông Phạm Bá Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, trên địa bàn huyện, 100% số hộ có ti vi phải sử dụng đầu chảo thì mới xem được. Hiện nay, toàn huyện đã có 5 trạm phát lại gồm: Trạm trung tâm, trạm Quang Chiểu, Tén Tằn, Pù Nhi, Mường Lý. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Trạm trung tâm có ba máy phát nên phát sóng được ba kênh VTV1, VTV3 và kênh địa phương. Các trạm còn lại duy nhất chỉ phát được một kênh địa phương.
"Điều đáng nói là các chảo "lậu" này thu được hàng trăm kênh, trong đó nhiều kênh tiếp sóng từ nước ngoài. Vì vậy, khó quản lý hết được số kênh có nội dung xấu, bạo lực, xuyên tạc chính trị... Đặc biệt là người dân ở vùng cao, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên rất dễ gây ra những hậu quả khó lường", ông Điểm băn khoăn.
Để tránh những hệ luỵ có thể xảy ra, thiết nghĩ đã đến lúc các ngành chức năng cần sớm có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế chảo lậu. Đồng thời cần quan tâm hơn đến sóng truyền hình của nhà nước để phủ sóng lên khắp vùng núi cao.
Theo xahoi
Bộ Tài chính lý giải việc giá xăng tăng nhanh, giảm nhỏ giọt Trả lời thắc mắc của báo giới việc giá xăng dầu "tăng nhanh, giảm nhỏ giọt", đại diện Bộ Tài chính khẳng định: Giá xăng dầu đang được Liên Bộ Tài chính - Công Thương điều hành đúng theo Thông tư 234 và Nghị định 84. Dư luận cho rằng: Xăng tăng nhanh, còn giảm nhỏ giọt (ảnh minh họa). Trả lời câu...