Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nghèo: Sẽ hết nhiêu khê?
Những ngày cuối năm, tại một góc bệnh viện, nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (có người chờ chết) vẫn chật vật nhiêu khê với bao thủ tục. Thậm chí, đang chữa trị cũng phải dừng để chạy thủ tục chuyển tuyến lại. Sự nhiêu khê của thủ tục hành chính đang hành những người bị trọng bệnh.
Bệnh nhân đợi làm thủ tục mượn lại thẻ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Phạm Thanh.
Nhiêu khê
Bệnh viện K cơ sở 2 (Thanh Trì, Hà Nội) vào một ngày cuối tháng 12/2016, hàng chục bệnh nhân và người nhà đang xếp hàng đợi làm thủ tục mượn lại thẻ BHYT. Năm nào cũng vậy, vào những ngày cuối năm khi thẻ BHYT sắp hết hạn, người bệnh phải làm đơn xin mượn lại thẻ để về quê làm lại thủ tục nhập viện, chuyển tuyến mới để được hưởng quyền lợi BHYT.
Thông thường, những bệnh nhân được chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện K cơ sở 2 này đều đã được xác định là ung thư giai đoạn cuối. Có bệnh nhân bị trả về nhưng vẫn xin được chữa trị theo kiểu “còn nước còn tát”. Dù bệnh tình nguy cấp, họ vẫn phải chạy vạy để lo thủ tục đổi thẻ mới, chạy lại thủ tục chuyển tuyến từ dưới lên để chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, có đủ thủ tục đó mới thanh toán chi phí chữa bệnh.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nhung (51 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam) kể, đã 4 năm nay, cứ cuối năm bà lại phải viết đơn mượn lại thẻ BHYT cũ để về quê làm lại thủ tục nhập thẻ mới và chuyển tuyến lại từ đầu. Dù hồ sơ bệnh án không có gì thay đổi, thậm chí tôi đang điều trị tại bệnh viện trung ương vẫn phải thực hiện những quy trình đó. “Về đợi có thẻ mới rồi ra bệnh viện huyện, tỉnh làm thủ tục chuyển viện lên Bệnh viện K để nhập vào hồ sơ đang lưu tại bệnh viện. Muốn chuyển được còn phải mất thêm tiền, nếu không bệnh viện tỉnh sẽ giữ lại, vì họ nói bệnh này ở tỉnh cũng chữa được”, bà Nhung kể.
Bà Nhung bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, đã di căn vào xương, 20 ngày lại lên Bệnh viện K cơ sở 2 điều trị, mỗi lần 1-2 ngày. Bà nhẩm tính, 4 năm qua đã mất khoảng 300 triệu đồng tiền chữa bệnh. Trong 2 năm đầu, mỗi lần lên Hà Nội xạ trị, bà Nhung đều có người nhà đi cùng, nhưng từ 2 năm nay phải tự đi 1 mình, vì còn phải để con cái lo làm việc kiếm tiền. “Ốm đau bệnh tật thế sao người ta không nhân nhượng cho chuyện thủ tục, giấy tờ. Đã xác định vào K là hết rồi, làm sao cho người ta tâm lý thoải mái. Sống chẳng được bao nhiêu mà…”, bà than thở.
Bà Phạm Thị Bình (60 tuổi, Diễn Châu, Nghệ An) cũng điên đảo vì thủ tục nhiêu khê. Tuyến dưới tự tin chữa được không cho bà được chuyển lên tuyến trên. Bà kể, bà bị ung thư đại tràng, nhưng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An điều trị mãi, chẩn đoán hết dạ dày rồi sang mổ ruột thừa nhưng vẫn không khỏi. Chỉ đến khi người nhà nhờ cậy lãnh đạo bệnh viện này, cuối cùng mới được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và phát hiện ung thư. Những ngày cuối năm, bà nghe đến việc quay lại bệnh viện cũ để hoàn thiện thủ tục; bà mất vía. Chưa kể, thẻ BHYT của bà còn bị người ta làm nhầm (đóng tiền hàng chục năm, nhưng chỉ ghi đóng từng năm một).
Nỗi sợ tuyến dưới
Những trường hợp như bà Nhung, bà Bình không hiếm, việc chạy thủ tục chuyển viện với họ đã thành quen. Bà Phạm Thu Thủy (60 tuổi, ở Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) kể, bà bị ung thư xương, đã điều trị tại Bệnh viện K cơ sở 2 hơn 2 năm nay. Đây cũng là lần thứ 2 bà phải làm thủ tục để rút hồ sơ nhập viện, chuyển tuyến lại từ đầu. “Tôi nhập viện ở quận, rồi xin chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (bệnh viện khu vực – PV) thì dễ. Nhưng từ bệnh viện ở Hà Đông chuyển lên Bệnh viện K Trung ương phải mất phí cho cò. Bệnh viện gần nhà, nhưng phải đi đúng tuyến mới được bảo hiểm thanh toán 80%, tự đi chỉ được 30%, nên chấp nhận mất ít cho cò vẫn hơn. Giờ xác định ung thư rồi, bác sĩ cũng bảo chẳng được bao lâu nữa vẫn phải chạy ngược chạy xuôi với giấy tờ cũng mệt”, bà Thủy hổn hển nói.
Còn chị Lý Hồng P. (ở Lạng Sơn) cho biết, người nhà chị đang nằm ở Khoa Xạ trị, Bệnh viện K cơ sở 2. Dù vẫn phải nằm lại viện chữa trị, nhưng do thẻ hết hạn, bác sĩ hướng dẫn mượn lại thẻ để về tuyến dưới làm lại thủ tục chuyển viện sau lên bổ sung vào hồ sơ cho đầy đủ. Những bệnh nhân đang điều trị ở đây, hết năm ai cũng chung một nỗi lo thủ tục.
(Theo Tiền Phong)
Từ 1/1/2016, mức đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thế nào
Theo quy định mới, tiền tính đóng bảo hiểm xã hội sẽ gồm lương và phụ cấp thay vì dựa vào bảng lương như hiện nay.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ thay đổi từ đầu năm tới. Cụ thể, từ 1/1/2016 đến hết năm 2017 đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng. Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 18%, chiếm 26% lương hàng tháng.
"Với cách tính trên, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều", ông Trần Đình Liêu, Trưởng ban thu BHXH Việt Nam nói.
Theo ông, người lao động sẽ có tích lũy lâu dài, về già sẽ nhận được lương hưu nhiều hơn so với hiện nay. So với các nước trên thế giới, độ tuổi trung bình nghỉ hưu của người Việt thấp, khoảng 54,2 (bình quân 55,6 với nam và 52,6 đối với nữ). Trong khi đó thế giới độ tuổi trên dao động 60-62. Mỗi năm đóng BHXH, lao động nữ được nhận bình quân 3% lương hưu, còn lao động nam được 2,5%.
Việc nghỉ hưu sớm và chính sách được hưởng lương hưu một lần khiến cho quỹ lương hưu mất cân đối. Cách tính mới này đảm bảo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, bình ổn quỹ lương hưu và để đảm bảo tương lai lâu dài cho người lao động.
Hiện nay, nhiều chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo tiền ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn "chẻ" thu nhập của người lao động ra thành nhiều khoản dẫn đến nghịch lý là các loại phụ cấp lớn hơn lương. Số tiền này không được tính đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, dẫn đến thất thu BHXH.
"Việc đóng BHXH theo phương thức mới khắc phục được tình trạng trên, buộc doanh nghiệp phải đóng đúng theo tiền lương người lao động thực lĩnh. Doanh nghiệp cần hướng tới mục tiêu vì người lao động. Trả lương cao, đóng góp các khoản phúc lợi xã hội cao thì người lao động yên tâm làm việc, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp", ông nói.
Việc giám sát sẽ do cơ quan bảo hiểm phối hợp với cơ quan thuế thực hiện. Theo quy định mới của Luật hình sự sửa đổi được Quốc hội thông qua, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý hình sự từ 2 đến 7 năm tù.
Còn hơn 10 ngày nữa là luật có hiệu lực, song cách tính các khoản để thu BHXH ra sao, số tiền thu được thế nào thì các cơ quan còn chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trao đổi về việc này, bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Bảo hiểm xã hội cho biết, thông tư đã lấy ý kiến xong và chờ ban hành. Song theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chờ thông tư cũng mất một thời gian, có khả năng sẽ không kịp ban hành trước 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực.
Từ 1/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam bãi bỏ 11 loại giấy tờ, thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mẫu 11A và 11B; Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Đề nghị truy lĩnh số tiền chưa nhận; Xác nhận đang đi học của nhà trường; Đề nghị tạm ứng mai táng phí; Quyết định của cấp có thẩm quyền cử đi học và làm việc ở nước ngoài; Giấy ủy quyền nộp hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám chưa bệnh bảo hiểm y tế; Đề nghị xác nhận chữ ký; Danh sách xác nhận người hưởng chế độ bảo hiểm hàng tháng qua tài khoản ATM; Xác nhận người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản ATM.
Hầu hết giấy tờ này đều được ban hành từ năm 2012-2014. Cơ quan này cũng đang rà soát và đơn giản hóa quy trình nhận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Phương Hòa
Theo VNE
Nhiều loại trợ cấp, chế độ sẽ được chi trả qua bưu điện Dự kiến trong thời gian tới, nhiều loại chế độ, trợ cấp xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản và chế độ người có công sẽ tiếp tục chuyển sang chi trả qua hệ thống bưu điện. Người dân ký nhận lương hưu tại một điểm chi trả ở quận 1 - Ảnh: VŨ THỦY Tại TP.HCM,...