Bảo hiểm xã hội phải là mô hình đi đầu trong đảm bảo sự hài lòng của người dân
Sáng nay (15/2), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020″.
Đây là sự kiện lớn và ý nghĩa nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (16/2/1995 -16/2/2020).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Báo cáo tóm tắt về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của ngành trong 25 năm qua, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết: Ngày 16/2/1995, Chính phu đã ban hành Nghị định sô 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thông nhất các tô chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thông Lao động – Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH, thực hiện thống nhất các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật.
Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành BHXH luôn được sự quan tâm sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng bằng các Chỉ thị, Nghị quyết, qua đó định hướng quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của Hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng.
25 năm qua, BHXH Việt Nam luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, qua đó đạt được nhiều thành tựu: Số người tham gia BHXH đến hết năm 2019 là 15,77 triệu người (chiếm khoảng 32,3% lực lượng lao động trong độ tuổi), tăng 12,9 triệu người so với năm 1995; số người tham gia BHYT là 85,945 triệu người (đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số), cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW.
Số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng liên tục tăng theo thời gian. Cuối năm 2019, tổng số thu BHXH bắt buộc toàn ngành đạt 242.982 tỷ đồng (tăng gần 312 lần so với năm 1995); thu BHXH tự nguyện đạt 2.379 tỷ đồng (tăng 216 lần so với năm 2008); thu BH thất nghiệp đạt 17.405 tỷ đồng vào cuối năm 2019 (tăng 4,95 lần so với năm 2009); thu BHYT đạt 104.807 tỷ đồng (tăng 49,6 lần so với năm 2004)…
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến diễn ra sáng nay (15/2)
Thủ tục hành chính (TTHC) trong việc tham gia và giải quyết các quyền lợi về BHXH, BHYT ngày càng được cải tiến, rút gọn (từ 263 TTHC năm 2012 xuống còn 27 TTHC năm 2019). Trên 90% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai đóng BHXH qua mạng internet; thời gian thực hiện TTHC trong giao dịch với các doanh nghiệp, cá nhân về kê khai tham gia BHXH, BHYT được rút ngắn từ 335 giờ/năm xuống còn 147 giờ/năm (số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm)…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHXH, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Hệ thống chính sách BHXH, BHYT trải qua nhiều giai đoạn ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương.
Video đang HOT
Để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách BHXH.
“Tôi yêu cầu BHXH Việt Nam phải xác lập một chiến lược phát triển để trở thành một thiết chế hiện đại, hiệu quả gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, liên thông trong thực thi chính sách. BHXH Việt Nam phải là mô hình đi đầu trong việc bảo đảm sự hài lòng của người dân, không ngừng củng cố niềm tin của người lao động” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Về giải pháp triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ngành BHXH cần tập trung vào các nhiệm vụ, gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội theo hướng tích hợp để quản lý tập trung, thống nhất, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm công bằng, bền vững, bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho BHXH Việt Nam
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách; tăng cường công tác quản lý quỹ BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế tài chính để chính sách BHXH, BHYT được thực hiện thông suốt, tiện lợi cho người dân.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về an sinh xã hội nói chung, BHXH, BHYT nói riêng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể cũng như để nhân dân hiểu sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của BHXH, BHYT.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực hiện chính sách; tăng cường công tác quản lý quỹ BHXH; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế tài chính để chính sách BHXH, BHYT được thực hiện thông suốt, tiện lợi cho người dân.
Tiếp tục mở rộng độ bao phủ BHYT; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành; liên thông giải quyết thủ tục hành chính trên Trục dữ liệu Quốc gia góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thay đổi tác phong, lề lối làm việc; nâng cao chất lượng phục vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện với người dân theo tinh thần của Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động vì người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh
Tại Hội nghị, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả, thành tựu của ngành BHXH 25 năm qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho BHXH Việt Nam vì có thành tích hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước cho Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo Duy
Theo LĐTĐ
Ngành Bảo hiểm xã hội: Nỗ lực tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm
8 tháng đầu năm 2019, số liệu từ ngành Bảo hiểm xã hội cho thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 15,08 triệu người, trong đó bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,56 triệu người, bảo hiểm xã hội tự nguyện là 437 nghìn người.
Thông tin tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, 8 tháng đầu năm, số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,14 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ đạt 89,7% dân số.
Hà Nội tăng cường thanh tra tới doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: B.D
Toàn quốc đã cấp được 14,9 triệu sổ bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 99,4% trên tổng số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cấp 85,14 triệu thẻ bảo hiểm y tế. Số lượng sổ bảo hiểm xã hội đã thực hiện rà soát, bàn giao trên toàn quốc là 13.475.392 sổ, đạt 99,395 trên tổng số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải trả sổ bảo hiểm xã hội.
8 tháng đầu năm, toàn ngành thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 228.998 tỷ đồng, đạt 63,6% so với kế hoạch năm 2019. Tổng số nợ phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khoảng 7.043 tỷ đồng, bằng 1,85% so với kế hoạch thu giao năm 2019.
Tại thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Hòa - Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: Đến hết tháng 8/2019, thành phố đã hoàn thành tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 96% kế hoạch. Trong phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, thành phố đã tổ chức 542 hội nghị tuyên truyền mang lại kết quả tích cực và đặt mục tiêu hết năm 2019, mỗi xã có ít nhất 25 người tham gia loại hình bảo hiểm này.
Tuy nhiên, ông Hòa cũng cho hay, hiện nay, tình hình nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn cao. Bảo hiểm xã hội Thành phố đang tập trung đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành, đột xuất và phối hợp xử lý hình sự các đơn vị có số nợ lớn, kéo dài...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu ghi nhận những kết quả 8 tháng đầu năm cơ bản hoàn thành những chỉ tiêu nhiệm vụ mà ngành đã đặt ra. Đặc biệt, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt kết quả vượt bậc. 8 tháng đầu năm 2019, số người tăng mới gần bằng cả 10 năm thực hiện chính sách này.
Về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong tháng 8/2019 tăng hơn 102 nghìn người, khởi sắc so với những tháng trước. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục mang lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, phục vụ người tham gia...
Ghi nhận nỗ lực của toàn ngành trong việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện với kết quả khả quan, tuy nhiên, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh đề nghị toàn ngành cần tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức cao nhất, không tự thoả mãn với thành tích đạt được. Con số phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW.
Về nhiệm vụ của ngành trong 4 tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh đề nghị toàn ngành cần tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; giảm nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và rà soát, cập nhật dữ liệu hộ gia đình.
Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh: Trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội các địa phương cần bám sát vào dữ liệu chia sẻ từ ngành Thuế để tiếp cận, tuyên truyền, vận động với mục tiêu là phải hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu này.
Trong giảm nợ đọng, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phải tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành và phối hợp xử lý hình sự các đơn vị vi phạm; cán bộ chuyên quản thu phải bám sát cơ sở, thường xuyên thông tin về tình hình nợ đọng cho doanh nghiệp để đôn đốc, nhắc nhở.
Về quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống kê chi tiết tình hình sử dụng quỹ của từng cơ sở y tế theo tháng, theo quý, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần theo sát nguồn dữ liệu này để thông báo, tổ chức giám định chuyên đề, thanh tra, kiểm tra khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Đồng thời cũng cần kết hợp giữa giám định điện tử và giám định tại chỗ để kiểm soát tốt nguồn dữ liệu thực tế và dữ liệu được đưa lên Hệ thống. Với công tác rà soát, cập nhật dữ liệu hộ gia đình, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ, tăng cường phối hợp với ngành Bưu điện để hoàn thành, đảm chất lượng thông tin trước ngày 1/10/2019.
B.Duy
Theo LĐTĐ
Bổ sung quy định trách nhiệm thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). BHXH Việt Nam cho biết báo...