Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng. Hiện BHTGVN đang nỗ lực hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 báo cáo NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động và tích cực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ
Tích cực triển khai các hoạt động nghiệp vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2018, BHTGVN đã tập trung nghiên cứu, đề xuất ý kiến nhằm triển khai hiệu quả các nội dung tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD; xử lý các vướng mắc trong quá trình tham gia kiểm soát đặc biệt (KSĐB) và tham gia phương án cơ cấu lại TCTD theo chỉ đạo của NHNN; phối hợp với các bộ, ngành đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của BHTGVN.
BHTGVN tiếp tục tăng cường giám sát đối với 100% tổ chức tham gia BHTG (1.282 tổ chức, trong đó có 94 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Hợp tác xã, 1.183 quỹ tín dụng nhân dân và 04 tổ chức Tài chính vi mô). Để đổi mới công tác giám sát, BHTGVN đã hướng dẫn triển khai Quy chế Thông tin báo cáo về tiền gửi được bảo hiểm đến tất cả các tổ chức tham gia BHTG và tập huấn cho hơn 90% tổ chức; tiến hành truyền thử nghiệm tại một số tổ chức trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
BHTGVN thực hiện thu phí BHTG kỳ Quý I-II/2018 đối với các tổ chức tham gia BHTG với tổng số phí thực thu tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, không phát sinh việc chi trả tiền bảo hiểm đối với các tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, đối với một số QTDND yếu kém, có khả năng lâm vào tình trạng phá sản, BHTGVN luôn bám sát diễn biến hoạt động của các đơn vị, phối hợp với Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng – NHNN và NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố để nắm tình hình và thống nhất biện pháp xử lý; chủ động chuẩn bị các phương án chi trả khi phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm. Bên cạnh đó, BHTGVN tổ chức tập huấn công tác chi trả BHTG, diễn tập chi trả tiền bảo hiểm đối với tổ chức tham gia BHTG là QTDND.
Video đang HOT
Về quản lý và đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi, công tác quản lý và đầu tư vốn được thực hiện đúng quy định, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển nguồn vốn, đem lại nguồn thu bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ và nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN. Hoạt động thông tin tuyên truyền được tích cực triển khai theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức và mở rộng kênh truyền thông để chính sách BHTG lan tỏa tới đông đảo công chúng.
Trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018
Từ nay đến cuối năm, BHTGVN xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện Đề án phí BHTG phân biệt báo cáo NHNN, đề xuất lộ trình áp dụng hệ thống phí BHTG phân biệt phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, BHTGVN tiếp tục nỗ lực hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 báo cáo NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra về tiền gửi được bảo hiểm cũng sẽ được BHTG chú trọng, đặc biệt là giám sát cảnh báo rủi ro và xử lý các TCTD yếu kém, đặc biệt là các QTDND có vấn đề; nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa BHTGVN với Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng – NHNN và Chi nhánh NHNN trong việc kiểm tra và xử lý các QTDND yếu kém: Trước, trong và sau quá trình KSĐB nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, BHTGVN đã triển khai kế hoạch công tác năm 2018 theo đúng định hướng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để thực hiện thành công nhiệm vụ đề ra của 6 tháng cuối năm 2018, tập thể người quản lý và người lao động trong toàn hệ thống BHTGVN quyết tâm thi đua, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, xây dựng tổ chức BHTGVN vững mạnh, khẳng định vị thế của BHTGVN trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của hoạt động Ngân hàng Việt Nam.
H.M
Theo laodong.vn
Dân cư và doanh nghiệp đang gửi bao nhiêu tiền vào ngân hàng?
Đến cuối tháng 3, huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế mới chỉ tăng 3%. Song đến cuối tháng 6 đã đạt tới 8%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Tiền gửi chảy mạnh vào ngân hàng trong 3 tháng gần đây là do đâu?
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, vốn huy động của hệ thống TCTD đang tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2018, tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng khoảng 8% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 6,8%).
Theo số liệu có được từ NHNN, cuối năm 2017, tổng tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế tại các TCTD đạt 6,84 triệu tỷ đồng. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng đạt 8% trong nửa đầu năm, ước tính tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đến cuối tháng 6 đạt trên 7,38 triệu tỷ đồng.
Trước đó, đến cuối tháng 3, tăng trưởng huy động từ dân cư và TCKT mới chỉ đạt 3% (theo NFSC); nhưng đến cuối tháng 6 đã lên 8%. Như vậy, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã vọt tăng mạnh trong quý II. Diễn biến này có thể đến từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm trong 3 tháng gần đây nhưng một số ngân hàng vừa và nhỏ vẫn đang tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi, tặng quà hoặc cộng thêm lãi suất cho người gửi tiền.
Hơn nữa, các nhà băng tuy đồng loạt giảm lãi suất nhưng chủ yếu ở những kỳ hạn ngắn, các kỳ hạn dài gần như không có thay đổi. Nhìn chung, mức giảm cũng không quá lớn, chỉ phổ biến khoảng 0,2-0,4%/năm. Động thái giảm lãi suất của các nhà băng có thể một phần là để đảm bảo lợi nhuận khi đầu ra tín dụng tăng chậm, một phần để cơ cấu lại nguồn vốn,đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định.
Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, một số ngân hàng cũng đang tích cực thu hút tiền gửi bằng một hình thức khác là qua phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn dài. Hình thức này cũng đang ngày càng phổ biến trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp, nhu cầu nguồn vốn dài hạn của các ngân hàng tăng. Với đặc tính dễ chuyển nhượng của chứng chỉ tiền gửi, các khách hàng kể cả dân cư hay TCKT vốn ưa gửi tiền ngắn hạn đều có thể chọn hình thức này mà không lo rút trước hạn hay lãi suất thấp.
Ngoài ra thị trường bất động sản thời gian vừa rồi đã có dấu hiệu chững lại, các cơn sốt đất cũng đã tạm lắng xuống, cộng thêm những biến động trên thị trường chứng khoán cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy dòng tiền từ các kênh đầu tư này trở lại với hệ thống ngân hàng, nơi luôn được xem là kênh trú ẩn an toàn nhất.
Trong khi tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng mạnh thì tăng trưởng tín dụng lại chậm hơn so với cùng kỳ năm 2017. Đến cuối tháng 6/2018, tín dụng tăng khoảng 6,5% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ tăng 8,7%).
Nhiều ý kiến cho rằng, tuy thanh khoản hiện tại đang dồi dào nhưng có thể 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ nhanh hơn. Theo đó, nguồn vốn huy động dồi dào hiện nay sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đầu ra mà không phải quá lo áp lực thanh khoản.
Dù vậy, một số công ty chứng khoán cũng lưu ý rằng, các dấu hiệu như lạm phát tăng cao, tỷ giá nổi sóng trong thời gian gần đây có thể sễ khiến NHNN cẩn trọng hơn với tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng còn lại. Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2018 vừa được ban hành cũng xác định rõ yêu cầu hàng đầu là bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, thị trường ngoại hối.
Hải Vân
Theo VNE
Theo Trí thức trẻ
CEO HSBC Việt Nam: Máy móc có thể thay 90% công việc ngân hàng Ông Phạm Hồng Hải cho rằng thay vì bi quan, con người nên nghĩ cần thay đổi ra sao để làm việc cùng với máy móc. CEO HSBC Việt Nam: Có thể tận dụng CPTPP để thành con hổ mới ở châu Á Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo "Triển vọng kinh tế Việt Nam 2018 - Số hóa: Tương...