Bảo hiểm tiền gửi góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng
Bà Nguyễn Thị Thúy Liên (Hà Nội) hỏi: Bảo hiểm tiền gửi là gì và chính sách bảo hiểm tiền gửi có những mục tiêu như thế nào?
Về vấn đề này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) trả lời như sau:
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Tại Việt Nam, Luật BHTG quy định: BHTG là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được BHTG trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Theo Hiệp hội BHTG Quốc tế (IADI), BHTG được hiểu là “một hệ thống được thiết lập để bảo vệ người gửi tiền khỏi những tổn thất về tiền gửi được bảo hiểm của họ trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi không thể hoàn thành các nghĩa vụ nợ theo cam kết đối với người gửi tiền”.
Như vậy, co thê hiêu BHTG là một cam kết công khai của tổ chức BHTG về việc sẽ hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động.
Video đang HOT
Mục tiêu chung của chính sách BHTG
Tại mỗi quốc gia, chính sách BHTG được xây dựng nhằm hướng đến một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể trong mỗi thời kỳ. Tuy vậy, có thể phân chia mục tiêu của chính sách BHTG thành 3 nhóm chính gồm:
Thứ nhất: Bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có những hạn chế nhất định trong tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.
Thứ hai: Góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính sách BHTG được sử dụng với mục đích tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.
Thứ ba: Các mục tiêu khác như góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức nhận tiền gửi có quy mô và trình độ phát triển khác nhau; giúp tạo điều kiện quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức nhận tiền gửi, chính phủ, phân phối lại chi phí xử lý đổ vỡ ngân hàng và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có ngân hàng đổ vỡ.
Trong đó, mục tiêu thứ nhất và thứ hai là hai mục tiêu cốt lõi của chính sách BHTG. Các mục tiêu bổ sung trong nhóm thứ 3 (nếu có) không được mâu thuẫn hoặc làm suy yếu hai mục tiêu cốt lõi nêu trên.
Bồi đắp niềm tin của người gửi tiền
Chính sách Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một thành tố trong tổng thể, không thể tách rời khỏi chính sách ngân hàng. Và việc truyền thông chính sách BHTG cần được coi là ưu tiên hàng đầu, song cũng không thể tách rời khỏi kết cấu chung của hệ thống truyền thông ngành ngân hàng. Có như vậy mới tạo ra được một nhận thức chung, cởi mở và đầy đủ thông tin. Nâng cao niềm tin công chúng với hệ thống ngân hàng nói chung là vai trò, nhiệm vụ của tổ chức BHTG nhằm giảm thiểu rủi ro đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Tại Việt Nam, thời gian qua, BHTG Việt Nam đã triển khai có hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Đặc biệt, với nguồn lực của mình, giữa bối cảnh cần nâng cao niềm tin công chúng trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD), BHTG Việt Nam đã khéo léo lựa chọn đối tượng truyền thông mục tiêu một cách phù hợp, thực hiện các chương trình truyền thông có trọng tâm.
BHTG Việt Nam lựa chọn đối tượng truyền thông mục tiêu một cách phù hợp, thực hiện các chương trình truyền thông có trọng tâm
Bên cạnh đó, truyền thông phổ rộng cũng được triển khai một cách hài hòa trong kết cấu chung. Đặc biệt, với nguồn lực của mình, giữa bối cảnh cần nâng cao niềm tin công chúng trong quá trình tái cơ cấu các TCTD, BHTG Việt Nam đã khéo léo lựa chọn đối tượng truyền thông mục tiêu một cách phù hợp, thực hiện các chương trình truyền thông có trọng tâm.
Đạt được những kết quả đó, bên cạnh việc tập trung tuyên truyền riêng chính sách BHTG, BHTG Việt Nam còn tham gia các định hướng truyền thông chung của ngành ngân hàng, đóng góp một tiếng nói và trở thành một nhịp cầu để chính sách BHTG nói riêng và chính sách ngân hàng nói chung tới với công chúng. Hệ thống truyền thông của ngành ngân hàng có thể hướng tới cùng lúc nhiều đối tượng khác nhau như người gửi tiền nói riêng, khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính nói chung, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế...
Tuy nhiên, đối tượng truyền thông của ngành ngân hàng và đối tượng truyền thông mục tiêu của chính sách BHTG có điểm giao thoa là người gửi tiền. Việc kết hợp, lồng ghép truyền thông sẽ giúp mỗi thông điệp truyền thông có hiệu quả khuếch tán cao hơn nhưng vẫn đảm bảo độ thẩm thấu.
Công tác truyền thông chính sách BHTG phải song hành với truyền thông về tổ chức BHTG. Qua thực tế, công chúng đã có những nhận biết cơ bản về một số nội dung cốt lõi của chính sách BHTG như hạn mức, phạm vi bảo vệ, song còn thiếu thông tin về tổ chức BHTG - cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Số liệu khảo sát của nhiều tổ chức BHTG trên thế giới cũng cho thấy, mức độ nhận biết của công chúng về hạn mức BHTG thường cao hơn so với nhận biết về tổ chức BHTG. Trong khi đó, tổ chức BHTG là một thành tố quan trọng trong chính sách BHTG. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức BHTG cũng cần được truyền đạt tới công chúng, tạo ra sự gần gũi, cởi mở trong trao đổi thông tin, từ đó mới thúc đẩy được việc truyền thông chính sách một cách hiệu quả cũng như lắng nghe được những kiến nghị, đề xuất của công chúng để cải thiện chính sách, đảm bảo chính sách sát với thực tiễn.
Truyền thông chính sách BHTG phải đi đôi với việc tạo ra các kênh thu thập thông tin từ công chúng một cách hợp lý. Các kênh này phải thuận tiện, dễ tiếp cận, đặc biệt có thể sử dụng các kênh truyền thông số để đảm bảo quy mô rộng với chi phí tiết kiệm. Hiện nay, trên thế giới, một số tổ chức BHTG đã xây dựng hệ thống đánh giá của công chúng đối với tổ chức BHTG, ví dụ như Tổng công ty BHTG Philippines (PDIC). Các công cụ đánh giá, đo lường dư luận xã hội (social listening) cũng có thể đóng góp vào quá trình thu thập thông tin, ý kiến của công chúng, đồng thời còn có thể tận dụng để ghi nhận các diễn biến bất thường có thể kích hoạt rút tiền hàng loạt hoặc các thông tin tiêu cực liên quan tới các TCTD.
Bồi đắp niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng không bao giờ là một quá trình đơn giản. Do đó, việc tuyên truyền chính sách, phổ biến kiến thức về BHTG cần được thực hiện từng bước theo một lộ trình vững chắc. Có như vậy, tổ chức BHTG mới thực sự phát huy vai trò như một thành viên của mạng an toàn tài chính quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Xét cho cùng, thành công của một tổ chức BHTG không thể được tính trên việc tổ chức đó đã chi trả cho bao nhiêu người gửi tiền tại bao nhiêu TCTD đã bị đổ vỡ với giá trị tiền bảo hiểm lên tới bao nhiêu mà phải được xét trên cơ sở tổ chức BHTG thông qua việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ của mình, không để xảy ra rút tiền hàng loạt hay hạn chế được đổ vỡ TCTD, hạn chế việc phát sinh nghĩa vụ chi trả cho người gửi tiền.
Ngọc Nhi
Theo congthuong.vn
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Dấu ấn tuổi 20 Cách đây tròn hai thập kỷ, ngày 9/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) với cam kết bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, góp phần duy trì an toàn lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề...