Bảo hiểm MIC vẫn chưa chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE
Thông tin tại đại hội cổ đông thường niên năm 2020 diễn ra mới đây, MIC cho biết sẽ sớm hoàn tất tiến trình đưa cổ phiếu MIG lên sàn HoSE, từ đó lựa chọn các cổ đông chiến lược trong giai đoạn tiếp theo.
Bảo hiểm MIC vẫn chưa chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE. (Ảnh minh hoạ)
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC) diễn ra mới đây, Chủ tịch MIC, ông Uông Đông Hưng, cho biết doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đối diện áp lực kép về doanh thu và hiệu quả đầu tư do ảnh hưởng của dịch bệnh. Lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, thị trường chứng khoán biến động làm giảm lợi nhuận tài chính, doanh thu bảo hiểm gốc dự báo cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong bối cảnh này, MIC vẫn đặt mục tiêu doanh thu cả năm 2020 tăng hơn 12% lên 3.079 tỷ đồng và lạc quan rằng sẽ vào top 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần lớn nhất. MIC cũng đặt mục tiêu phấn đấu đạt doanh thu bảo hiểm gốc tăng trưởng trên 15% so với năm 2019, cam kết cổ tức từ 8% – 10%.
Đại hội cũng nhất trí chuyển cổ phiếu từ UPCoM lên sàn HoSE trong năm 2020 hoặc thời điểm thích hợp.
Được biết MIC đã nộp hồ sơ đăng ký chuyển sàn HoSE vào quý IV/2019. Tuy nhiên theo đánh giá của ông Uông Đông Hưng, thị trường chứng khoán vẫn trong thời kỳ khó khăn và chỉ tới khi có vaccine mới có thể ổn định lại. Vì thế, MIC vẫn chưa chốt thời gian và chờ thời điểm tốt hơn để chuyển sàn.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hải Yến, quyền Tổng giám đốc, cho hay MIC đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM từ năm 2017, nhưng với mục tiêu hướng tới top 3 của thị trường bảo hiểm nên cần phải hấp dẫn nhà đầu tư nhiều hơn, trong đó có nhà đầu tư ngoại, nên phải niêm yết trên sàn chính thức.
“Việc niêm yết cổ phiếu trên HoSE cũng là cách quảng bá hình ảnh MIC nhanh hơn nên MIC quyết định sẽ huỷ giao dịch cổ phiếu MIG trên UPCoM để chuyển sang niêm yết toàn bộ 130 triệu cổ phiếu trên HoSE”, bà Yến nói.
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC – trong đó MB sở hữu 69,58% cổ phần) khởi nghiệp bắt đầu cách đây hơn 10 năm với số vốn khiêm tốn là 300 tỷ đồng, doanh thu năm đầu tiên chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng.
MIC hoạt động kinh doanh chủ yếu ở các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại…
Năm 2010, MIC đánh dấu việc tham gia vào lĩnh vực bất động sản bằng việc góp vốn dự án đầu tư xây dựng tổ hợp dịch vụ công cộng, nhà ở và văn phòng cho thuê Pearl Tower.
Năm 2012, tái cơ cấu thành công, MIC đổi mới chiến lược kinh doanh, chuyển đổi mô hình hội sở thành 5 khối. Cũng trong năm 2012, lần đầu tiên doanh thu của MIC đạt mốc vượt 500 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu bảo hiểm.
Năm 2017 đánh dấu 10 năm thành lập và hoạt động của MIC, công ty đã cán đích doanh thu 2.123 tỷ đồng, tăng trưởng 11%. Thị phần tăng từ 4,5% lên 5%.
Ngày 5/5/2017, 80 triệu cổ phiếu MIG của MIC chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM với giá đóng cửa phiên giao dịch lần đầu là 14.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, kết thúc năm 2019, MIC mang về doanh thu 2.745 tỷ đồng hoàn thành 110,3 % kế hoạch năm, ROE 11,49% đứng tốp đầu thị trường. Doanh thu bảo hiểm gốc đạt 2.507 tỷ tăng trưởng 30% (cao gấp 2,4 lần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ), lợi nhuận trước thuế đạt 177 tỷ đồng tăng trưởng 30,7% so với năm 2018, trong đó lợi nhuận từ đầu tư đạt 154,5 tỷ tăng trưởng 31% so với cùng kỳ.
Không thay đổi mục tiêu năm 2020 vì Covid-19, Viettel Global vẫn dự kiến tăng trưởng 10-15%
Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/05/2020, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) cho biết: "Đến thời điểm này, chúng tôi tin tưởng là chưa phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng".
Đại hội cổ đông của Viettel Global năm nay hơi khác khi các đại biểu tham dự làm thủ đăng ký và check in với QR Code đúng kiểu của một công ty công nghệ. Một số cổ đông lần đầu tiên tham dự một cuộc họp như vậy cảm thấy rất thích thú bởi giảm được giấy. Khi biểu quyết, đại hội cũng thực hiện trên ứng dụng chứ không cộng "bằng tay".
Tại đại hội cổ đông, Viettel Global công bố, năm 2020 sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào thị trường Đông Nam Á với việc Unitel (Lào), Metfone (Campuchia), Telemor (Đông Timor) củng cố vị trí số 1 và Mytel (Myanmar) đặt mục tiêu vươn lên vị trí số 2 về thị phần thuê bao. Theo dự kiến, các thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Myanmar sẽ là động lực tăng trưởng chính cho Viettel Global trong năm 2020.
Tại châu Phi, Movitel (Mozambique) và Halotel (Tanzania) sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số về doanh thu dịch vụ, và Lumitel (Burundi) trở thành nhà cung cấp hệ sinh thái dịch vụ thanh toán số 1. Tại châu Mỹ, Natcom đặt mục tiêu khai trương dịch vụ ví điện tử, duy trì tăng trưởng tốt về doanh thu dịch vụ cũng như đảm bảo dòng tiền chuyển về Viettel Global theo kế hoạch.
Các cổ đông thực hiện thủ tục check in bằng QR Code đúng kiểu của một công ty công nghệ.
Trong năm 2020, Viettel Global đặt mục tiêu đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số toàn diện, ưu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lấy chuyển đổi số làm động lực tăng trưởng. Theo đó, công ty sẽ đẩy mạnh triển khai mạnh dịch vụ số ở các thị trường Campuchia, Haiti, Mozambique (dịch vụ xổ số trên ví, siêu ứng dụng); phát triển mạnh ví điện tử ở Campuchia, Tanzania, Đông Timor...
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ tối ưu chi phí triệt để việc vận hành và đầu tư tại tất cả các thị trường để tăng cường hiệu quả. Về nguồn nhân lực, Viettel Global sẽ chuẩn hóa nhân sự bao gồm cả người Việt Nam và người lao động nước sở tại để chuyển giao các vị trí quản lý cho người sở tại, tối ưu nhân sự người Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Các thị trường tiếp tục thực hiện chiến lược đã thành công trong năm 2019 là đẩy mạnh kinh doanh tại khu vực thành thị, hướng tới tập khách hàng giàu, có ARPU cao (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao).
Năm 2020, doanh thu của Viettel Global dự kiến tăng trưởng 10-15%, tăng trưởng mới 5 triệu thuê bao và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương.
Phát biểu tại Đại hội cổ đông, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch HĐQT Viettel Global khẳng định: "Mặc dù, dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn về kinh doanh trên toàn cầu nhưng đến lúc này, chúng tôi tin tưởng rằng chưa phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng. Người Viettel luôn tìm cơ hội trong khó khăn để vươn lên".
Năm 2019, Viettel Global đạt lợi nhuận trước thuế dương, tăng trưởng mạnh so với năm 2018; tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 35,7%, tăng đáng kể so với mức 31,4% của năm 2018 và 23,6% của năm 2017.
Tiết lộ thêm về hoạt động kinh doanh trong những tháng đầu năm khi dịch Covid-19 đang diễn ra, ông Tào Đức Thắng cho biết, tốc độ tăng trưởng tại Tanzania và Mozambique thậm chí còn lên tới 30%. "Người Viettel luôn tìm cơ hội trong khó khăn để vươn lên", ông Thắng chia sẻ.
Vinare (VNR): Kế hoạch lãi trước thuế năm 2020 tăng 7% lên mức 355 tỷ đồng Năm 2019 Vinare trình phương án chia cổ tức tỷ lệ 20% thay cho mức 12% như kế hoạch. Ngày 11/6 tới đây Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare - mã chứng khoán VNR) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Hiện công ty đã công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội lần...