Bảo hiểm cháy nổ: Dân vẫn thờ ơ
Theo quy định, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có cơ sở nguy hiểm về cháy nổ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, hầu hết vẫn thờ ơ, trong khi các vụ cháy nổ ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Chưa mặn mà
Căn nhà bị cháy rụi do chập điện và làm một người thân bị thương khiến ông Nguyễn Văn Bảo, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang khổ càng thêm khó.
Sau đó, biết được có loại bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện qua một người bạn ở TPHCM, ông đã tham gia.
“Mức phí 28.000 đồng/năm, không quá nhiều nhưng nếu không may sự cố xảy ra khoản đóng góp này mang lại quyền lợi rất thiết thực”- ông Bảo nói. Một lần sửa chữa cầu dao điện, do bất cẩn ông bị điện giật bật xuống đất, gãy tay. Nhanh chóng sau đó, ông được bảo hiểm chi trả 10 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, chủ căn hộ ở khu Tân Quy Đông, quận 7 cho biết, đã mua bảo hiểm tự nguyện về bảo vệ tài sản căn nhà từ 3 năm nay mức phí 100 nghìn.
Theo chị Vân, mua bảo hiểm là đề phòng rủi ro. Nỗi đau vụ nổ nhà xảy ra vào ngày 24/2 làm 11 người tử vong ở hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 vẫn chưa nguôi ngoai.
Ông Trần Tam Phúc – Phó tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA Phúc cho biết, nếu hộ gia đình này có tham gia bảo hiểm sinh mạng/thương tật do cháy nổ, công ty bảo hiểm sẽ chi trả đến hết hạn mức cao nhất mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
“Ví dụ hợp đồng bảo hiểm quy định bồi thường 100 triệu đồng trong trường hợp tử vong do tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đến 100 triệu nếu người tham gia chết do tai nạn”- ông Phúc nói. Tuy nhiên theo ông, “do lợi ích khi tham gia bảo hiểm không nhìn thấy được tức thì nên nhiều người dân vẫn không mặn mà”.
Người dân tham gia cứu hỏa khi một ngôi nhà bị cháy ở quận Tân Bình, TPHCM
Vì chi phí cao?
Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, hiện mới chỉ có 20% đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tham gia theo quy định, số còn lại vẫn chưa mặn mà với loại hình bảo hiểm này.
Theo ước tính cả nước có khoảng 40 nghìn cơ sở có nguy cơ cháy nổ thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhưng thực tế chỉ có hơn 13 nghìn cơ sở tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, không dễ muốn tham gia là được. Đại diện doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở quận Thủ Đức-TPHCM cho biết hai năm nay vẫn chưa mua được bảo hiểm cháy nổ theo quy định do đơn vị không đạt tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy.
Video đang HOT
“Đây là tiêu chí phải đạt mới đủ điều kiện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện việc này” – đại diện doanh nghiệp này nói.
Trong khi đó, ông Hoàng Bảo An, Giám đốc Công ty G.D, chuyên về gia công may thêu ở huyện Hóc Môn, TPHCM nói do chi phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc quá cao nên vẫn chưa mua được bảo hiểm cháy nổ.
Trao đổi với PV hôm qua 28/2, ông Phạm Trường Khánh- Giám đốc tiếp thị Bảo hiểm Liberty cho biết người dân chưa mấy mặn mà với bảo hiểm cháy nổ ở lĩnh vực nhà ở thuộc cá nhân.
“Dù mức phí bảo hiểm cháy nổ nhà cá nhân chỉ 1/2 triệu đồng/năm mà bảo vệ tài sản toàn diện khi rủi ro xảy ra nhưng cũng ít người tham gia” – ông Khánh nói.
Ông Trần Tam Phúc cho rằng, người dân vẫn còn nặng tâm lý may rủi nên chưa quan tâm đến các biện pháp bảo vệ tài sản và bảo vệ chính mình.
“Với căn hộ có diện tích xây dựng khoảng 100m2, phí bảo hiểm khoảng 1 triệu đồng/năm, tương đương 80 ngàn đồng/tháng. Nếu không may sự cố xảy ra họ sẽ có được một căn nhà khác. Tuy nhiên, rất ít người dân tham gia” – ông Phúc nói.
Theo 24h
Bão cấp 13 đến gần, dân vẫn thờ ơ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Cơn bão mạnh này có tốc độ di chuyển nhanh, có khả năng bão không đổ bộ vuông góc mà quét dọc bờ biển.
Trước cường độ tăng dần và hướng di chuyển phức tạp của bão số 8, tại cuộc họp khẩn vừa diễn ra hôm nay, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu các lực lượng chức năng nêu cao tinh thần cảnh giác, ứng phó kịp thời.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, nhiều khả năng bão Sơn Tinh sẽ đổ bộ sớm vào chiều tối 27/10.
Thanh Hóa đến Quảng Trị là trọng tâm mưa trong đêm 28 đến hết 29/10 với cường độ 300 - 400 mm, có nơi 500 - 600 mm.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì họp khẩn đối phó với bão
Trong khi cơ quan chức năng đang rất khẩn trương bàn cách đối phó với bão thì nhiều người dân vẫn rất chủ quan.
Tại Nghệ An:
Chiều 26/10, thời tiết ở Nghệ An khá đẹp, trời nắng nhẹ.
Tại một số huyện, thị ven biển như Nghi Lộc, Cửa Lò, Cửa Hội, tình hình phòng chống bão của ngư dân vẫn khá yên ắng.
Lác đác một số hộ dân đưa thuyền bè vào bờ neo đậu. Tại cảng cá Cửa Hội, một số tàu đang cố gắng bán nốt số cá trước khi đi tránh bão.
'Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đến tối mai bão mới đổ bộ nên cũng chưa cần phải lo lắng lắm.
Sáng mai, chúng tôi mới neo đậu tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn', một ngư dân đang bán cá ở cảng Cửa Hội cho biết.
'Nếu mưa lớn, sóng to, nước biển dâng cao thì đầm tôm giống của chúng tôi sẽ bị mất trắng nhưng cũng đành chịu.
Nếu tôm lớn thì còn có thể huy động người đi quét về bán tháo nhưng tôm nhỏ quá thì đành phải nhờ trời thôi', ông Nam, chủ đầm tôm ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cho hay.
Một số tàu thuyền nhỏ đã tìm nơi trú ẩn
Ngược lại, cơ quan chức năng ở miền Trung đang gấp rút triển khai các phương án phòng chống, huy động thành viên của của Ban chỉ huy xuống địa bàn, trực tiếp chỉ huy công tác chống bão.
Hiện, Nghệ An còn hơn 1.200 tàu thuyền trên biển, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã liên lạc, đề nghị các tàu, thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn, đồng thời, sáng mai 27/10, Ban sẽ ra lệnh cấm biển.
* Tại Hà Tĩnh: Lúc 17h chiều nay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh này họp khẩn cấp.
Đến 15h hôm nay, tỉnh đã liên lạc được gần 4.000 tàu thuyền với khoảng 14.000 lao động trên biển, kêu gọi vào nơi trú ẩn an toàn.
Tỉnh này cũng xây dựng 3 phương án sẵn sàng di dân ven biển nếu bão đổ bộ trực tiếp, dự trữ khoảng 50 tấn mỳ tôm, 15.000l nước uống và gạo, dầu...để chủ động ứng phó.
Hiện, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh này đang duy trì các ca trực 24/24, sẵn sàng để cứu hộ, cứu nạn.
* Tại Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế:
Nhịp sống của người dân diễn ra bình thường, hầu hết chưa quan tâm đến chuyện chuẩn bị đối phó với cơn bão ngoài biển Đông đang tiến sát vào bờ.
Nhiều tàu công suất lớn ở Đà Nẵng vẫn chưa vào các khu neo đậu.
Ông Thế, nhà trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, nghe đài, tivi báo bão nhưng thấy thời tiết bình thường nên ông và những người xung quanh vẫn mở hàng quán buôn bán như mọi ngày.
'Nhà tôi mái tôn, lúc nào có bão thì vứt ít lốp xe, cành cây lên chặn lại là xong', ông Thế nói.
Chiều 26/10, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng họp khẩn triển khai phương án phòng, ứng phó bão, đặc biệt tại nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở, ngập úng, đề phòng lũ quét...
Việc chống bão ở ven biển Đà Nẵng còn yên ắng
* Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận thông báo và hướng dẫn hơn 10.000 tàu với trên 72.000 lao động, đang hoạt động trên biển chủ động phòng tránh.
Khu vực quần đảo Hoàng Sa chỉ còn 11 tàu với 456 lao động ở tỉnh Quảng Ngãi và được Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương và gia đình vận động quay về đất liền.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, từ đêm nay (26/10):
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ ngày mai (27-10) vùng biển Vịnh Bắc bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11- 12, giật cấp 13- 14. Biển động dữ dội.
Vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế từ chiều mai gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.
Khu vực phía đông Bắc bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to.
Các nơi khác ở Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.
Cùng với bão, mưa vừa, mưa to đến rất to sẽ diễn ra từ ngày 27/10 ở khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Nam.
Mực nước sông trong khu vực lên cao, có khả năng từ BĐ II đến BĐ III, có nơi trên BĐ III.
Theo Tinngan
Từ chối mua bảo hiểm cháy nổ vì sợ "điềm gở" Gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy lớn nhưng tiểu thương tại các chợ TP.HCM chỉ lo bảo vệ tài sản trước mắt và "bất cần" mua bảo hiểm cháy nổ. Tiểu thương mới chỉ lo bảo vệ tài sản trước mắt mà làm ngơ với bảo hiểm cháy nổ (Ảnh: Hiện trường vụ cháy chợ Hoàng Hoa Thám - Q....