Bạo hành mèo rồi ra giá bán cho người muốn cứu 50 nghìn: đừng nói trẻ con không biết gì!
Khi trẻ con – người mà chúng ta nâng niu bằng hai chữ “thiên thần”, lại bị đem sánh cùng “ác quỷ”, có ai cảm thấy xót xa không?
Câu chuyện bạo hành động vật đau lòng này khiến rất nhiều người phải giật mình. Hóa ra lâu nay, dường như ai cũng đều tự bảo thủ cho suy nghĩ: “Con nít có biết gì đâu!”.
Nhiều giờ qua, một câu chuyện đã cũ được nhắc lại nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy nhói lòng khi đọc lại. Đó là chuyện trẻ con bạo hành động vật một cách “vô tư”. Cũng chính bởi lối mòn suy nghĩ của những người làm cha mẹ, ông bà,… mà trẻ con được tha hồ làm vô số điều đúng sai trong thế giới “không biết gì” của chúng.
Hình ảnh chú mèo bị trẻ con ngược đãi đến cạn kiệt sức lực.
Nguyên văn bài viết như sau:
“Đây là một con mèo bị bạo hành! Và bạn có biết ai làm nên chuyện này không? Đó là những đứa con nít! Những đứa thường được bảo là ” có biết gì đâu?”
Một đám con nít cột dây, kéo lê bé mèo ốm đói này đi vòng vòng chơi với niềm vui tà ác là “nghe nó kêu thích lắm”. Hậu quả để lại của thú vui này là con mèo bị phồng rộp cả vùng bụng, cơ quan sinh dục bị tổn thương, cả người bê bết nước bẩn, nó không chống cự được bởi nó bị suy dinh dưỡng trầm trọng, đứng còn không vững nữa mà! Nó chỉ biết kêu yếu ớt để cầu cứu, nghe mà xót xa không thôi!
Có lẽ, nó sẽ chết trong đau đớn rồi bị bỏ như cỏ rác ngoài kia nếu không may mắn được gặp cô Chi. Xin các bạn đừng bao giờ nói trẻ con không biết gì, chúng không biết gì nhưng lại biết lợi dụng lòng thương hại của Cô để bán lại con mèo với giá 50 nghìn chứ nhất quyết không chịu đưa cho cô. Cô ôm nó đến thú y gặp mình mà nước mắt rưng rưng phẫn nộ. Con nít sẽ là những đứa ác quỷ đội lốt thiên thần nếu không được dạy dỗ đúng cách… và sau này sẽ là một con quỷ thật sự”.
Video đang HOT
Khi trẻ con – người mà chúng ta nâng niu bằng hai chữ “thiên thần”, lại bị đem sánh cùng “ác quỷ”, có ai cảm thấy xót xa không? Nghe đau lòng nhưng sự thật rõ ràng là như vậy, khi người lớn không định hướng đúng con đường nhân cách và đạo đức cho con trẻ, chúng sẽ trở thành mặt trái của xã hội.
Vì sao những đứa trẻ trong câu chuyện ở trên lại thỏa lòng khi hành một con vật yếu ớt, không đủ sức chống cự và biết thương lượng bằng giá trị vật chất khi có người muốn cứu con mèo? Chẳng có lí do nào khác khi trong tiềm thức của lũ trẻ đã được định hình rằng động vật không cần được bảo vệ, có thể thẳng tay bạo hành và muốn có một thứ gì đó phải trả bằng tiền.
Trên thực tế, trẻ con mới là người dễ tiếp thu những điều xảy ra quanh chúng nhất. Chúng luôn ghi nhận từng việc, từng lời nói, từng hành động và sự thay đổi cuộc sống qua qua từng ngày. Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển trực tiếp về tư duy và tâm sinh lý của chúng. Thế nên, nếu không được dạy dỗ và quan tâm đúng cách, đứa con nít mà bạn nghĩ không biết gì, có thể làm những điều đáng sợ vượt ngoài sức tưởng tượng của người lớn.
Dù câu chuyện đã xảy ra từ năm 2017, nhưng bài viết đăng lại vẫn nhận được hơn 2 nghìn lượt chia sẻ cùng màn bình luận mang nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.
Màn bình luận khá bức xúc của CĐM.
Đã đến lúc người lớn thôi bao biện rằng: “Chúng chỉ là con nít!”, bạn cần thức tỉnh về cách dạy con trẻ trước khi mọi thứ vượt tầm kiểm soát. Đừng quên tất cả chúng ta đều bắt đầu hành trình trưởng thành từ những đứa trẻ!
(Ảnh: Kim Anh)
Theo yan.vn
Hãy cho con một giờ trọn vẹn
Giữa vô vàn lý do khiến chúng ta trở nên bận rộn, có lý do rằng chúng ta - những người làm cha mẹ đang sở hữu thói quen lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gì đó ngoài kia.
Giữa vô vàn lý do khiến chúng ta trở nên bận rộn, có lý do rằng chúng ta - những người làm cha mẹ đang sở hữu thói quen lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gì đó ngoài kia. Mà như thế, ta sẽ bỏ lỡ luôn những điều đang cần được quan tâm, chăm sóc, bằng sự hiện diện hoàn toàn.
1. Trong làng báo, nhắc đến chị, người ta nhớ ngay hình ảnh một phụ nữ giỏi nghề, lăn xả, thành công khó người nào sánh kịp. Ấy vậy, ở tuổi 62, trong một cuộc trò chuyện, chị kể như muốn khóc: "Phụ con chăm cháu ngoại, tôi nhận ra mình là bà mẹ thất bại". Thôi nôi cháu ngoại, chị nhớ cũng ngày này của con, mặc chồng xử lý, chị theo đưa tin đoàn bác sĩ lên biên giới chữa bệnh cho người nghèo. Hôm cháu ngoại tung tăng vào lớp một, cũng ngày này của con, chị say sưa phỏng vấn một chính khách... Chị ray rứt, miên man ngẫm cả chặng đường cô con gái khôn lớn; những thời khắc quan trọng, có ý nghĩa của con hiếm khi chị có mặt. Tệ hơn, đôi lần vợ chồng con gợi nhắc thời họ mới phải lòng nhau, yêu thương rồi giận hờn suýt chia tay mấy lần; chị ái ngại cúi mặt. Quãng đó của con bé chắc có nhiều tâm sự, vui buồn, mà trong ký ức chị lại là một khoảng trắng.
Chị đúc kết: "Chẳng phải cuộc đánh đổi gì cả. Chỉ là tôi quá mải mê công việc khiến quên mất phải thu xếp dành thời gian cho con. Bây giờ, hào quang năm xưa sáng bao nhiêu, càng giày vò tôi bởi thiếu sót này bấy nhiêu". An ủi chị nhất có lẽ cô con gái rất ngoan, học giỏi. Thế nhưng, chị trăn trở, những đứa con ngoan đâu phải không có những vấn đề của mình. Đôi khi, chúng cư xử ngoan ngoãn đơn giản vì thương yêu cha mẹ quá bận rộn; hoặc sợ hãi cha mẹ nổi giận hay kỳ vọng cha mẹ lắng nghe hết câu chuyện của mình chỉ đem lại hụt hẫng. Thà chọn im lặng.
2. Cuộc khảo sát bỏ túi của chúng tôi dành cho hơn một trăm cha mẹ về việc dành sự hiện diện hoàn toàn cho con ở một khoảng thời gian trong ngày đã khiến họ... giật mình. Kết quả thu được: trường hợp cha mẹ quá bận bịu, họ vẫn tranh thủ tìm hiểu tâm tư con diễn ra chủ yếu trong các bữa cơm, giờ đón đưa con thông qua các câu hỏi. Những đứa trẻ luôn đáp "ổn" và vì thế, cha mẹ an tâm. Trường hợp cha mẹ không bận rộn, họ an tâm đã dành nhiều thời gian cho con. Thế nhưng, dù là chơi với con hay trò chuyện thì quá trình này cũng diễn ra trong sự... gián đoạn. Chiếc điện thoại nằm đó đầy cám dỗ: tin nhắn đến cần phải trả lời, cô bạn vừa đăng chiếc túi mới mua đang muốn "còm" để biết giá...
Giờ đây, điện thoại thông minh đã trở thành tác nhân gián cách sự tương tác trực tiếp. Ngồi bên con, nhưng nỗi lo bị bỏ lỡ điều gì khiến chẳng ai còn toàn tâm cho con. Để rồi, cũng giống như người lớn, những đứa trẻ luôn có nhu cầu được nói, kỳ vọng được cha mẹ lắng nghe sẽ cảm thấy khó chịu bởi sự thiếu tập trung của người đang trò chuyện. Phản ứng lại, chúng có thể gào lên: "Mẹ có nghe con nói không?", "Buông điện thoại, máy tính vài giây được không mẹ?". Khi sự tái lặp của cha mẹ trở thành chuỗi hành vi, thói quen, những đứa trẻ chắc chắn sẽ thu mình, chẳng cần được quan tâm hay lắng nghe, giúp đỡ.
Hãy kể với chúng tôi những câu chuyện dành thời gian cho con của bạn, tính hiệu quả và không hiệu quả, vì sao? Những đứa trẻ đã gào thét thế nào cùng cách bạn giải quyết ra sao? Phương pháp bạn "cai" các thiết bị công nghệ để là một ông bố, bà mẹ hiện diện hoàn toàn với con mình...
3. Hơn cả thước đo bạn đã ở bên con trong thời khắc quan trọng nào, từng làm bạn với con ra sao; sự thiêng liêng của mối quan hệ cha mẹ - con cái nằm ở sự gắn kết, cảm xúc và ý nghĩa đẹp đẽ ra sao trong thời gian cùng nhau hiện diện đó. Gửi kết quả về cuộc khảo sát, chị Minh Tuyền - một giảng viên đại học xúc động: "Dẫu không còn nhớ nổi mẹ tôi đã từng nói những lời "mắng vốn" thầy dạy toán ra sao, song tôi không bao giờ quên cái đêm của hơn 20 năm về trước". 22g, mẹ chị Tuyền đặt con gái lên yên chiếc xe đạp vượt ba cây số. Đến nhà thầy, bà gân cổ cãi đứa trẻ học lớp Bốn, mắc bệnh tim thì làm sao có thể thức nguyên đêm chép cho xong 300 lần bài toán làm sai. Liệu ký ức lung linh này có được lưu dấu nếu đêm đó mẹ chị để mặc, hoặc không biết con chép phạt thay cho câu hỏi: "Lớp Bốn mà bài vở nhiều lắm à con?" và chứng kiến con bật lên tức tưởi.
Còn nhớ con gái 10 tuổi của tỷ phú Mohamed El-Erian - CEO Tập đoàn Pimco (Mỹ) ngày càng ngang bướng; sau cuộc "đối đầu" với cha đã biến El-Erian thành ông bố toàn thời gian thế nào. Câu chuyện khiến bao người làm cha mẹ sững sờ trước tiếng nói của con trẻ kêu gào sự quan tâm.
Khi còn bận sinh kế, ta không thể là một El-Erian - ông bố toàn thời gian cho con. Nhưng, một tiếng đồng hồ thôi, cho con trọn vẹn. Không điện thoại, máy tính; không bất cứ lo toan, vướng víu nào gián đoạn trong câu chuyện với con.
Liệu có quá khó để thực hiện?
Tuyết Dân
Theo phunuonline.com.vn
Thanh xuân này con đã nợ cha mẹ Hồi nhỏ tôi vẫn thường ước ao thật nhiều thứ, ước ao được lớn nhanh, được ở cạnh cha mẹ đỡ đần. Ấy vậy mà đứa trẻ ấy, sau nhiều năm trưởng thành lại lao vào con đường riêng của nó, dần quên mất cái ước mơ giản đơn năm nào. Đôi chân nó mãi miết chạy theo những niềm vui riêng. Nó...