Bão Haiyan có thể ảnh hưởng đến TP.HCM
Ngày 5.11, UBND TP.HCM đã co công văn khân do Pho chu tich UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký yêu câu các cơ quan chức năng và các quận, huyện khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ứng phó với cơn bão mới.
Ảnh minh họa
UBND TP.HCM cho biết, theo cơ quan khí tượng quốc tế, phía đông ngoài khơi Philippines đã hình thành một cơn bão khác tên quốc tế Haiyan với cường độ rất mạnh, có hướng di chuyển về phía biển Đông nước ta, có thể đến ngày 7.11.2013 ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM.
Để chủ động phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại, lãnh đạo thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện… triển khai ngay các phương án sơ tán dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra trên địa bàn thành phố.
Riêng đối với huyện Cần Giờ, lãnh đạo thành phố yêu cầu phải sẵn sàng phương án ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn và tổ chức di dời dân đến nơi tạm cư an toàn.
Đăc biêt, không cho phep các tàu chở khách du lịch tham gia hoạt động trên sông, biển trong điều kiện thời tiết nguy hiểm, sóng to, gió lớn.
Trước đó, vào đầu tháng 4.2012, TP.HCM “đón” cơn bão số 1. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND TP, thiệt hại do cơn bão số 1 gây ra không quá lớn nhưng đã lộ ra những lỗ hổng đáng lo ngại về công tác dự báo, cảnh báo cũng như việc chủ động chuẩn bị phương án đối phó với những tình huống bất thường, khẩn cấp.
* Trong khi đó, liên quan đến cơn bão có tên quốc tế là Haiyan, tại cuộc gặp gỡ và cung cấp thông tin về bão số 13 vào trưa 5.11, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, sáng nay, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương đã vượt qua vùng biển Philippines đi vào biển Đông, đang mạnh lên thành cơn bão số 13.
Video đang HOT
Ngay sau cơn bão này, các cơ quan khí tượng quốc tế đã ghi nhận bão Haiyan – Hải Âu (do Trung Quốc đề xuất – PV) đang di chuyển với tốc độ nhanh. Dự báo đến ngày 9.11, cơn bão này sẽ vào biển Đông và hình thành cơn bão số 14.
Theo TNO
Ngư dân đưa tàu thuyền trú ẩn tránh áp thấp
Ngày 3/11, trước tin bão Krosa sẽ thành áp thấp khi vào bờ, ngư dân ở Đà Nẵng vẫn cẩn thận đưa tàu thuyền vào bờ neo đậu, sửa sang lại ngư cụ chờ bão tan để bắt đầu chuyến đi biển mới.
Ngày 3/1, tàu thuyền tại Đà Nẵng đã vào các âu thuyền neo đậu.
Tránh tình trạng tàu thuyền bị nhổ neo, va đập gây hư hại như trong bão Nari, ngư dân đưa theo neo xuống những con tàu lớn để ghì néo tàu.
Những sợi dây thừng lớn cũng được đưa xuống tàu để chằng buộc.
Ông Lê Chúc (trú xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vận hết sức mình néo ngư cụ. "Sợ bão vào sớm nên tôi cho tàu vào Đà Nẵng tránh", ông nói.
Vào bờ, nhiều ngư dân lấy nước rửa lại tàu nghỉ ngơi vài ngày có áp thấp.
Trên bờ, nhiều người gọi nhau thu ngư cụ đưa về nhà cất chờ bão tan.
Trong khi đó, cặp vợ chồng ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) ngồi trên chiếc thuyền thúng vá lại mảnh lưới.
Dọc đường biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa, Trường Sa nhiều người dùng bao cát chặn lại mái tôn phòng gió tốc.
Dọc đường Hoàng Sa (eo biển Đà Nẵng) hàng ngàn tàu thuyền được đưa lên bờ, bên cạnh là những cây cối ngã đổ trong bão Nari vừa được dựng lại.
Những ngư dân nghèo đưa những bộ đồ nghề đi biển cũ kỹ về nhà.
Người đàn ông này tranh thủ sơn lại thuyền thúng - gia nghiệp của gia đình ông - giữa tiết trời âm u.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Thăm những căn hầm trú bão của phụ nữ "làng Chanchu" "Nhờ căn hầm trú ẩn này mà cơn bão số 11 vừa qua chứa được mười mấy người đó. Mấy năm qua, nhờ có căn hầm này mà cả xóm ai cũng an toàn mỗi khi có bão", bà Liên hãnh diện nói về căn hầm trú bão được bà xây cách đây 10 năm. Trở lại "làng Chanchu" (xã Bình Minh, huyện...