Bão Haikui gây thiệt hại ở Đông Nam Trung Quốc
Hàng nghìn người đã phải sơ tán sau khi bão Haikui đổ bộ vào các khu vực ven biển của tỉnh Phúc Kiến (Fujian), miền Đông Nam Trung Quốc, sáng 5/9.
Tuyến đường bị ngập sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Haikui, tại Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 4/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Lũ lụt do bão Haikui gây ra đã cuốn trôi người và tài sản. Công tác cứu hộ đang được triển khai để tìm kiếm 3 người mất tích sau khi bị lũ cuốn trôi ở thành phố Phúc Châu (Fuzhou) của tỉnh Phúc Kiến. Theo Tân Hoa xã, một xe cứu hỏa chở 9 nhân viên đã bị nước lũ cuốn trôi trong lúc đang thực hiện hoạt động cứu hộ tại một ngôi làng của tỉnh Phúc Kiến. Đến 8h sáng 5/9 (theo giờ địa phương), 6 nhân viên cứu hỏa đã được cứu, 3 người vẫn mất tích.
Trong khi đó, khoảng 114.400 người tại tỉnh Phúc Kiến đã được di dời khỏi các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc sạt lở đất do bão. Các hình ảnh đăng trên mạng xã hội ở Trung Quốc cho thấy xe cộ, tài sản và vật dụng gia đình bị nước cuốn trôi hoặc chìm trong nước lũ. Các trường học tại Phúc Châu, Hạ Môn (Xiamen), Tuyền Châu (Quanzhou) và Phủ Điền (Putian) tạm thời đóng cửa. Nhiều chuyến bay tại hai sân bay ở thành phố Phúc Châu và Tuyền Châu đã bị hủy, trong khi các địa điểm vui chơi như khu du lịch và công viên, cũng như các hoạt động vận tải đường thủy trong tỉnh đều ngừng hoạt động.
Theo đài quan sát khí tượng tỉnh Phúc Kiến, bão Haikui – cơn bão thứ 11 trong năm nay ở Trung Quốc – đã đổ bộ khu vực ven biển của huyện Đông Sơn (Dongshan) thuộc tỉnh này vào sáng 5/9, với sức gió tối đa vùng gần tâm bão lên tới 72km/h. Mặc dù đã suy yếu khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến, song bão Haikui đã gây mưa lớn ở nhiều khu vực trong tỉnh, với lượng mưa trên 300 mm chỉ trong vòng hơn 24 giờ đồng hồ. Bão Haikui cũng đang ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Đông (Guangdong), miền Nam Trung Quốc và dự báo sẽ tiếp tục suy yếu. Trước khi tràn vào Trung Quốc đại lục, bão Haikui đã 2 lần quét qua thành phố Cao Hùng, phía Tây Nam của Đài Loan (Trung Quốc). Tại đây, bão đã gây mất điện trên diện rộng, nhiều tuyến đường chìm trong biển nước và cây xanh bị bật gốc.
Video đang HOT
Tháng 8 vừa qua, bão Doksuri và Khanun hoành hành ở các tỉnh miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc cũng gây lũ lụt nghiêm trọng và thủ đô Bắc Kinh ghi nhận lượng mưa kỷ lục trong vòng 140 năm qua.
Giới chức Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo một cơn bão nhiệt đới khác sẽ đổ bộ hoặc gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc vào cuối tháng 9 này, mang theo gió giật và mưa lớn đến các khu vực phía Nam và Đông Nam nước này.
Chính phủ Trung Quốc ngày 5/9 cho biết sẽ phân bổ thêm 200 triệu Nhân dân tệ (tương đương khoảng 27,43 triệu USD) cho quỹ cứu trợ thiên tai của nước này. Số tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các tỉnh thành chịu thiệt hại do bão lũ. Cuối tuần qua, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo đã phân bổ 1 tỷ Nhân dân tệ (136,9 triệu USD) vào quỹ để hỗ trợ khắc phục hậu quả do lũ lụt, hạn hán hoặc sâu bệnh.
Financial Times: Trung Quốc muốn BRICS cạnh tranh với G7
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết Trung Quốc có kế hoạch thúc đẩy BRICS trở thành đối thủ chính thức của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Nam Phi.
Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, tháng 9/2017. Ảnh: Reuters
"Nếu mở rộng BRICS để chiếm tỷ trọng GDP thế giới tương tự như G7, thì tiếng nói chung của khối trên thế giới sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn", tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay. Nhóm BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tờ báo Anh cũng tiết lộ rằng Chính phủ Trung Quốc đã bất đồng với Ấn Độ về khả năng mở rộng khối trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22 - 24/8 tới.
Các nguồn tin cho biết không có thỏa thuận nào giữa Bắc Kinh và New Delhi về việc liệu BRICS sẽ trở thành một câu lạc bộ kinh tế không liên kết, hay một lực lượng chính trị công khai thách thức sự thống trị của phương Tây.
Trong bối cảnh đó, giới chức Nam Phi tuyên bố 23 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS và một số quốc gia có thể nhận được lời mời tham dự hội nghị sắp tới tại Johannesburg. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Argentina, Saudi Arabia và Indonesia rất mong muốn trở thành những thành viên mới của BRICS kể từ khi Nam Phi gia nhập khối vào năm 2010.
Đầu tháng này, Ấn Độ bác bỏ thông tin cho rằng nước này phản đối việc mở rộng BRICS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi mô tả những thông tin đó là "suy đoán không có căn cứ".
"Theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo vào năm ngoái, các thành viên BRICS đang thảo luận nội bộ về các nguyên tắc hướng dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí và thủ tục cho quá trình mở rộng BRICS trên cơ sở tham vấn và đồng thuận đầy đủ," ông Bagchi nói.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Brazil cho hay nước này ủng hộ việc mở rộng BRICS, song ông nhấn mạnh "điều quan trọng là cần phải xác định các tiêu chí cho việc kết nạp các thành viên mới này".
Tuần trước, ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi tại BRICS, đã bác bỏ tuyên bố cho rằng khối này "chống phương Tây" và đang tìm cách cạnh tranh với G7. Ông giải thích: "Những gì chúng tôi tìm kiếm là thúc đẩy chương trình nghị sự của Nam bán cầu và xây dựng một cấu trúc toàn cầu toàn diện, đại diện, phù hợp và công bằng hơn".
Đầu tháng 8, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga tin rằng dù bằng hình thức nào, việc mở rộng BRICS sẽ góp phần phát triển và củng cố hơn nữa khối này.
Ông Peskov lưu ý hình thức và quy mô của việc mở rộng khối sẽ được các nhà lãnh đạo BRICS thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến tham dự hội nghị này qua liên kết video.
Bão Haikui đổ vào các tỉnh miền Đông và Nam Trung Quốc Sáng 5/9, bão Haikui - cơn bão thứ 11 trong năm nay ở Trung Quốc, đã đổ bộ vào các khu vực ven biển của tỉnh Phúc Kiến, miền Đông và tỉnh Quảng Đông ở miền Nam nước này. Sóng lớn xô bờ khi bão Haikui đổ bộ vào Đài Loan, Trung Quốc, ngày 3/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo dữ liệu tại các trạm...