Bao giờ sẽ giới thiệu quy hoạch nhân sự Bộ Chính trị khóa tới?
Vào 21/6 vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, vậy việc giới thiệu, quy hoạch nhân sự Bộ Chính trị khóa XIII sẽ được thực hiện vào thời gian nào.
Bộ Chính trị đã phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành trung ương khóa XIII (ảnh TTXVN).
Trao đổi với PV Dân Việt, một cán bộ lãnh đạo của Ban Tổ chức Trung ương cho biết, dự kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 12 khóa XII (dịp cuối năm 2019), Trung ương sẽ tiến hành giới thiệu, quy hoạch nhân sự Bộ Chính trị cho khóa XIII (nhiệm kỳ 2021 -2026).
Hiện đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 khóa XII (tháng 5/2019), dự kiến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 sẽ diễn ra tháng 10/2019.
Trước đó vào tháng 12/2018, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, Trung ương đã xem xét, cho ý kiến về việc giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với 205 người để Bộ Chính trị xem xét, quyết định quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Khi phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết: Trung ương đồng tình cao việc Bộ Chính trị trình Trung ương tại Hội nghị này chỉ cho ý kiến về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026 với tinh thần là phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ, công phu; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương, mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến các chức danh chủ chốt.
Liên quan đến công tác cán bộ, trao đổi với PV Dân Việt, PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM) cho rằng: Trong nhiệm kỳ khóa XII, Đảng đã ban hành những Quy định quan trọng như Quy định số 90 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định số 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. “Quy định nêu là cơ sở rất quan trọng hay nói cách khác đó là khuôn, thước để xem xét, đánh giá và lựa chọn cán bộ cấp chiến lược cho nhiệm kỳ khóa tới”, PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
Theo Quy định 90 của Bộ Chính trị, tiêu chuẩn chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư gồm:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (tư tưởng chính trị; đạo đức lối sống, trình độ; năng lực và uy tín; sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm), đồng thời cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.
Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.
Theo Danviet
Vì sao Bộ Chính trị yêu cầu giảm 5% số cấp ủy viên tỉnh, huyện?
Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, sẽ thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện của nhiệm kỳ tới đây so với số lượng tối đa đã được Trung ương xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh bầu 15 đồng chí vào cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 (ảnh minh họa, ảnh báo quảng ninh).
Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Thống nhất chủ trương thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa được cấp có thẩm quyền xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Căn cứ vào chủ trương nêu trên, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xác định cụ thể số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tại sao lại có chủ trương giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện, trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Ban Tổ chức Trung ương) cho biết: Trước đây có giai đoạn chúng ta thực hiện tăng 10% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện để cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ. "Đến nay thực hiện tinh giản giảm biên chế 10% của cả hệ thống chính trị theo định kỳ nên nhiệm kỳ này đặt ra việc giảm khoảng 5% đối với cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện. Đây là mục tiêu đặt ra thực hiện theo lộ trình", ông Hưng cho biết.
Nhìn nhận về vấn đề này, TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc giảm số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện để đảm bảo sự thiết thực hơn. Trước đây, gần như các ngành, các địa phương đều có người trong cấp ủy. Đến nay Đảng ta xác định lại, không nhất thiết ngành nào, địa phương nào cũng có người vào cấp ủy.
"Vào cấp ủy phải là những người ưu tú nhất, những người có trí tuệ để làm công tác lãnh đạo. Còn như ngành nào, địa phương nào cũng có người vào cấp ủy thì dường như vào theo kiểu đại diện. Theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị có thể thấy việc chọn người vào cấp ủy nhiệm kỳ tới có điểm mới, khác so với trước đây", TS Nguyễn Tiến Dĩnh nói.
Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, cơ cấu cấp ủy cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; đồng thời, thống nhất quy định một số chức danh cụ thể có cơ cấu ban thường vụ, số cơ cấu còn lại do cấp ủy quyết định theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ.
Kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ từ nơi khác đến. Các địa phương và ngành có cơ cấu cấp ủy viên, nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ thì cấp ủy cấp trên điều động người đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị từ nơi khác đến hoặc xem xét bổ sung sau đại hội.
Cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện. Mỗi đồng chí thường trực cấp ủy cấp tỉnh không giữ quá 2 chức danh trong các chức danh chủ chốt: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Theo Danviet
Hai nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng ảng Đại hội XII của ảng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất và thứ hai là về xây dựng ảng. ó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn ảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển...