Bao giờ khởi công dự án ODA kết nối giao thông miền núi phía Bắc?
Hiện các cơ quan liên quan đang khẩn trương triển khai công tác bố trí nguồn vốn đối ứng để sớm khởi công xây dựng dự án…
Dự kiến, đầu năm 2021, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc sẽ khởi công xây dựng (ảnh minh họa)
Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc (do Ban QLDA2 – đại diện chủ đầu tư) đang triển khai thực hiện công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Dự kiến, cuối năm 2020, dự án sẽ ký hợp đồng gói thầu tư vấn giám sát.
Thông tin thêm với Báo Giao thông, đại diện Ban QLDA 2 cho biết, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
“Hiệp định vay vốn ODA cho dự án được ký kết trong năm 2019. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang triển khai công tác bố trí nguồn vốn đối ứng cho dự án”, đại diện Ban QLDA 2 nói và cho biết thêm, dự kiến, đầu năm 2021, dự án sẽ bắt đầu khởi công xây dựng.
Được biết, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc gồm 2 tuyến kết nối. Thứ nhất, tuyến kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài khoảng 147km. Trong đó, chiều dài tuyến nâng cấp cải tạo 132,8 km và chiều dài tuyến xây dựng mới hơn14 km.
Video đang HOT
Điểm đầu tuyến (Km0 000) tại nút giao IC16 của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Km91 500 QL279) huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Điểm cuối (Km146 600)tại ngã ba Bệnh viện (Km34 800 QL4D), TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Tuyến đi qua địa phận của huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai và các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP.Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu. Tuyến đường kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai được thiết kế theo quy mô đường cấp 3 miền núi, tốc độ thiết kế 60km/h, trên tuyến xây dựng 17 cầu với tổng chiều dài 730m.
Tuyến thứ hai kết nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài hơn 51 km. Trong đó, chiều dài đoạn nâng cấp cải tạo 46,8 km, đoạn xây dựng mới dài 4,6 km. Tuyến đi qua địa phận của huyện Văn Yên, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái. Điểm đầu tại Km0 0.00, nút giao IC14 của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Km149 705, cao tốc Nội Bài – Lào Cai) thuộc địa phận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điểm cuối tại Km54 069.24 giao với QL32 tại lý trình Km209 500 thuộc địa phận thị trấn Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.370 tỷ đồng, tương đương 236,673 triệu USD, gồm: 188,363 triệu USD vốn vay ADB; 4,481 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc và 43,829 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Đình Quang
13 địa phương xây dựng khu tái định cư làm cao tốc Bắc - Nam thế nào?
13 địa phương nơi dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua sẽ phải xây dựng 114 khu tái định cư cho 3.690 hộ dân.
Thi công xây dựng khu tái định cư phục vụ GPMB cao tốc Bắc - Nam đoạn qua huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, để phục vụ công tác GPMB 11 dự án cao tốc Bắc Nam, 13 địa phương nơi dự án đi qua sẽ xây dựng 114 khu tái định cư cho 3.690 hộ dân.
Đến nay, các địa phương đã phê duyệt xong 36 khu tái định cư, trong đó 35 khu tái định cư đang triển khai xây dựng, còn lại 78 khu tái định cư đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế để trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế.
Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Nam Định có một dự án (Cao Bồ - Mai Sơn) với một khu tái định cư (32 hộ dân) đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế. Tỉnh Ninh Bình có 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua (Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn - QL45) với 5 khu tái định cư cần xây dựng (481 hộ dân). Cả 5 khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 dự án (Mai Sơn - QL45; QL45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu) với 43 khu tái định cư (1.190 hộ dân) cần xây dựng. Hiện nay, 19 khu đang triển khai thi công, một khu đang lựa chọn nhà thầu thi công, còn lại 23 khu đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế.
Tỉnh Nghệ An có 2 dự án (Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt) với 34 khu tái định cư (657 hộ dân), trong đó 2 khu đang triển khai thi công, 32 khu đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế. Tỉnh Hà Tĩnh có một dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua (Diễn Châu - Bãi Vọt) cần xây dựng hai khu tái định cư, hiện nay cả hai khu tái định cư đều đang triển khai thi công.
Tỉnh Quảng Trị có một dự án đi qua (Cam Lộ - La Sơn), với một khu tái định cư (30 hộ dân) đang triển khai thi công. Tỉnh Thừa Thiên Huế có một dự án đi qua (Cam Lộ - La Sơn) với 9 khu tái định cư (280 hộ dân) cần triển khai xây dựng. Đến nay, 3 khu đã thi công xong, 4 khu đang triển khai thi công, còn lại 2 khu đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế.
Tỉnh Khánh Hòa có 2 dự án (Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo) với 7 khu tái định cư (182 hộ dân) cần triển khai xây dựng. Hiện nay, cả 7 khu tái định cư đều đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế. Tương tự, tỉnh Bình Thuận có một dự án (Cam Lâm - Vĩnh Hảo) với hai khu tái định cư (55 hộ dân) cũng đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế.
Đối với tỉnh Bình Thuận, có 3 dự án đi qua (Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết) với 6 khu tái định cư (256 hộ dân) cần triển khai xây dựng. Đến nay, 4 khu tái định cư đã hoàn thành thi công, một khu đang triển khai thi công, còn lại một khu tái định cư đã có sẵn. Tỉnh Đồng Nai có một dự án đi qua (Phan Thiết - Dầu Giây) với hai khu tái định cư (345 hộ dân) đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế để trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế.
Cuối cùng, hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, mỗi địa phương cần bố trí một khu tái định cư để giải phóng mặt bằng làm dự án cầu Mỹ Thuận 2. Hiện nay, khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (116 hộ dân) đang triển khai công tác khảo sát, thiết kế. Còn lại, tỉnh Vĩnh Long đã bố trí tái định cư cho 25 hộ dân vào khu tái định cư có sẵn.
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi đất khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.
Đình Quang
Trong năm 2020 sẽ khởi công 4 dự án đường sắt Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa thông tin bốn dự án cấp bách ngành đường sắt sẽ được khởi công trong năm 2020. Theo đó, dự án đầu tiên là cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM (có 11...