Bao giờ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành?
Trong dự thảo báo cáo gửi Quốc hội về tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Chính phủ đã đề cập thời gian dự kiến đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Cụ thể theo dự thảo báo cáo của Chính phủ để gửi Quốc hội về dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dự án đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn dự án vào tháng 12/2020. Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án.
Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể dự án, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến chấp thuận về công tác nghiệm thu.
“Do dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp (bao gồm nhiều chuyên ngành), lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài”, dự thảo báo cáo đề cập.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước (Ảnh: Đ.Quân).
Ngoài ra dự thảo cũng cho biết, Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra, rà soát hồ sơ tài liệu trong quá trình thực hiện dự án; đồng thời đã tiến hành kiểm tra tổng thể hiện trường dự án (ngày 23/7 vừa qua). Dự kiến Hội đồng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong dịp đầu tháng 10.
Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND Thành phố Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.
Về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án (bao gồm hồ sơ tài liệu; mặt bằng, các mốc chỉ giới; tài sản hình thành sau đầu tư; khoản nợ theo cơ chế tài chính của dự án…).
Video đang HOT
Hiện nay đã tiến hành bàn giao một phần các văn bản pháp lý, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật… của dự án theo tiến độ chuyển giao. Do khối lượng bàn giao lớn, bao gồm nhiều hạng mục nên công tác kiểm đếm đã được các bên bắt đầu triển khai từ cuối năm 2020.
Đánh giá về quá trình thực hiện, dự thảo báo cáo của Chính phủ cho biết, dự án từ khi khởi công đến nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chậm ảnh hưởng đến khảo sát, thiết kế, thi công, tiến độ và chi phí dự án. Ngoài ra quy định của Việt Nam về hình thức hợp đồng EPC chưa rõ ràng, có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên hợp đồng EPC ký kết ban đầu chưa hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ, chưa đúng với bản chất hợp đồng EP.
Dự án được sử dụng nguồn vốn ODA của nhà tài trợ nước ngoài, có tính chất đặc thù, kỹ thuật cao, công nghệ hoàn toàn mới và lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên phía Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ.
Thủ tục bổ sung Hiệp định và hiệu lực Hiệp định kéo dài; các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đơn giá, định mức có nhiều thay đổi và chưa ban hành kịp thời.
Dự án trải qua hai đợt nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao đã ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay…
Quá trình thực hiện dự án của tổng thầu còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và quản lý, phụ thuộc nhiều vào các đơn vị liên kết; chưa thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư nên thường xuyên chậm trễ hoàn thành các hạng mục theo mốc tiến độ đã cam kết.
Trước đó, góp ý về dự thảo báo cáo (do Bộ Giao thông Vận tải thay mặt Chính phủ soạn thảo), lãnh đạo Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa một số nội dung trong dự thảo báo cáo cho phù hợp với tiến độ hoàn thành nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên thực tế.
Cụ thể, thứ nhất, Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa nội dung báo cáo trên thành “Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể công trình. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể công trình, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng…”.
Thứ hai, về nội dung “Dự kiến Hội đồng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong dịp đầu tháng 10…”, Bộ Xây dựng đề nghị sửa lại là: “… Hội đồng sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình, dự kiến trong tháng 10/2021…”.
Như vậy, về tiến độ nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, trước đó Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng vào đầu tháng 10.
Tuy nhiên Bộ Xây dựng khẳng định hội đồng chỉ tổ chức họp, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghiệm thu công trình. Dự kiến thời gian nghiệm thu là trong tháng 10 này.
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị chấp thuận kết quả nghiệm thu đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị Hội đồng Kiểm tra nhà nước chấp thuận kết quả nghiệm thu đường sắt Cát Linh - Hà Đông, theo đó vào thời điểm hiện tại nếu đưa vào vận hành mới chỉ khai thác chưa tới 50% năng lực tối đa theo thiết kế.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được vận hành 50% công suất thiết kế trong giai đoạn đầu - Ảnh: T.H
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, đến nay cơ quan thường trực Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vẫn đang tập hợp, nghiên cứu tất cả hồ sơ có liên quan và triển khai các công việc để bảo đảm các điều kiện cho hội đồng làm việc theo quy định.
Điều này đồng nghĩa với việc các bên liên quan phải tiếp tục chờ kết luận cuối cùng từ Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, trước khi đưa dự án vào khai thác, vận hành thương mại.
Trước đó, trong báo cáo vừa gửi tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết năng lực tối đa theo thiết kế của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 24 đoàn tàu cùng hoạt động với giãn cách tối thiểu 2,3 phút/chuyến.
Thiết kế vận hành giai đoạn ban đầu như hiện nay là 10 đoàn tàu hoạt động trên tuyến với giãn cách 6 phút/chuyến. Điều này đồng nghĩa với việc khi đưa vào khai thác hiện nay cũng chỉ khai thác chưa đến 50% năng lực tối đa theo thiết kế.
Theo Bộ GTVT, có thể đưa công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác mà không cần giảm chỉ tiêu nào, dù vẫn còn một số tồn tại được tư vấn ATC phát hiện, khuyến cáo cải tiến nâng cao trong quá trình khai thác.
Liên quan tới 16 cảnh báo nguy cơ mất an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông được tư vấn ATC khuyến cáo, Bộ GTVT cho biết theo tiêu chuẩn châu Âu EN 50126-1:1999 và các tiêu chuẩn tương đương, việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống dự án đường sắt đô thị xây dựng mới được thực hiện theo quy trình vòng đời của hệ thống gồm 14 giai đoạn.
Đó là lên ý tưởng, xác định hệ thống và các điều kiện khai thác, phân tích rủi ro, các yêu cầu hệ thống, phân chia các yêu cầu hệ thống, thiết kế và thi công, chế tạo và sản xuất, lắp đặt, chấp nhận an toàn và chạy thử, nghiệm thu hệ thống, vận hành và bảo dưỡng, giám sát hoạt động, hoán cải và cải tiến, ngừng hoạt động và hủy bỏ.
Đây được coi là quy định chứng minh độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn (RAMS) của một hệ thống đường sắt đô thị chuẩn châu Âu.
Theo quy trình này, từ khi lên ý tưởng dự án đường sắt đô thị, chủ đầu tư phải xác định yêu cầu an toàn làm căn cứ cho các nhà thầu, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà tích hợp lập hồ sơ an toàn khi tham gia dự án.
Nhưng trước năm 2020, các dự án đường sắt đô thị tại Trung Quốc chỉ thực hiện đánh giá an toàn hệ thống tín hiệu, không đánh giá an toàn các hệ thống khác. Và dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Tháng 1-2021, Công ty TNHH Ricardo Thượng Hải đã thực hiện đánh giá an toàn hệ thống tín hiệu đường sắt Cát Linh - Hà Đông và cấp xác nhận hệ thống tín hiệu đủ điều kiện an toàn đưa vào khai thác chở khách.
Từ năm 2020 Trung Quốc đã ban hành tiêu chuẩn mới GB/T 38707-2020 quy định về kỹ thuật cho vận hành khai thác đường sắt đô thị. Tiêu chuẩn này áp dụng từ tháng 10-2020 cho cả hệ thống đường sắt nhẹ và đường sắt chạy ngầm dưới lòng đất của Trung Quốc.
Tiêu chuẩn GB/T 38707-2020 của Trung Quốc vừa ban hành tương đồng với tiêu chuẩn châu Âu EN 50126-1:1999. Theo đó, một dự án đường sắt đô thị phải bảo đảm các yêu cầu an toàn 14 giai đoạn, chịu được tải trọng quy định, trong mọi tình huống vận hành không gây ra nguy hại, đe dọa đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng.
Phải đào tạo thêm nhân viên vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Trong văn bản 2139 vừa gửi tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng, TP Hà Nội đồng ý với giải pháp khắc phục 9/16 khuyến cáo của tư vấn ACT về đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Nhưng TP Hà Nội cho rằng hồ sơ dự án không bố trí chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu, đồng thời theo khuyến cáo của tư vấn phải đào tạo gấp đôi số lượng nhân viên an toàn ke ga. Vì vậy, TP Hà Nội đề nghị chủ đầu tư đào tạo thêm nhân viên vận hành tuyến đường sắt theo khuyến cáo của tư vấn ACT.
Cập nhật hoạt động vận tải hành khách khi thí điểm mở lại Tối muộn 14/10, Bộ Giao thông vận tải có báo cáo nhanh kết quả triển khai thí điểm mở lại vận tải hành khách (đường bộ, đường sắt, hàng không). Chuyến Hà Nội - Cao Bằng tối 14/10 có 21 hành khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN Về tình hình triển khai vận tải hành khách tuyến cố định, Bộ Giao thông vận tải cho...