Bão giật cấp 17 sắp đổ bộ Quảng Bình, Quảng Trị
Bão số 10 đang mạnh cấp 13, giật cấp 14, 15 và trước khi đổ bộ sẽ mạnh cấp 13, giật cấp 16, 17.
Lực lượng chức năng địa phương gia cố bờ kè, sẵn sàng đón bão
Sau khi đổ bộ đất liền bão vẫn rất mạnh, suy yếu không đáng kể. Đây là cơn bão mạnh nhất vào miền Trung trong 6 năm qua.
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương bàn cách ứng phó bão số 10 vừa diễn ra trưa nay tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Bão giật tới cấp 16-17
Tại cuộc họp, ông Bùi Minh Tăng – Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, cho biết trước khi đổ bộ, bão số 10 sẽ mạnh trên cấp 13, giật tới cấp 16-17.
Trọng tâm bão nhiều khả năng đổ bộ Quảng Bình, Quảng Trị nhưng Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế cũng phải đề phòng. Bão sẽ đổ bộ đất liền khu vực này vào ngày mai (30/9), nếu sớm sẽ vào khoảng 3-5 giờ chiều, nếu muộn sẽ khoảng 10-11 giờ đêm. Sau khi đổ bộ, bão suy yếu không đáng kể.
“Cơn bão này mạnh không kém gì cơn bão Xangsane đổ bộ vào miền Trung ngày 1/10/2006. Đây là cơn bão mạnh nhất vào miền Trung trong 6 năm qua, thời điểm xuất hiện và đổ bộ cũng tương tự bão Xangsane”, ông Tăng nhận định.
Ông Tăng lưu ý khi bão áp sát bờ sẽ có gió mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Khi vào bờ bão chỉ suy giảm 1-2 cấp và vẫn còn rất mạnh. Vì thế, việc phòng chống phải hoàn thành trước 10 giờ sáng 30/9.
Video đang HOT
Với diễn biến hiện nay của bão, ông Tăng cho biết dự báo cấp gió mạnh nhất có thể xảy ra ở các tỉnh phía Bắc và Nam cơn bão.
Các tỉnh ở rìa bão như Thanh Hoá, Quảng Nam sẽ có gió mạnh nhất là cấp 6, cấp 7; Nghệ An và Đà Nẵng gió cấp 7,cấp 8 giật cấp 10,11; Thừa Thiên Huế gió cấp 8, cấp 9 giật cấp 12, có thể giật tới cấp 13.
Riêng 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ảnh hưởng trực tiếp của tâm bão sẽ có gió mạnh từ cấp 10 đến 12, giật cấp 14, cấp 15.
“Đây là cấp gió mạnh nhất có thể xảy ra trên thực tế. Do bão mạnh và địa hình miền Trung hẹp (ngang) nên các huyện miền núi sát biên giới với Lào vẫn có gió bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 nên cần phải đề phòng”, ông Tăng thông tin.
Dự báo mưa lớn sẽ xuất hiện từ đêm nay và rạng sáng mai (30/9) tại khu vực Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa – Quảng Trị. Mưa lớn sẽ tập trung trong ngày và đêm 30/9 sau đó ngớt dần từ Đà Nẵng trở vào. Từ Huế đến Thanh Hoá mưa có thể kéo dài đến 2-10.
Lượng mưa phổ biển từ Đà Nẵng đến Nghệ An mưa khoảng 200-300mm, có điểm mưa 400-500mm, đồng bằng Bắc Bộ có mưa 50mmm. Do bão vào trong thời điểm triều cường nên từ Thanh Hoá đến Đà Nẵng cần đề phòng nước dâng kết hợp sóng biển cao 2-4m.
Cho học sinh nghỉ và sơ tán dân trước 10h ngày 30/9
Theo báo cáo của Biên phòng các tỉnh, tính đến trưa 29/9 Biên phòng các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 49.877 phương tiện/254.660 người biết diễn biễn của bão số 10 để chủ động di chuyển phòng tránh.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão mạnh này, Bộ trường Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo các địa phương trong vùng ảnh hưởng sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm trước 10 giờ ngày 30/9; cho học sinh nghỉ học trong ngày 30/9.
Hiện nay, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở miền Trung phần lớn đã đầy nước và nhiều hồ thuỷ lợi có nguy cơ mất an toàn. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương kiểm tra, giám sát và điều tiết hồ chứa hợp lý, hạn chế xả lũ trên các sông có lũ lớn, trước khi xả lũ phải thông báo trước cho cơ quan chức năng và người dân.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu giám sát liên tục, có phương án khắc phục sự cố trước đối với các hồ chứa khi lũ về.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, các địa phương lưu ý hướng dẫn giao thông tại những nơi ngập lụt, cấm phương tiện hoạt động trong khu vực nguy hiểm không để xảy ra những vụ tai nạn thương tâm như xe bị cuốn trôi ở Nghệ An vừa qua.
Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ trực tiếp dẫn đầu một đoàn công tác đi vào Thừa Thiên Huế để chỉ đạo phòng chống bão số 10 còn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát dẫn một đoàn đi vào Vinh (Nghệ An). Hai đoàn công tác này sẽ từ Huế và Vinh đi vào khu vực tâm bão đổ bộ.
Bão giật cấp 15, 16 đang lồng lộn tiến vào miền Trung
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết lúc 1 giờ chiều nay, vị trí tâm bão ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế khoảng 200km về phía Đông Đông Nam.
Lúc này, bão mạnh thêm 1 cấp với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km.
Đến 13 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển về phía Tây rồi suy yếu thành một vùng áp thấp.
Theo Xahoi
Cơn bão mạnh nhất từ đầu năm hướng vào miền Trung
Với cấp gió lên tới 130km mỗi giờ trước khi đổ bộ, Wutip sẽ là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đe dọa tới miền Trung.
Ảnh vệ tinh bão Wutip trên Biển Đông sáng 28/9. Ảnh: NCHMF.
Sáng 28/9, tâm bão Wutip chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa chừng 180km về phía đông với sức gió mạnh cấp 10 (89 đến 102 km một giờ). Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ 10km/h và còn khả năng mạnh thêm.
Sáng mai, 29/9, tâm bão nằm trên khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa, sức gió tăng thêm 2 cấp, 118 đến 133 km mỗi giờ. Cơn bão sau đó di chuyển hơi chếch lên phía Bắc, hướng vào bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi.
Cơ quan khí tượng Việt Nam cho hay, trước khi bão đổ bộ (tâm cách bờ biển ngoài 100km), bão vẫn mạnh cấp 12. Nếu giữ cường độ này, đây sẽ là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm đổ bộ vào Việt Nam.
Các cơ quan khí tượng thế giới cũng nhận định, bão Wutip cũng sẽ là một cơn bão mạnh (typhoon) khi áp sát bờ biển miền Trung. Tuy nhiên, do bão còn có diễn biến đường đi lắt léo nên vị trí đổ bộ còn chưa có sự thống nhất giữa các đài dự báo. Vì thế, diễn biến của bão cần được theo dõi sát và cập nhật.
Cơn bão đạt tới cấp 12 khi tâm bão chỉ còn cách bờ biển chừng 100km vào sáng 30/9. Ảnh: NCHMF.
Để ứng phó, 10h sáng nay, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương tiếp tục có công điện gửi cho 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh do cơn bão đã tăng cấp và diện ảnh hưởng của bão được dự báo gây mưa lớn từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên - Huế. Trước đó, công điện khẩn cũng được gửi cho các tỉnh từ Quảng Bình tới Cà Mau cũng như toàn bộ khu vực Tây Nguyên.
Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương tùy theo diễn biến của bão chủ động xác định thời điểm cấm biển; chỉ đạo thu hoạch ngay các trà lúa đã chín để tránh thiệt hại. Riêng khu vực Tây Nguyên cần đặc biệt đề phòng lũ quét, sạt lở và đảm bảo an toàn hồ đập.
Wutip là cơn bão thứ 10 trong năm.
Xuân Hoa
Theo VNE
'Vùng Thủ đô nguy cơ mắc bệnh đầu to' "Dự kiến đưa các trường ĐH, trung tâm y tế ra khỏi trung tâm thủ đô mãi mà không làm được. Nếu không khắc phục, khó tránh khỏi căn bệnh 'đầu to' khi tất cả tập trung về Hà Nội", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định Trong vai trò Trưởng Ban chỉ đạo quy hoạch vùng Thủ đô (BCĐ) tại Hội...