‘Bão giá’ tàn phá giấc mơ người xây nhà

Theo dõi VGT trên

Trong cơn “bão giá” vật liệu xây dựng hiện nay, không chỉ những dự án, công trình lớn rơi vào cảnh mất kiểm soát chi phí mà ngay cả những chủ thầu xây dựng nhỏ, chuyên thi công nhà dân sinh cũng lao đao, tìm mọi cách để xoay xở.

Bão giá tàn phá giấc mơ người xây nhà - Hình 1

Giá các loại vật liệu xây dựng như ximăng, cát tăng mạnh khiến nhiều công trình xây dựng phải giãn, hoãn tiến độ – Ảnh: B.NGỌC

Ximăng, cát, đá xây dựng, gạch ốp lát… đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2022 khiến nhiều người bị vỡ kế hoạch xây nhà. Kéo dài thời gian hoàn thiện, chi phí xây dựng vượt ngưỡng không chỉ là nỗi lo của chủ nhà, mà chuyện lời lãi, thậm chí phá sản cũng gây áp lực lớn đối với nhà thầu xây dựng hiện nay.

“Xanh mặt” vì xây nhà

Đang xây căn nhà 120m 2 với 1 trệt 1 lầu, anh Nguyễn Văn Đông (phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM) đã bàn với vợ quyết định tạm dừng sau khi hoàn tất phần thô để chờ giá cả vật liệu hạ nhiệt.

“Nhà tôi xây 2 tháng nay nhưng giá các loại vật liệu tăng quá cao nên tôi tạm ngưng, chờ đến cuối năm mới hoàn thiện. May chủ thầu là bà con phía vợ nên anh em trong nhà tính toán với nhau rất dễ. Nếu tiếp tục làm, nhà sẽ đội lên 500 – 600 triệu đồng nhưng tôi không xoay xở được”, anh Đông nói.

Tương tự, có mảnh đất 50m 2 ở quận Gò Vấp, anh Vũ Thanh Tuấn tính xây nhà và được chủ thầu báo dịch vụ trọn gói, kiểu xây “chìa khóa trao tay” với giá 5,2 triệu đồng/m 2 vào thời điểm năm 2021 nhưng phải tạm hoãn do dịch.

“Bây giờ xây nhà trọn gói lên đến 7 triệu đồng/m 2 do giá vật liệu xây dựng tăng cao quá, thế là giấc mơ nhà mới… của tôi vẫn dang dở. Đến cuối năm vật liệu, nhân công tăng thì tôi bán mảnh đất này để tìm chung cư vừa tiền, mua để ở”, anh Tuấn chia sẻ.

Trong khi đó, bà Ngô Thị Huynh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đã gần 6 tháng nay mà căn nhà phố 1 trệt 1 lầu, diện tích gần 180m 2 của gia đình bà vẫn chưa hoàn thiện dù theo hợp đồng đã ký với chủ thầu xây dựng từ tháng 12 năm ngoái là hoàn thiện trong tháng 6-2022.

Ngoài lý do nhà thầu nhận nhiều công trình, việc đại lý liên tục báo đứt hàng ximăng, cát… trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng tăng cao nên công trình không thể hoàn thành như tiến độ, bởi vừa xây dựng vừa phải chờ vật liệu.

Dù đã đặt trước tiền mua vật liệu, đã tính toán phát sinh “như thường lệ” khi xây nhà, nhưng bà Huynh cũng không ngờ phát sinh… vượt xa mức đã phòng tính. “Tổng tất cả các chi tiết, các công đoạn từ công thợ đến vật liệu xây dựng, nội thất… tôi chuẩn bị cho phát sinh là 1,2 tỉ đồng. Nhưng với tình hình cái gì cũng tăng, chắc phải khoảng 1,5 tỉ đồng mới hoàn thiện căn nhà”, bà Huynh thở dài nói.

Giữa “cơn lên đồng” của vật liệu xây dựng, nên trên những group ở mạng xã hội như “Yêu nhà đẹp”, “Mê nhà đẹp” hay “Happynest (cộng đồng yêu nhà đẹp)… thay vì có nhiều hình ảnh ngôi nhà đẹp, thì những ngày qua luôn kèm lời than thở như: “Đẹp nhưng xây xong chắc cũng “méo mặt” vì đội giá vật liệu”, hay “Nhà xây xong móng chắc “ngốn” hết 1/2 số tiền chuẩn bị trước; rồi tiền công cho nhà thầu và những thứ phát sinh… Nghĩ đến thôi là xanh mặt”…

Lo “gọt chân cho vừa giày”

Ông Nguyễn Hoàng Phong, chủ một công ty kiến trúc xây dựng ở quận 12, cho biết công ty này nhận nhà theo kiểu hoàn thiện trọn gói, nhân công tính tùy theo vật liệu. Nếu vật liệu dạng trung bình, giá khoảng 7 triệu đồng/m 2. Với loại cao cấp, phí hoàn thiện dao động 10 – 15 triệu đồng/m 2.

“Giới xây dựng ai cũng la làng vì giá vật liệu tăng, hợp đồng ký từ đầu năm nhưng biên độ tăng quá lớn, nhà thầu không kịp trở tay. Nhà thầu kê ra danh sách với đơn giá cụ thể, trừ chi phí giảm trừ, hợp đồng ràng buộc cọc phần trăm, đặt cho nhà cung cấp. Nếu đặt sớm thì đỡ nhưng lỡ không đặt mà giá cả tăng thì chủ thầu phải bù vào, coi như lỗ nặng”, ông Phong nói.

Cũng là nhà thầu ở quận Tân Phú, ông Phan Ngọc chia sẻ những khó khăn khi nhận xây nhà đối với dạng hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá. Theo ông Ngọc, chiếm đến gần 80% tổng dự toán là chi phí nguyên vật liệu, bao gồm 5 loại vật liệu chủ yếu là ximăng, thép xây dựng, đá, cát và gạch.

“Khi giá vật liệu tăng mạnh, chi phí xây dựng bị đội lên, một số nhà thầu điêu đứng vì bị lỗ nặng. Có một số nhà thầu không thể tiếp tục thi công, chấp nhận bị phạt thầu hoặc mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nếu thương lượng được với chủ nhà và được chia sẻ, thiệt hại phía chủ thầu ít đi. Nhưng rất khó gặp chủ để dễ dàng thương lượng”, ông Ngọc nói.

Theo một số đơn vị xây dựng, do vật liệu xây dựng tăng giá quá nhanh trong thời gian ngắn, nhiều chủ thầu nhận nhà nhưng vẫn không ký hợp đồng, khiến gói thầu sẽ ngưng trệ hoặc tìm cách đánh nhanh rút gọn để đi làm dự án khác theo kiểu “gọt chân cho vừa giày”. Cách làm này sẽ làm giảm chất lượng công trình.

“Để tránh lỗ nặng, nhà thầu thường dùng chiêu trò báo giá một nơi, làm vật liệu “đểu”. Các nhà thầu cũng tính tới đường giảm chi phí xây dựng trong tình hình đà tăng giá liên tục như bớt xén vật liệu xây dựng, chậm thi công, sử dụng vật liệu chất lượng kém để thay thế… Tất cả đều có thể xảy ra, dẫn đến chất lượng nhà ở, công trình xây dựng không hiệu quả, giảm sút”, ông Ngọc phân tích.

Bão giá tàn phá giấc mơ người xây nhà - Hình 2

Giá vật liệu tăng cao, nhiều công trình xây dựng nhà ở bị ảnh hưởng – Ảnh: THẢO THƯƠNG

Chủ nhà “chia khó” với chủ thầu

Ông Hồ Việt Phương, chủ căn nhà đang xây dở dang trên phố Định Công, TP Hà Nội, cho hay công trình nhà ông đã dừng thi công hơn 3 tháng nhưng chủ thầu xây dựng người Nam Định vẫn chưa quay lại.

Video đang HOT

Theo hợp đồng xây dựng đã ký kết, nhà thầu phải hoàn thiện nhà cho gia đình tôi trong tháng 7 này, nhưng mấy tháng qua giá cả vật liệu leo thang, chủ thầu càng làm càng lỗ nên ông Phương đã đồng ý cho chủ thầu kéo dài thời gian thi công, chờ tới khi nào giá vật liệu giảm xuống sẽ thi công tiếp.

Chủ thầu xây dựng dân dụng lao đao

Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy tình trạng các loại vật liệu xây dựng chính như thép, ximăng, gạch, cát, đá xây dựng… đồng loạt tăng giá mạnh trong 6 tháng đầu năm đã đẩy nhiều chủ thầu nhỏ, chuyên thi công nhà dân sinh tại Hà Nội rơi vào cảnh lao đao.

Ông Trần Công Thành, một chủ thầu đang xây dựng nhà dân tại quận Hoàng Mai, cho biết hầu hết công trình nhà dân có quy mô nhỏ, chủ hộ và nhà thầu thường ký hợp đồng nhận trọn gói theo đơn giá cố định.

Khi giá vật liệu tăng cao cũng không thể tăng đơn giá xây dựng. Nhiều chủ thầu rơi vào cảnh càng làm nhiều càng lỗ lớn, nếu trót nhận công trình rồi, buộc phải chọn giải pháp thi công cầm chừng, kéo dài thời gian thi công để chờ vật liệu xây dựng giảm giá.

“Hồi đầu năm nay tôi nhận xây mới hơn chục căn nhà riêng lẻ nhưng đến nay mới hoàn thiện phần thô được ba căn để bàn giao cho chủ nhà”, ông Thành nói và cho biết đơn giá xây dựng hiện nay khoảng 6 triệu đồng/m 2 xây dựng thô, tăng khoảng 2 triệu đồng/m 2 so với cuối năm 2021.

Theo ông Trần Xuân Tuyên – chủ thầu xây dựng công trình nhà dân trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), từ đầu năm đến nay không chỉ có vật liệu tăng, giá nhân công xây dựng cũng tăng rất cao. Những năm trước khi nhận thầu xây dựng nhà dân, ông Tuyên thường khoán lại cho các đội thợ với giá khoảng 1,3 triệu đồng/m 2 xây thô.

“Nhưng hiện nay phải 1,5 triệu đồng/m 2 xây thô mới thuê được thợ. Tính ra, riêng chi phí nhân công xây dựng hiện tăng khoảng 200.000 đồng/m 2 so với trước đây”, ông Tuyên nói và cho rằng nếu không tăng tiền công sẽ không thuê được thợ vì giá cả mọi thứ đều tăng, người lao động làm thuê cũng phải tăng chi tiêu vì cơm bụi ngoài phố cũng tăng giá.

Nhiều chủ thầu xây dựng nhỏ tại Hà Nội thừa nhận nếu làm theo đơn giá nhà nước, hầu hết chủ thầu khoán đều lỗ. Để xoay xở, một số chủ thầu buộc phải tính tăng thêm khối lượng vật liệu xây dựng trong dự toán công trình trước khi ký hợp đồng nhận thầu khoán để bù trượt giá.

Bên cạnh đó, không ít chủ thầu đã chọn giải pháp thi công cầm chừng để giữ công trình, chờ vật liệu giảm giá thi công tiếp. Và cũng có những nhà thầu phải ngồi lại với chủ nhà để xin tạm dừng thi công công trình một thời gian vì vật liệu xây dựng tăng quá cao.

Các dự án lớn đối mặt 'bão giá' vật liệu

Nửa đầu năm 2022, giá cả vật liệu xây dựng như thép, ximăng, nhựa đường, cát, đá xây dựng... đồng loạt tăng giá mạnh.

Các dự án lớn đối mặt bão giá vật liệu - Hình 1

Giá nguyên vật liệu tăng cao đang ảnh hưởng không nhỏ đến các dự án đầu tư công. Trong ảnh: thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn nối tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân đầu tư công và đem đến nhiều lo lắng cho các bên tham gia những dự án hạ tầng lớn.

Theo báo cáo tình hình giá cả vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm vừa gửi tới Ban Chỉ đạo điều hành giá Chính phủ, Bộ Xây dựng cho rằng giá nhiều loại vật liệu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm nay. Vì thế, đại diện nhiều nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng, chuyên gia kinh tế cho rằng cần sớm có biện pháp kiểm soát giá cả vật liệu xây dựng, đồng thời thực hiện giải pháp bù trượt giá để bảo đảm tiến độ các dự án đầu tư công, đặc biệt dự án hạ tầng quy mô lớn như cao tốc Bắc - Nam.

"Không dám" nhận dự án

Ông Trần Anh Tú, tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), một nhà đầu tư hạ tầng giao thông lớn tại khu vực phía Bắc, nhận định với biến động giá vật liệu xây dựng hiện nay, nhiều nhà đầu tư "không dám" nhận dự án, nhà thầu "không dám" nhận thầu thi công.

Để bảo đảm tiến độ các dự án đang đầu tư, theo ông Tú, rất cần một cơ chế điều chỉnh giá phù hợp. Quan trọng hơn nữa là cơ chế ban hành phải nhanh, việc ra quyết định phải kịp thời mới tăng được hiệu quả hỗ trợ. Tiếp đến, các chủ đầu tư cũng cần được tạo điều kiện cho nhà thầu trong khâu thanh toán như tăng hạn mức tạm ứng để tháo gỡ một phần khó khăn về giá cả.

Đại diện nhà đầu tư đang thực hiện dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo (một dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam), ông Hồ Đình Chung, tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, chia sẻ hầu hết các nhà đầu tư dự án hạ tầng đều đo lường những rủi ro trước khi làm dự án nhưng với biến động giá vật liệu quá lớn thời gian qua, các nhà đầu tư không thể theo kịp thực tế. Hiện nay, nội dung hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư tư nhân với cơ quan quản lý nhà nước có điều khoản về trường hợp có biến động giá thì được điều chỉnh. Tuy nhiên đây là về mặt nguyên tắc, còn chờ điều chỉnh e rằng rất lâu, rất khó nên khi giá cả leo thang, nhà đầu tư rất lo lắng.

Ông Chung cũng chia sẻ: tập đoàn đã báo cáo với Bộ Giao thông vận tải để đề xuất với Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Cũng theo ông Chung, nếu không có hỗ trợ điều chỉnh đơn giá theo giá thực tế, hoặc không có hợp đồng điều chỉnh thì thầu chính, thầu phụ sẽ lần lượt "chết".

Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ có chuyện giá tăng mà còn có cả chuyện khan hiếm vật liệu. Vì thế, ngoài cố gắng, nỗ lực của nhà đầu tư, nhà thầu thì rất cần sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, các bộ, ngành trong việc ra quyết định chỉ đạo kịp thời để gỡ vướng cho các dự án đang thi công, ông Chung chia sẻ thêm.

Dù không tham gia xây dựng nhiều dự án đầu tư công nhưng ông Lê Viết Hải, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cũng nhìn nhận hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trên cả nước đang gặp khó khăn, trước tình trạng "bão giá" vật liệu xây dựng. Để giảm thiệt hại, họ phải thương lượng với chủ đầu tư dự án để bù giá vật tư, thương lượng với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng để hạn chế tăng giá, đồng thời ký hợp đồng mua hàng cố định giá. Bên cạnh đó, họ cũng phải cắt giảm lợi nhuận để bù đắp biến động giá cả trên thị trường.

Các dự án lớn đối mặt bão giá vật liệu - Hình 2

Dự án cầu Mỹ Thuận 2 đang được triển khai, tuy nhiên thời gian qua gặp nhiều khó khăn vì giá vật liệu tăng cao - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Cần bù giá kịp thời

Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, tính đến ngày 30-6-2022, giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt khoảng 151.046 tỉ đồng, bằng 27,86% kế hoạch Thủ tướng giao. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm một phần do giá nguyên nhiên vật liệu tăng quá cao, nguồn lao động bị thiếu hụt sau dịch.

Trong bối cảnh này, TS Vũ Đình Ánh, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài Chính), cho rằng ưu tiên trước mắt vẫn phải bảo đảm tiến độ đầu tư công. Vì vậy, cần sử dụng ngay khoản chi phí dự phòng trong các hợp đồng để bù trượt giá 6 tháng đầu năm 2022. Nếu hết chi phí dự phòng mà vẫn chưa bù nổi trượt giá vật liệu thì cần bổ sung cơ chế điều chỉnh hợp đồng theo hướng bù trượt giá theo biến động giá thực tế. Cơ chế này phải thực hiện ngay chứ với quy trình như hiện nay, nhiều dự án đầu tư công được dự báo sẽ phải tạm dừng.

Đại diện một nhà đầu tư BOT khu vực miền Trung cũng khẳng định nếu không kiểm soát kịp thời đà tăng giá vật liệu hiện nay, việc triển khai các công trình hạ tầng lớn sẽ hỗn loạn. Mức phí dự phòng thông thường 10% trong các hợp đồng xây dựng hiện không bù nổi biến động tăng giá vật liệu trên thị trường.

Để việc thi công các dự án đầu tư công không bị gián đoạn, ông Lê Viết Hải khuyến nghị Nhà nước nên xem xét bù giá cho doanh nghiệp xây dựng ở những dự án sử dụng vốn ngân sách. Với những hợp đồng ký mới cần bổ sung điều kiện về trượt giá. Trước đây khi thị trường giá cả ổn định thì rất ít chủ đầu tư nào chấp nhận điều khoản trượt giá, nhưng trong bối cảnh khó khăn, giá cả tăng mạnh như hiện nay thì nhiều chủ đầu tư xem nhà thầu là đối tác chiến lược sẽ phải có những giải pháp hỗ trợ để chia sẻ khó khăn. Tất nhiên, muốn làm điều này nhà thầu phải nỗ lực đàm phán với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ông Hải nói.

Ông Lê Quốc Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho hay với biến động lớn về giá vật liệu từ 2021 đến nay, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị đến các bộ, ngành nhưng đến nay chưa có biện pháp nào hỗ trợ cụ thể giúp các nhà thầu xây dựng vượt qua khó khăn.

Cũng theo ông Hiệp, có 2 vấn đề để bảo đảm tiến độ giải ngân đầu tư công trong bối cảnh giá cả tăng cao hiện nay. Trước hết, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành thông tư yêu cầu các địa phương cập nhật giá vật liệu xây dựng sát thực tế. Địa phương công bố giá nhưng Bộ Xây dựng phải là cơ quan kiểm tra để bảo đảm địa phương cập nhật giá sát thực tế chứ không phải đơn giá lạc hậu, gây khó cho nhà thầu trong khâu thanh quyết toán dự án.

Ngoài ra, hiệp hội cũng đang kiến nghị Bộ Xây dựng cần xây dựng, quản lý đơn giá vật liệu theo hướng bổ sung định mức chưa có và thay đổi những định mức đơn giá lạc hậu. Ngoài việc cập nhật định mức, đơn giá theo thị trường, cần có biện pháp giảm thuế để kéo giảm giá nguyên vật liệu, đặc biệt là các loại vật liệu nhập khẩu.

Các dự án lớn đối mặt bão giá vật liệu - Hình 3

Đồ họa: N.KH.

6 tháng cuối năm, giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng

Theo Bộ Xây dựng, giá các loại vật liệu xây dựng như thép, nhựa đường, ximăng, cát, đá, gạch... sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng tăng giá từ thị trường nguyên liệu nhập khẩu, chi phí khai thác, sản xuất trong nước tăng. Hơn nữa, những tháng cuối năm là mùa xây dựng nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng sẽ cao hơn.

Cần cơ chế mở cho cao tốc Bắc - Nam

Với 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2021 - 2025 thì hiện nay mới dừng ở bước lập hồ sơ, chưa chỉ định thầu, trong khi giá cả tiếp tục leo thang, ông Hồ Đình Chung, tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, cho rằng không nên chờ đến khi giá vật liệu giảm mới chốt hồ sơ, chọn nhà thầu. Để bảo đảm tiến độ hoàn thành, các cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế mở, điều kiện mở để điều chỉnh giá cho các nhà thầu.

Hợp đồng thi công cần được điều chỉnh giá phù hợp với thực tế giá vật liệu tại các địa phương. Ví dụ thực tế thời gian qua cho thấy giá vật liệu đất đắp đường ở Bình Định chỉ 2.000 - 3.000 đồng/m 3 nhưng vào tới Bình Thuận thì tăng vọt lên hơn 100.000 đồng/m 3, chênh lệch mấy chục lần. Ở đây có trách nhiệm của cả địa phương và ý thức của các nhà cung cấp vật liệu. Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam chạy qua nhiều tỉnh thành, phục vụ sự phát triển chung của đất nước nên cần có cơ chế bình ổn giá giữa các địa phương cho phù hợp.

Ông Chung đánh giá trong 6 tháng qua, chi phí xây dựng hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn tăng từ 30 - 40%. Riêng với dự án cao tốc Bắc - Nam, 2 loại vật liệu chính là thép và nhựa đường chiếm khoảng 30% chi phí xây dựng, các loại vật liệu khác như đất, cát đắp nền đường và các loại khác chiếm từ 30 - 40% chi phí xây dựng. Vì thế, tác động của tăng giá các loại vật liệu tới tiến độ dự án rất lớn.

Khu tái định cư sân bay Long Thành ì ạch

Các dự án lớn đối mặt bão giá vật liệu - Hình 4

Công trình trường học ở khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn dang dở, không có người thi công - Ảnh: HÀ MI

Tại Đồng Nai, giá vật tư tăng cao đã khiến nhiều nhà thầu đang thi công ở khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc dự án sân bay quốc tế Long Thành) phải dừng thi công hoặc thi công cầm chừng.

Theo quy hoạch, ở khu tái định cư này có 11 công trình xã hội (dự án thành phần 2) với tổng mức đầu tư trên 407 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành từ năm 2018 - 2021. Tuy nhiên, đến nay công trình 8 trường học (từ mầm non đến trung học cơ sở), một trung tâm văn hóa và chợ vẫn chưa hoàn thành. Chị Huyền, một người dân nhường đất làm sân bay đã vào ở trong khu tái định cư này, lo lắng nói giờ đã tháng 7 rồi nhưng việc xây dựng các trường học trong khu tái định cư vẫn chưa xong. Do vậy, không ít người dân đã tái định cư ở đây lo lắng năm học 2022 - 2023 sắp tới tiếp tục đi rước con xa nhà.

Một hiệu trưởng trường tiểu học chia sẻ: trường cũ ở ấp Suối Trầu đã đập bỏ để nhường đất san lấp nền sân bay nên nhiều phụ huynh đi ra khu tái định cư, mong con mình có trường học mới, gần nhà. "Với cách lý giải thi công chậm chạp do giá vật tư tăng mà không có giải pháp để tháo gỡ chắc sắp tới tụi nhỏ ở khu này phải học các trường cũ ở xã Bình Sơn thôi", vị này nói.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai, dự án thành phần 2 do niên độ của dự án chưa được gia hạn nên các gói thầu hoàn thành trong năm 2021 chưa có cơ sở ký phụ lục điều chỉnh tiến độ hợp đồng để làm cơ sở tạm ứng, thanh toán giải ngân khối lượng cho các nhà thầu. Mặt khác, dịch bệnh COVID-19, giá nhiên liệu và nhiều loại nguyên liệu tăng đã khiến các nhà thầu không thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án...

Trước hiện trạng dân đã vào tái định cư nhưng nhiều gói thầu chưa xây dựng xong, ông Lê Văn Tiếp, chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết huyện đang lo nhất là việc xây dựng các cơ sở giáo dục nhưng chưa đảm bảo tiến độ khi mới chỉ xây xong cơ bản trường mầm non nhưng chưa hoàn thiện hệ thống điện, nước, chưa có trang thiết bị trường học. Vì vậy huyện sẽ tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trường học để việc chuyển trường, sắp xếp hồ sơ, bố trí phòng học cho học sinh trước năm học mới.

H.MI

Giải phóng mặt bằng cầu Rạch Miễu 2 còn chậm

Sáng 12-7, đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang về tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo ông Lâm, hiện tỉnh Tiền Giang đang triển khai 7 dự án giao thông lớn như cầu Rạch Miễu 2, kênh Chợ Gạo, cầu Mỹ Thuận 2...

Trả lời Thứ trưởng Lâm về dự án cầu Rạch Miễu 2 khi hiện việc giải phóng mặt bằng ở tỉnh Tiền Giang chỉ hơn 2%, trong khi đó tỉnh Bến Tre hơn 20%, ông Trần Văn Thi, giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, thông tin tỉnh Tiền Giang đã bàn giao được 0,19/6,84km tại các vị trí đất công và kênh rạch. Tuy vậy, mặt bằng nằm rải rác không liên tục, chưa đủ điều kiện thi công. Việc di dời mồ mả đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn 2 hộ đang khiếu nại về giá. Hệ thống đường điện, nước còn nhiều vướng mắc, chưa chốt được thời gian di dời.

Ông Trần Văn Dũng, phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết trong quá trình triển khai cũng có những khó khăn với địa phương. Chẳng hạn đoạn đường dẫn cầu Rạch Miễu 2 là một đoạn không dài, nhưng một đoạn đi qua thành phố Mỹ Tho, một đoạn đi qua huyện, vì vậy việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Các sở ngành cũng phải linh hoạt, vận dụng các cơ chế, vận động người dân để giao mặt bằng sớm hơn so với quy định. Ông Dũng đã yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường cùng các ngành chức năng địa phương phối hợp với ban quản lý dự án, chậm nhất tháng 9 phải bàn giao mặt bằng để thi công.

MẬU TRƯỜNG

Chủ đầu tư phải "động viên" nhà thầu

Các dự án lớn đối mặt bão giá vật liệu - Hình 5

Công trình thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn nối tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Tại công trình đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đại diện chủ đầu tư cho hay phải "động viên" các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2022 trong bối cảnh khó khăn vì giá nguyên vật liệu tăng cao. Ông Lê Văn Sáu, phó giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đại diện chủ đầu tư dự án, cho hay với giá nguyên vật liệu hiện nay, nhà thầu bỏ ra 10 đồng làm một hạng mục thì chỉ thanh toán được 8 đồng. Giá cả tăng cao, rất khác so với giá ghi trong hợp đồng 2 năm trước làm dòng tiền tái đầu tư và sản xuất bị thiếu hụt, ảnh hưởng một phần đến tiến độ triển khai ngoài hiện trường. Tuy nhiên, "nếu không thực hiện xong trong năm nay, phải kéo dài sang năm tới, không chỉ nhà thầu chịu thiệt mà công trình chậm đưa vào khai thác sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư", ông Sáu chia sẻ.

Cũng theo ông Sáu, mặc dù sau này dự án có thể được điều chỉnh giá nhưng chỉ số giá các địa phương đưa ra chưa phản ánh đúng thực tế trượt giá, chưa kể việc công bố chỉ số này còn thường chậm từ 3 - 6 tháng.

Ông Nguyễn Minh Huy, giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng, cho hay giá bỏ thầu trước đây đã trở nên thấp hơn giá nguyên vật liệu, chưa kể giá xăng dầu tăng gần đây khiến các nhà thầu có cảm giác tiếp tục làm sẽ gánh thua lỗ.

"Nhà thầu cũng la làng vì chi phí cao, chúng tôi phải tìm cách điều hành và động viên nhà thầu, giải ngân theo đúng tiến độ" - ông Huy nói và cho rằng theo quy định có thể bù giá theo chỉ số giá, nhưng giá một số nguyên vật liệu gần đây tăng quá mạnh khiến chỉ số giá không bù nổi.

Cảnh báo tâm lý thi công cầm chừng

Theo Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) - chủ đầu tư công trình cầu Mỹ Thuận 2, thời gian qua đơn vị này nhận được nhiều ý kiến, văn bản phản ánh của các nhà thầu thi công dự án về tình hình biến động tăng giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng, giá tăng dần qua các tháng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cụ thể, tỉ lệ tăng giá bình quân của các loại vật liệu xây dựng chủ yếu tính đến nay (so với giá thời điểm ký hợp đồng quý 1, 2-2020) như sau: thép tăng khoảng 30 - 40%, ximăng 15 - 20%, nhựa đường 15 - 20%, cát bêtông 20%, đá xây dựng 10%, đất đắp nền 30 - 40%, nhiên liệu 90 - 110% (chiếm 3,5 - 6% chi phí dự án). Tổng hợp lại, giá gói thầu tăng bình quân từ 15 - 20%.

Mặc dù các hợp đồng thi công mà Ban quản lý dự án 7 ký với các nhà thầu đều sử dụng loại hợp đồng theo giá điều chỉnh, tuy nhiên các địa phương công bố giá vật liệu và chỉ số giá xây dựng vẫn còn chậm, chưa phản ánh và theo kịp tình hình biến động tăng giá của thị trường. Từ đây, các nhà thầu có thể thi công cầm chừng chờ giá xuống, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Từ những khó khăn đó, đại diện Ban quản lý dự án 7 đã đề nghị các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn giá, trợ giá đối với các loại vật liệu xây dựng. Ngoài ra, đối với vật liệu có biến động lớn, bất thường (xăng dầu, sắt thép...), đề nghị có thể xem xét phân tích cho bù giá trực tiếp hoặc nghiên cứu giải pháp điều chỉnh giá hợp đồng.

Thiếu trầm trọng cát đắp nền, nguy cơ trễ tiến độ

Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có chiều dài gần 23km. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trong năm 2023. Tuy nhiên, theo các nhà thầu, từ đầu năm 2022 đến nay, việc thực hiện gói thầu này chậm so với kế hoạch đề ra là do bàn giao giải phóng mặt bằng chậm, đặc biệt là giá vật liệu tăng, thiếu nguồn cung cát để thi công. Ông Nguyễn Minh Khiêm, chỉ huy trưởng gói thầu XL-03, cho biết hiện chỉ 2 tỉnh có nguồn cát đáp ứng được các chỉ tiêu để thi công cao tốc là An Giang và Đồng Tháp.

"Theo yêu cầu mỗi ngày cần khoảng 8.000 - 10.000m 3 cát tùy thời điểm nhưng hiện chỉ được cung cấp 2.000 - 3.000m 3. Vì thế, nếu không giải quyết được nguồn cát thì tiến độ gói thầu sẽ chậm ít nhất từ 4 - 6 tháng. Hiện nhà thầu lên phương án sử dụng phối đá dăm để thay thế khi nguồn cát khan hiếm", ông Khiêm cho hay.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết thêm thời điểm này dự án cần 300.000 - 400.000m 3 cát đắp gia tải, tương đương 12.000 - 15.000m 3 mỗi ngày. Do khó khăn về nguồn cung nên mỗi ngày dự án mới chỉ đắp được 5.000 - 7.000m 3. Ông Lê Bá Trung, chỉ huy trưởng liên danh gói thầu XL-02, cho hay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất khan hiếm về nguồn cát, rất khó khăn cho nhà thầu. "Nhà thầu sẽ tập trung chở vật liệu cát phối đá dăm và đất về đắp gia tải thay thế cát để đáp ứng tiến độ", ông Trung nói.

Với 2 dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, hiện chủ đầu tư đang phối hợp nghiên cứu sử dụng cát biển thay thế. Tuy nhiên, phương án này phải cần trải qua giai đoạn thi công thí điểm, quan trắc ảnh hưởng môi trường, ban hành tiêu chuẩn, quy trình thi công, định mức đơn giá. Nếu thành công, đến cuối năm 2023 mới có thể bắt đầu áp dụng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam ĐịnhNhân chứng kể giây phút cứu bé gái trong ô tô lao xuống kênh ở Nam Định
18:16:20 31/01/2025
Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chếtThủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ ô tô lao xuống mương ở Nam Định làm 7 người chết
21:13:09 31/01/2025
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'
09:01:26 01/02/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Vụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầuVụ xe ôtô lao xuống mương 7 người tử vong: Công an công bố nguyên nhân ban đầu
07:02:07 31/01/2025
Đèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình DươngĐèn giao thông không sáng, ô tô tông nhau lật ngửa giữa ngã tư ở Bình Dương
18:21:00 31/01/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũHoa hậu hạng A Vbiz công bố 7 bức ảnh chưa từng thấy sau khi quay lại với bạn trai cũ
22:37:04 01/02/2025
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Xuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lâyXuất hiện phim Việt được netizen "kêu gào" đòi giải cứu, Trấn Thành cũng bị vạ lây
23:22:25 01/02/2025
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?
20:51:04 01/02/2025
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oanPhim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan
22:06:34 01/02/2025
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãiMột nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi
23:11:03 01/02/2025
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc ThuậnHoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận
23:27:48 01/02/2025

Tin mới nhất

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

19:03:32 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, may mắn vụ việc không gây thương vong về người.
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.
Mùng 4 Tết, 21 người tử vong vì tai nạn giao thông

Mùng 4 Tết, 21 người tử vong vì tai nạn giao thông

18:50:00 01/02/2025
Về tình hình giao thông tại TP Hà Nội và các địa phương giáp ranh, các tuyến đường nội thành Hà Nội hướng lên khu vực trung tâm lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông bình thường, giao thông thuận lợi,không xảy ra ùn tắc.
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài

14:54:32 01/02/2025
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã lệnh cho tàu Cảnh sát biển 2011 rời cảng khẩn cấp chở theo cán bộ, nhân viên y tế, cán bộ Biên phòng huyện Côn Đảo đi cấp cứu bệnh nhân.
Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

Rác thải sinh hoạt không phân loại có thể bị từ chối tiếp nhận

09:02:36 01/02/2025
Công nhân môi trường có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương.
33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

33 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày mùng 3 tết

21:35:38 31/01/2025
Trong ngày mùng 3 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông khiến 33 người chết và 52 người bị thương.
Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

Hàng xóm nhớ lại chuyến xe định mệnh cướp đi 7 sinh mạng ngày mùng 2 Tết

21:21:13 31/01/2025
Tang thương bao trùm thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khi 7 người trong một gia đình gặp nạn trên chuyến xe định mệnh, vĩnh viễn rời xa người thân.
Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

Nam Định: Va chạm với ô tô, người phụ nữ bị văng xuống sông

21:18:45 31/01/2025
Vụ tai nạn giao thông xảy ra chiều nay (31/1) tại khu vực cống Xác (thôn Đông Lĩnh, xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) khiến một người phụ nữ bị văng xuống sông.
Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

Người đàn ông bơi ra giữa sông cứu một phụ nữ nhảy cầu

19:05:53 31/01/2025
Chiều 31/1, lãnh đạo UBND thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, một phụ nữ đã được cứu sống sau khi nhảy cầu.
Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn

19:03:10 31/01/2025
Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong ngày mùng 3 Tết, CSGT toàn quốc xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vi phạm về tốc độ hơn 970 trường hợp.
Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

Điều tra vụ nhà dân cháy khiến 3 người bị thương

18:34:58 31/01/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nhà dân bị cháy khiến 3 người bị thương ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025.

Có thể bạn quan tâm

6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may

6 loài hoa và cây chiêu tài hút lộc, năm 2025 bạn nhất định nên trồng trong nhà để vừa đẹp vừa dễ gặp may

Sáng tạo

06:00:17 02/02/2025
Nhiều người trồng hoa ngoài việc chọn những loại hoa đẹp và có tác dụng thanh lọc không khí, họ còn chọn những loại hoa có ý nghĩa tốt. Đặc biệt, đây cũng là những loài hoa rất dễ chăm sóc.
Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

Cựu Tổng thống Đức Horst Koehler qua đời ở tuổi 81

Thế giới

05:12:43 02/02/2025
Trong thư chia buồn gửi tới gia đình nhà lãnh đạo quá cố, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh sự ra đi của cựu Tổng thống Horst Koehler là mất mát lớn bởi ông là người đã làm nên nhiều điều tuyệt vời cho nước Đức và cho thế giớ...
Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hậu trường phim

23:33:30 01/02/2025
Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành đang dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, Hoa hậu Việt Nam 2018 Tiểu Vy gây nhiều bất ngờ về diễn xuất.
Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Sao âu mỹ

23:30:54 01/02/2025
Nam ca sĩ Justin Bieber tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy. Anh cũng liên tục có những hành động gây chú ý trên mạng xã hội.
Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Nhạc quốc tế

23:14:59 01/02/2025
Vào cuối tháng 1, một video có sự góp mặt của Jennie với tư cách là khách mời đã được tải lên kênh YouTube SsookSsook .
Hoa hậu Thanh Thủy: Tôi không đặt tiêu chuẩn quá cao khi chọn bạn trai

Hoa hậu Thanh Thủy: Tôi không đặt tiêu chuẩn quá cao khi chọn bạn trai

Sao việt

22:42:29 01/02/2025
Tôi không đặt ra tiêu chuẩn nào quá cao, tình cảm thật sự xuất phát từ con tim, không phải từ những công thức hình mẫu có sẵn , nàng hậu chia sẻ.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Sao châu á

19:04:25 01/02/2025
Sáng 1/2, cộng đồng mạng châu Á dậy sóng khi Lisa (BLACKPINK) bất ngờ chia sẻ lên story Instagram hình ảnh vào hôm hẹn hò bạn trai - CEO Frédéric Arnault