Bảo dưỡng phanh ô tô: ‘Phớt lờ’ nguy cơ tai nạm khủng khiếp
Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô là việc làm quan trọng. Nếu tài xế phớt lờ những nguyên tắc cơ bản sẽ rất dễ gây thảm họa.
Phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ người lái điều khiển xe đúng cách, tuy nhiên khâu bảo dưỡng phanh lại đòi hỏi khá nhiều chi tiết mà không phải ai cũng có thể nắm rõ. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Do đó, tài xế nhất định phải nắm lòng những lưu ý dưới đây để tránh thảm họa:
Kiểm tra tổng quan
Trong quá trình lái xe, các tình huống có thể xảy ra với phanh như đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh thì có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn… đều là những dấu hiệu cho thấy bộ phận phanh đang gặp vấn đề hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và nhanh chóng thay mới.
Những nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, lò-xo gẫy, guốc phanh không đồng tâm… tạo ra âm thanh do ổ bi bị mài mòn quá mức thì cũng nên có cách kiểm tra và sửa chữa phù hợp.
Một chi tiết quan trọng nữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của phanh là hệ thống dây phanh bên dưới gầm xe, kiểm tra xem các ống dẫn dầu mềm và ống dẫn kim loại có bị rò rỉ hoặc va chạm với những bộ phận khác như ống pô, bộ phát nhiệt…
Phanh ô tô là bộ phận quan trọng cần lưu ý khi bảo dưỡng
Kiểm tra dầu phanh
Việc kiểm tra dầu phanh ô tô nên theo dõi thường xuyên nửa tháng một lần để biết được tình trạng của hệ thống phanh, nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định cần phải bổ sung thêm dầu phanh, tránh trường hợp để hệ thống phanh thiếu dầu.
Trong trường hợp mức dầu sụt giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn nên sớm sửa chữa, hoặc thay thế khi cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xe. Khi kiểm tra dầu phanh cũng nên lưu ý đến màu sắc, dầu còn mới sẽ trong hoặc trong mờ; dầu đã cũ sẽ sậm màu, lẫn tạp chất dễ nhìn thấy.
Kiểm tra má phanh
Đây là một bộ phận khá quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo sự an toàn cho người và phương tiện, nếu má phanh bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc hoặc dừng xe.
Video đang HOT
Độ mòn của má phanh tùy thuộc vào từng cách điều khiển xe của mỗi người. Khi vận hành, nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh, cùng với đó khiến đĩa phanh sẽ chóng mòn theo.
Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố thắng và dầu nên thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc “xả gió” trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.
Khả năng bôi trơn
Việc theo dõi và kiểm soát lượng dầu phanh mỗi tháng một lần được xem là cách hữu hiệu để biết được khả năng hoạt động, độ bôi trơn trên phanh ô tô.
Ở nắp ca-pô, khi dầu thiếu hụt thì cần châm thêm vào, nhưng có trường hợp sụt giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn nên sớm sửa chữa, hoặc thay thế khi cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xe.
Các chuyên gia bảo trì còn đưa ra thêm lời khuyên khi kiểm tra dầu phanh cũng nên lưu ý đến màu sắc, dầu còn mới sẽ trong hoặc trong mờ, còn dầu đã cũ thì sẽ sậm màu và lẫn tạp chất dễ nhìn thấy.
Gỡ bánh để quan sát
Dù được bao bọc bằng lốp xe dày đặc và mâm xe chắc chắn, nhưng độ hao mòn bên trong phanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Để kiểm tra, bạn cần tháo bánh, gỡ phần đĩa phanh ở hai bánh trước hoặc bánh sau và quan sát xem mức độ trầy xước trên mặt đĩa phanh. Thông thường, những vết trầy xước này là nhiều cặn bẩn nằm giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó. Nếu cần thực hiện bảo dưỡng đĩa phanh thì cách phổ biến sẽ là làm tráng bề mặt hoặc thậm chí là thay mới.
Kiểm tra độ cong vênh và xả gió
Khâu kiểm tra độ cong vênh thường sẽ định kỳ mỗi năm một lần với sự giám sát của chuyên viên sửa chữa và chủ xe, bởi vì quá trình sửa chữa và thay thế sẽ còn phụ thuộc vào mặt trong phanh bám bẩn hay bề mặt đĩa bị vênh lên nghiêm trọng ra sao.
Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn thì nên thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Bởi vì trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Cho nên, thao tác “xả gió” sẽ đảm bảo phanh hoạt động chất lượng và an toàn hơn.
Tuỳ thuộc vào tần suất đi lại, tính chất địa hình mà có những cách vệ sinh phanh phù hợp cho xe bạn. Ở điều kiện giao thông trong nước, hiện nay việc bảo dưỡng định kỳ cho phanh rất quan trọng và nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ nhà sản xuất, hãng xe yêu cầu.
Trong trường hợp, xe có gắn hệ thống phanh ABS, thì cần quan tâm và kiểm tra tính hoạt động của bộ phận bơm thuỷ lực, chú ý đèn cảnh báo khi ABS hết sử dụng, xác nhận độ nhạy thông qua hiện tượng “phản hồi” khi đạp phanh. Ngoài ra, tuổi thọ của phanh ABS còn phụ thuộc vào quá trình bảo dưỡng chung của cả hệ thống phanh trên xe.
Theo VietQ
Ô tô không khởi động được - Hàng loạt nguyên nhân tài xế phải thuộc lòng
Xe ô tô không khởi động được có nhiều nguyên nhân nhưng nếu tài xế không nắm rõ để xử lý nhanh có thể sẽ mất một khoản tiền lớn để sửa chữa.
Việc ô tô bỗng nhiên không khởi động được khiến nhiều tài xế lâm vào tình trạng "dở khóc dở cười". Thực tế hiện tượng này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân tài xế nhất định phải nắm rõ trước để khi tình huống xảy ra sẽ dễ dàng xử lý, đỡ mất tiền sửa chữa.
Xe cạn nhiên liệu
Việc chạy xe đến mức cạn nhiên liệu vẫn thường xảy ra và nhiều người cho rằng nó bình thường nhưng thực ra lại vô cùng nguy hiểm vì khi ấy xăng và lọc xăng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu xăng trong bình xe quá cạn thì động cơ sẽ nổ máy nhưng không có hiện tượng đốt cháy nhiên liệu xảy ra nên không thể tiếp tục hoạt động.
Ô tô không khởi động được máy có nhiều nguyên nhân cần phải nắm lòng để xử lý kịp
Lỗi từ nam châm điện
Khi khởi động xe, động cơ không hoạt động và kèm theo những tiếng tách tách ở bên trong. Đó là do nó bị lỗi từ những cái nam châm điện bên trong hệ thống bị đóng và ngắt ngay lập tức nên xe không khởi động được.
Cần số chưa đúng vị trí
Khi xoay chìa khóa, khởi động nhưng động cơ vẫn trơ ra, đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc không nhấp nháy thì nguyên nhân có thể là do vị trí cần số chưa đúng. Với những xe khởi động bằng nút bấm Start/Stop, hiện tượng này có thể là do tài xế chưa đạp phanh.
Bộ đề bị hỏng (lỗi cơ khí)
Bộ đề bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng động cơ khởi động nhưng không duy trì được hoạt động. Nguyên nhân có thể đến từ việc những bánh răng, ổ trục hay vòng bi bị hư hỏng theo thời gian. Trước khi bộ đề bị hỏng khiến động cơ tắt ngay khi vừa khởi động thường có dấu hiệu báo trước như nếu vặn chìa khóa về off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/on mà thấy đèn pha mờ đi thì cần sửa hoặc thay mới bộ đề ngay.
Không có tia lửa điện
Để một động cơ hoạt động được thì cần nhiên liệu, tia lửa điện, nén nhiên liệu và thời gian. Nếu không có tia lửa điện xe không thể khởi động được... Khi tia lửa điện không xuất hiện lỗi thường là do bu-gi hoặc bộ phận đánh lửa. Bên cạnh việc phải có tia lửa điện thì để khởi động xe, tia lửa điện còn cần phải xuất hiện đúng thời điểm với đủ điện áp. Do đó, khi chiếc xe bắt đầu yếu đi hoặc gặp tình trạng khó khởi động thì đó là dấu hiệu cảnh báo việc tài xế nên kiểm tra bu-gi hay thời điểm đánh lửa.
Rơ le hoặc bơm xăng bị lỗi
Xăng như một chất làm mát cho bơm xăng, nên khi chạy xe ở tốc độ thấp bơm xăng sẽ hút xăng kèm một ít không khí, điều này làm cho bơm xăng bị nóng lên và dễ gây hư hỏng. Nhưng có thể khắc phục được nó bằng cách trang bị đồng hồ áp suất để theo dõi động cơ trong quá trình nhận nhiên liệu có đủ hay là không.
Ắc quy hỏng hoặc yếu
Tác nhân chính ảnh hướng đến ắc quy chính là điện tích bị sụt giảm. Việc sụt giảm điện tích của ắc quy diễn ra khi tắt động cơ nhưng một số thiết bị điện tử khác vẫn phải sử dụng một lượng điện nhỏ để duy trì hoạt động. Bình thường việc sụt giảm điện tích này không quá nghiêm trọng, một máy phát điện trong quá trình sử dụng xe hàng ngày sẽ nạp lại cho ắc quy. Nhưng với xe không thường xuyên đi, máy phát điện không hoạt động nên không bù được lượng điện tích của ắc quy bị mất, không đủ để khởi động.
Các cực ắc quy kết nối kém
Hầu hết những bình ắc quy thường bị ăn mòn ở các đầu cực và nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dẫn điện của các cực này. Khi khả năng dẫn điện kém thì rất khó để khởi động máy được.
Hệ thống chống trộm bị lỗi do không thay pin định kỳ
Với công nghệ hiện đại, những ổ khóa ngày nay được tích hợp hệ thống chống trộm mã hóa và cài đặt đồng bộ nhận diện giữa ổ khóa và chìa khóa. Tuy nhiên đôi lúc nó bị lỗi làm cho hệ thống nhận diện bị sai lệch và xe không khởi động được. Cho nên cần phải thay pin cho chìa khóa định kì để nó hoạt động chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhiều tài xế không mấy để ý tới vấn đề này.
Hệ thống kim phun nhiên liệu bị tắc do tài xế không bảo dưỡng thường xuyên
Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc có thể dẫn đến việc nhiên liệu không xuống được động cơ. Lúc này cũng giống như trường hợp cạn nhiên liệu, động cơ sẽ không thể hoạt động được. Nguyên nhân bị tắc có thể là do lâu ngày không bảo dưỡng dẫn tới bụi bẩn hoặc cặn lắng trong đường ống dẫn; đôi lúc do bộ lọc nhiên liệu hoạt động kém.
Theo VietQ
Tìm hiểu 4 dấu hiệu phát hiện xe không được bảo dưỡng định kỳ tốt Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy xe không được bảo dưỡng định kỳ tốt như nhả nhiều khói, xe phát ra tiếng ồn hay bị rung, chất lỏng bị rò rỉ... Tất cả đều rất đáng quan tâm để chiếc xe có thể vận hành một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Bảo dưỡng xe là việc làm cần thiết nhằm...