Bảo dưỡng ôtô đón tết cần chú ý gì?
Càng cận kề ngày Tết, nhu cầu đi lại càng tăng cao và chiếc “xế cưng” của chúng ta cũng phải được bảo dưỡng tốt để phục vụ “chủ nhân” của mình.
Kiểm tra phanh và lốp xe
Phanh và lốp là hai bộ phận quan trọng. Đối với điều kiện đường sá ở Việt Nam, việc sử dụng phanh thường xuyên khiến phanh bị mài mòn nhiều, lâu dần khiến phạnh bị mất tác dụng.
Ngoài ra, không chỉ có phanh mà lốp xe cũng là bộ phận đáng để quan tâm khi thói quen của người Việt Nam thường suy nghĩ “chỉ chạy quanh thành phố, không chạy đường cao tốc thường xuyên nên không phải thay lốp”, đây là suy nghĩ sai lầm vì lốp xe sẽ lão hoá theo thời gian, về lâu dài sẽ không đủ an toàn để chạy đường xa khiến lốp xe dễ nổ.
Việc thường xuyên bảo dưỡng lốp xe sẽ giúp cho người lái cảm thấy yên tâm hơn khi di chuyển trên đường. Ảnh: Tinxe
Tuy nhiên, do tình trạng quá nhiều khách mang xe đến các xưởng dịch vụ bảo dưỡng nên cũng không tránh khỏi sự quá tải và không kịp công suất cho các xưởng.
Vì vậy, khách hàng đang có nhu cầu bảo dưỡng định kỳ xe cuối năm nên cân nhắc về thời gian mang xe đi bảo dưỡng để không phải chờ đợi quá lâu mà vẫn có xe để đi lại trong dịp tết sắp tới.
Dầu bôi trơn cũng là một thứ rất quan trọng của chiếc xe, nếu không nói nó là quan trọng nhất. Dầu nhờn sau một thời gian sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao trong động cơ sẽ bẻ gãy các phân tử dầu, dầu dễ bị oxy hóa dẫn đến giảm chất lượng dầu, khả năng bôi trơn giảm.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của động cơ, ma sát giữa các chi tiết kim loại tạo ra muội và bụi kim loại li ti sẽ khiến dầu đặc dần trở thành lực cản khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động gây tình trạng bó máy hoặc nóng máy gây hư hỏng.
Video đang HOT
Vì vậy, thời gian cuối năm có khách hàng mang xe đến xưởng dịch vụ để thay dầu định kỳ để bảo vệ động cơ, tăng hiệu suất động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng, tránh những hỏng vặt của xe nhất trong năm mới đang cận kề.
Kiểm tra nước làm mát
Công dụng của nước làm mát có tác dụng làm cho động cơ trên xe không bị ì, nóng trong quá trình sử dụng, đặc biệt là những chuyến du lịch dài ngày.
Lưu ý khi thay nước làm mát, cần đổ đúng loại nước phù hợp với tiêu chuẩn và loại nước cũ, tránh tình trạng kết tủa đáy két khiến két nước bị bục. Ảnh: Cartimes
Để kiểm tra nước làm mát, bạn chỉ cần mở nắp ca-pô để xem xét mực nước giữa 2 vạch Full/Low trên thân bình. Nếu nước nằm ngoài 2 vạch, cần châm thêm hoặc rút bớt.
Liên tiếp trong thời gian gần đây tình trạng xe bốc cháy khi di chuyển trên đường do liên quan tới lỗi chập điện ở bình ắc-quy gây hoang mang cho người sử dụng. Vì vậy, việc kiểm tra bình ắc-quy không bao giờ là thừa. Ảnh: Cartimes
Công đoạn đầu tiên của việc kiểm tra bình ắc-quy đó là cần kiểm tra các điện cực phía trên nắp bình, đảm bảo tất cả các điện cực được nối chính xác. Khi phát hiện các vấn đề chập điện, cháy, rò rỉ chất lỏng,… hãy thay mới ngay để tránh xảy ra cháy nổ, tai nạn.
Sau đó, kiểm tra mực nước bên trong có nằm giữa 2 vạch Upper và Lower hay không. Nếu mực nước quá thấp, bạn cần đổ thêm hoặc thay bình mới.
Kiểm tra lốp dự phòng và đồ sửa chữa trên xe khi cần thiết
Sự cố bất ngờ xảy ra trên đường là điều không thể lường trước được, do đó trước mỗi chuyến đi xa, bạn cần chủ động một số bộ dụng cụ sửa chữa theo xe, đặc biệt là lốp dự phòng.
Bên cạnh đó, bạn cần trang bị thêm một vài kiến thức cơ bản về sửa chữa ôtô trước khi khởi hành từ trên mạng hoặc sách hướng dẫn. Ví dụ như cách thức sử dụng công cụ đo, bơm áp suất, biết sửa chữa một số trường hợp hỏng hóc nhẹ.
"Thủ phạm" khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng
Dưới đây là 6 nguyên nhân thường gặp khiến vô-lăng xe ôtô bị nặng, tài xế cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
Không bảo dưỡng ôtô thường xuyên
Điều này đồng nghĩa với việc bạn không kiểm tra dầu trợ lái, dẫn đến mức dầu trợ lực lái thấp hơn bình thường, khiến vô lăng xe ôtô khó lái.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu có thể bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường.
Áp suất lốp kém
Trên thực tế, áp suất lốp kém có thể làm cho vô lăng xe ôtô bị nặng. Vì vậy, để giải quyết trường hợp này tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất.
Ngoài ra, nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc lái xe không thực hiện đảo lốp định kỳ cũng gây nên vấn đề trên.
Vô-lăng xe ôtô bị nặng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi vận hành. Đồ họa: Trang Thiều
Thước lái hoạt động kém hiệu quả
Bộ phận thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này có thể bị mòn, hoạt động không hiệu quả.
Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái. Vì vậy, hãy kiểm tra và thay thế nếu để lâu sẽ làm hỏng thước lái.
Rò rỉ dầu trợ lực
Dầu trợ lực lái bị thiếu sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máy bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.
Đối với trường hợp này, bạn có thể tự mình kiểm tra, nếu lượng dầu thiếu hãy bơm thêm để hệ thống lái trở lại bình thường. Đặc biệt, không để hiện tượng này diễn ra lâu, sẽ dẫn đến hỏng toàn bộ hệ thống lái gây nguy hiểm cho tài xế trong quá trình sử dụng.
Bơm trợ lực hư hỏng
Bơm trợ lực có vai trò chính tạo đủ lượng áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì sẽ rất khó để bẻ lái xe ôtô.
Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm. Nếu bơm trợ lực bị hỏng có khiến vô lăng dừng hoàn toàn.
Bảo dưỡng ôtô định kỳ và những điều cần biết Bảo dưỡng ôtô định kỳ là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn bảo vệ bản thân và xế yêu của mình. Bảo dưỡng xe ôtô định kỳ Đây là khái niệm chỉ việc thực hiện rất nhiều công việc theo yêu cầu của nhà sản xuất. Những công việc này được thực hiện với xe ôtô sau 6 tháng sử dụng hoặc...