Bảo dưỡng định kì các chi tiết trên xe máy thời điểm nào là hợp lý?
Bảo dưỡng định kỳ là một bước cực kỳ quan trọng nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe. Để xe máy luôn vận hành êm ái bền bỉ và đảm bảo an toàn thì chủ nhân nên lưu ý bảo dưỡng những chi tiết sau theo thời gian định kỳ.
Kiểm tra săm lốp (6 tháng/lần)
Săm lốp là một trong những bộ phận ảnh hướng lớn tới sự an toàn của người lái xe khi di chuyển.
Nên thay săm lốp định kỳ 6 tháng/lần. Ảnh:Cartimes.vn
Vì thế trong quá trình sử dụng xe cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp và thay thế những loại săm lốp chính hãng để đảm bảo an toàn cho người và xe khi vận hành. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/lần đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất.
Thay dầu phanh và má phanh (15.000 – 20.000 km/lần)
Phanh là bộ phận sử dụng ma sát, chuyển động năng thành nhiệt năng để giảm tốc độ của xe. Quá trình này gây ra sự mài mòn liên tục lên má phanh.
Kiểm tra má phanh và dầu phanh thường xuyên. Ảnh: tinhte.vn
Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn mà còn mài mòn đĩa phanh, gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới. Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ khiến việc bóp phanh không trơn tru, hỏng pít-tông phanh. Ngay cả khi bạn cảm giác hệ thống hoạt động tốt, vẫn nên kiểm tra/thay thế các chi tiết này mỗi 15.000 – 20.000 km.
Thay dầu/nhớt (1.500 – 2.000 km/lần)
Ở Việt Nam, các hãng xe thì khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng theo từng loại xe. Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay dầu một lần.
Video đang HOT
Dầu xe giúp máy hoạt động trơn tru. Ảnh: xefun.vn
Với những xe sử dụng thường xuyên khoảng 1.000 km mỗi tháng thì rút ngắn thời gian thay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, với xe mới, nếu sau chạy rà 500 km mà thay dầu sớm thì càng tốt.
Thay dầu láp (6.000 – 8.000 km/lần)
Dầu láp là sản phẩm nhớt chuyên dụng riêng biệt dành cho xe tay ga. Việc thay nhớt láp, nhớt hộp số cho xe tay ga có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết không thua gì thay nhớt máy. Thế nhưng yếu tố nhớt láp lại thường bị người sử dụng xe tay ga bỏ quên.
Dầu láp rất quan trọng với xe ga. Ảnh
Không thay dầu láp sẽ dẫn tới tình trạng khô, rơ, láp hú và giảm hiệu quả truyền động của động cơ. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ bánh răng, mất truyền động.
Bugi (khoảng 8.000 – 10.000 km/lần)
Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa và đóng vai trò phát sinh tia lửa điện giữa hai điện cực để đốt cháy hỗn hợp không khí- xăng từ chế hòa khí trong buồng đốt. Bugi là một bộ phận có thể vệ sinh nhưng thường không mang lại hiệu quả thực sự.
Một chiếc bugi thông thường có thể chạy được tới vài chục nghìn km mới “chết” hẳn, nhưng chỉ sau khoảng 10.000 km, bugi cũng đã hao mòn nhiều, hoạt động kém hiệu quả, gây tốn xăng nóng máy. Vì vậy, người dùng nên thay sau 8.000 – 10.000 km để có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Lọc gió (6.000 – 8.000 km/lần)
Lọc gió giúp lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng để tạo hỗn hợp cháy. Lọc gió quá bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe yếu, hụt hơi, thải ra khói đen.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì xe máy nên thay lọc gió sau 6.000 – 8.000 km, nhưng nếu xe di chuyển trong khu vực quá bẩn, nhiều bụi, hoặc lọc gió bị thấm nước thì nên thay sớm hơn dự định, khoảng 4.000 km thì nên thay thế nếu xe chạy nhiều trong khu vực không khí ô nhiễm.
Côn và dây cu-roa (kiểm tra mỗi 8.000 km, thay mới 15.000 – 20.000 km/lần)
Việc kiểm tra và thay thế định kỳ các chi tiết này là hết sức cần thiết, do những hỏng hóc ở côn hay dây đai ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng di chuyển của xe. Ngoài thời gian định kỳ nói trên, bạn nên kiểm tra bất cứ khi nào thấy xe có dấu hiệu “gào” máy, ì xe.
Lười thay dầu phanh ô tô có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
Các tài xế lười thay dầu phanh cho xe của mình sẽ không chỉ làm các bộ phận nhanh hỏng mà còn gây những nguy hiểm khi lưu thông trên đường.
Lười thay dầu phanh sẽ dẫn đến tình trạng đạp phanh không ăn dù đã đạp hết
Phanh xe không ăn
Dầu phanh có nhiệm vụ giúp phanh xe hoạt động tốt và ăn khớp hơn khi chuyển động. Khi dầu phanh lâu ngày không thay sẽ khiến bọt khí trong dầu phanh nén lại làm mất đi áp suất do lực đạp và trợ lực từ phanh khi sử dụng tạo ra gây nên tình trạng đạp phanh không ăn dù đã đã đạp hết mức.
Để dầu phanh lâu ngày không thay sẽ khiến dầu phanh nhanh sôi, gây hại cho xe
Hư hỏng phanh
Khi thực hiện phanh xe sinh ra lượng nhiệt lớn ở bộ phận này, nếu dầu phanh lâu ngày không thay mới sẽ khiến dầu nhanh sôi, tạo ra nhiều bọt khí gây hư hỏng nhanh chóng cho hệ thống phanh trên xe.
Các chi tiết bộ phận trên xe bạn sẽ bị ăn mòn và trở nên nhanh hỏng hơn nếu dầu phanh dùng lâu ngày mà không được thay mới
Các chi tiết bị ăn mòn
Trên xe mới, hệ thống phanh có thể coi là kín tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khả năng bao kín tuyệt đối không duy trì lâu, nước có thể thẩm thấu qua các gioăng, ống cao su làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Khi rà phanh nhiều khiến dầu bị bốc hơi, tạo thành các bọt khí ngay trong đường ống.
Nhiều trường hợp pít tông, xy lanh phanh bị ăn rỗ, các gioăng cao su bị nở nguyên nhân bắt nguồn từ việc dầu phanh lẫn nước, chúng kết hợp tạo ra các chất ăn mòn mạnh phá hủy các chi tiết trong hệ thống, có thể tạo nhũ làm tắc các van dầu...
Vì vậy, nên thay dầu phanh định kỳ khoảng 40.000km, hoặc từ 2 - 3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Sau mỗi 40.000 km hoặc từ 2 - 3 năm nên thay dầu phanh một lần
Các bước thay dầu phanh
Kiểm tra dòng điện trong dầu phanh bằng điện kế. Dòng điện không được quá 0,3 vol. Nếu quá 0,3 vol có nghĩa là dầu của bạn đang bị nhiễm ẩm quá nhiều.
Bước tiếp theo cần loại bỏ dầu phanh cũ bằng dụng cụ hút chân không sau đó không nên đổ thẳng ra ngoài môi trường. Sau đó đổ dầu mới đúng loại và đúng mức cho phép. Đóng chặt nắp càng nhanh càng tốt tránh cho dầu bị nhiễm ẩm.
Hút dầu trong ống phanh bằng cách vặn chốt dầu ở dưới bộ phanh, nhờ người khác đạp chân phanh. Sau đó đóng chốt, đạp phanh, rồi mở chốt dầu. Lăp lại quy trình này đến khi có dầu mới đi ra. Đóng chốt chặt rồi chuyền đến phanh của các bánh còn lại. Kiểm tra kỹ bằng cách cho xe đi chậm, nhấp phanh để kiểm tra áp lực của phanh. Sau đó nhìn lại xem có hiện tượng rò rỉ xung quanh ống dẫn dầu, chốt dầu ở dưới phanh...
Theo Giaothong
7 thói quen giúp xe máy chạy êm và luôn bền đẹp Một số thói quen dưới đây tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ giúp xe máy của bạn bền hơn và luôn đẹp như khi mới mua. Sử dụng nhớt đúng cách Ở Việt Nam, do điều kiện đường sá bụi bặm, mặt đường không tốt, các hãng xe thì khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng...