Báo Đức: Thế giới có thể học Việt Nam cách chống COVID-19
Cách Việt Nam đối phó với COVID-19 mang đến những bài học quan trọng và đóng góp phần lớn vào thành quả này là sự đoàn kết xã hội, theo DPA.
Báo Đức Deutsche Presse-Agentur (DPA) ngày 13/4 có bài viết ca ngợi hoạt động chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Theo tờ báo này, dù có biên giới với Trung Quốc, Việt Nam – nhờ sự kết hợp của hành động quyết đoán, xét nghiệm sâu rộng, kiểm dịch triệt để và đoàn kết xã hội – đã tránh được những thiệt hại lớn hơn và giữ số ca mắc COVID-19 ở mức vài trăm, không có ca chết người nào.
Biển tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam. (Ảnh: Tân Hoa xã)
“Với số ca mắc bệnh ở mức vài trăm, phản ứng của Việt Nam với khủng hoảng đã được Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi. Thống kê chính thức cho thấy có khoảng hơn 75.000 người đang cách ly và kiểm dịch. Nước này đến nay đã thực hiện hơn 121.000 xét nghiệm, trong đó 260 trường hợp được xác nhận mắc bệnh”, DPA viết.
Phần lớn những gì Việt Nam đạt được theo DPA là nhờ vào sự đoàn kết xã hội. Báo Đức dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi mô tả nỗ lực chống lại virus corona ở Việt Nam giống như một cuộc chiến.
Cũng theo DPA, Nguyen Van Trang, một nhà kinh tế học ở Hà Nội, “cho biết bố mẹ mình chưa bao giờ chứng kiến sự tuân thủ, kỷ luật và đoàn kết ở mức độ nào như vậy kể từ sau chiến tranh”.
Xếp hàng nhận gạo từ cây ATM gạo dành cho người nghèo.
Các trường học ở Việt Nam đã đóng cửa từ tháng 1, kiểm dịch quy mô lớn bắt đầu vào 16/3. Từ đó, hàng chục nghìn người nhập cảnh Việt Nam từ những nơi bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng sẽ phải cách ly bắt buộc trong các khu vực do quân đội quản lý. Đến 25/3, các chuyến bay quốc tế đều bị ngừng.
Video: Khu chợ ở Hà Nội kẻ vạch sơn cho người đến mua hàng
Báo Đức cũng dẫn lời ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, cho rằng việc Việt Nam phản ứng sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc khống chế khủng hoảng.
“Việt Nam đã phản ứng với dịch bệnh sớm và chủ động. Hoạt động đánh giá nguy cơ đầu tiên của họ được thực hiện vào đầu tháng 1 – không lâu sau khi Trung Quốc bắt đầu báo cáo các ca bệnh”, ông Park nói.
Việt Nam cũng nhanh chóng thành lập ủy ban quốc gia phòng chống dịch COVID-19 dưới sự giám sát của phó thủ tướng, thực hiện kế hoạch phản ứng quốc gia “ngay lập tức”, ông Park nói thêm.
Rất nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi.
Kinh nghiệm của Việt Nam khi đối phó với dịch bệnh Sars năm 2003 cũng được nhắc tới. “Là nước đầu tiên ngoài Trung Quốc xác nhận ca bệnh Sars năm 2003, Việt Nam cũng là nước đầu tiên được WHO xác nhận đã kiềm chế được bệnh dịch.”
Đại diện WHO đánh giá cao quy trình truy tìm và cách ly theo từng lớp (F1, F2,…) của Việt Nam. Ông cho rằng quy trình này vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus.
Dù vậy, những gì diễn ra trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới sẽ hành động như thế nào, theo ông Park. “Chúng ta không thể dự đoán, nhưng có thể nói kết quả của đại dịch sẽ được quyết định bằng những hành động mà các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ làm”.
PHƯƠNG ANH
Hàng triệu người phải chôn chân ở nhà, không đọc sách thì làm gì?
Nhịp sống chậm của mùa dịch đang giúp nhiều người có thêm thời gian để nuôi dưỡng thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc tích cực trong cộng đồng.
Theo AFP, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đang "giữ chân" 50% dân số thế giới ở nhà. Nhiều người quyết định tận dụng khoảng lặng này để nuôi dưỡng thói quen đọc sách, vốn thường bị gác lại do bao bộn bề của cuộc sống.
Sự phát triển của công nghệ cho phép mọi người thành lập các nhóm đọc chung. Những người yêu sách có thể kết nối và chia sẻ với nhau thông qua nhiều nền tảng trực tuyến như Zoom (ứng dụng trò chuyện nhóm) hay mạng xã hội (như Twitter, Instagram).
Tại Mỹ, người dùng chỉ cần trả 5$ là có thể tham gia hỏi đáp trực tuyến với tác giả viết sách tại nhóm đọc Quarantine Book Club. Nhận thấy lượng người xem tăng 20% trong mùa dịch, nhóm Salon London (Anh) quyết định tổ chức toạ đàm trực tuyến thường xuyên hơn.
Moột người đàn ông ngồi đọc sách tại một trung tâm tạm trú dành cho người vô gia cư ở Manila giữa đợt dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Nhiều người nổi tiếng, như vận động viên quần vợt Đức Andrea Petkovic, dùng sức ảnh hưởng của mình để nâng cao văn hoá đọc trong cộng đồng. Cô mới thành lập nhóm đọc sách Racquet trên Instagram.
Theo Pam Cottman, chủ tịch một nhóm đọc trực tuyến trên Zoom, "Sự kết nối trong cộng đồng là điều giúp con người vượt qua những thời khắc đen tối nhất".
Nói về tác phẩm Lựa chọn của nhà văn Edith Eger, Cottman nhận xét sách thường truyền tải năng lượng tích cực và thái độ sống kiên cường, bền bỉ. "Có rất nhiều cuốn sách hay nói về con người phải thay đổi tư duy để vượt qua thử thách và giành chiến thắng", Cottman chia sẻ.
Trên Twitter, tác giả của Underland, Robert Macfarlane, cũng khởi xướng phong trào đọc sách. Ông và hàng trăm người theo dõi đang cùng chiêm nghiệm cuốn The Living Mountain của Nan Shepherd.
"Văn học luôn kết nối con người một cách phi thường. Khả năng ấy đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết", ông Macfarlane chia sẻ.
Nhận xét về The Living Mountain miêu tả một vùng núi ở Scotland, Macfarlane cho biết "Tất nhiên chúng ta không thể đi tới nhiều nơi trong thời điểm hiện tại. Nhưng đọc là cách dẫn lối tâm tưởng ta đến đó".
Cũng như ông Macfarlane, nhiều người cho rằng sách là cầu nối đưa ta đến những vùng đất đẹp đẽ và rời xa thực tại. Quan điểm trở nên hợp lý hơn bao giờ hế khi thế giới đang chìm trong âu lo, hỗn loạn do đại dịch toàn cầu.
Khoảng lặng của dịch Covid-19 bất ngờ mang đến cơ hội lan toả văn hoá đọc trực tuyến trên toàn cầu. Không chỉ các cá nhân mà nhiều tổ chức lớn cũng bắt tay vào công cuộc nuôi dưỡng thói quen bổ ích này.
Mới đây, Đại học Cambridge (Anh) quyết định mở cửa miễn phí thư viện trực tuyến với lượng sách khổng lồ. Thư viện bao gồm nhiều loại sách giáo khoa đắt đỏ, mở ra cơ hội cho sinh viên toàn cầu được phép tiếp cận với kho toàng kiến thức.
Thư viện trực tuyến ĐH Cambridge mở cửa miễn phí. Ảnh: Cambridge.
Theo trang web của ĐH Cambridge, thư viện sẽ mở cửa miễn phí đến hết tháng 5/2020.
Tổ chức giáo dục Room to Read cũng mới cập nhật một kho tàng sách nói giúp trẻ em học và đọc sách trực tuyến hiệu quả hơn. Các tài liệu này sẽ hỗ trợ và phát triển kỹ năng đọc của trẻ trong bối cảnh nhiều trường học trên thế giới phải đóng cửa do dịch Covid-19.
Một cuốn truyện dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng mới được Cao uỷ Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) hợp tác xuất bản cùng hơn 50 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo khác, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF).
Truyện trực tuyến cung cấp kiến thức hỗ trợ trẻ em vuợt qua đại dịch. Ảnh: UNHCR.
Thông qua cuốn truyện, trẻ em sẽ học được cách bảo vệ bản thân, đối mặt với khó khăn, tìm hiểu về cảm xúc của mình trong bối cảnh đại dịch toàn cầu càn quét thế giới.
Cuốn sách độc đáo này là nỗ lực hợp tác của nhiều cơ quan chức năng thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan y tế quốc tế. Cuốn sách là tổ hợp kiến thức thực tế về Covid-19, khảo sát từ 1700 trẻ em, phụ huynh và giáo viên từ khắp nơi trên thế giới.
Để có thể tiếp cận nhiều trẻ em trên thế giới, cuốn sách được dịch ra hơn 36 ngôn ngữ và phát hành ở định dạng sách trực tuyến hoặc sách nói.
Uyên Uyên
Phát hiện nơi Covid-19 "sinh sôi nảy nở" nhiều nhất trong cơ thể người Nhiều người nghĩ rằng Covid-19 chỉ nhân lên nhiều nhất tại phổi, do phổi người nhiễm có các thụ thể tương thích giúp hỗ trợ quá trình xâm nhập của virus. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Các nhà khoa học tại Đức mới đây chỉ ra rằng, số lượng Covid-19 cũng phát triển mạnh mẽ trong cổ họng của người...