Báo Đức: Hy Lạp có thể tới cần gói cứu trợ thứ ba
Ngày 13/6, tuần báo Die Zeit của Đức dẫn các nguồn tin chính phủ và tài chính cho biết Hy Lạp có thể cần tới một gói cứu trợ nữa của Liên minh Châu Âu (EU) trị giá hàng chục tỷ euro sau cuộc cuộc bầu cử lại dự kiến diễn ra vào ngày 17/6 tại nước này.
Theo nguồn tin của Die Zeit, ngay cả khi Hy Lạp tiếp tục con đường cải cách, quốc gia này vẫn sẽ cần thêm tiền vào mùa Hè” và cho biết con số này là “hàng chục” tỷ euro.
Tin trên nói thêm rằng “Budenstag (Hạ viện Đức) có thể sẽ phải thảo luận về gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp… Con số hàng chục tỷ euro đang được thảo luận.” Báo cho biết điều kiện tiên quyết cho gói cứu trợ thứ ba dành cho Athens sẽ là kết quả cuộc bầu cử với một chính quyền “cam kết cải cách hơn nữa”.
Hy Lạp đã buộc phải hai lần đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ, lần đầu là gói cứu trợ 110 tỷ euro vào tháng 5/2010 và tiếp sau đó là 130 tỷ euro kèm theo khoản xóa nợ 107 tỷ euro hồi đầu năm 2012.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nhiều lần nhấn mạnh rằng bà muốn Hy Lạp ở lại Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu ( Eurozone) nhưng Aten cần tuân thủ những cam kết của nước này.
“Không có gì miễn phí” – đó cũng là thông điệp mà Châu Âu gửi đến Tây Ban Nha. Trước đó, Madrid khẳng định khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) dành cho nước này chỉ áp đặt điều kiện đối với các ngân hàng, chứ không đòi hỏi các biện pháp mới về cắt giảm chi tiêu hay cải cách kinh tế rộng hơn./.
Theo TTXVN
Đức, Pháp cam kết hỗ trợ giữ Hy Lạp trong Eurozone
Ngày 21/5, Đức và Pháp - hai nền kinh tế chủ chốt trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cam kết sẽ làm mọi việc cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại Eurozone.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Pháp Pierre Moscovici tại Berlin. (Ảnh: Getty)
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc gặp đầu tiên giữa Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble và người đồng cấp Pháp Pierre Moscovici tại Berlin.Bộ trưởng Tài chính Đức khẳng định: "Chúng tôi đã nhất trí sẽ làm tất cả để giữ Hy Lạp ở lại trong câu lạc bộ euro." Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh châu Âu phải hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Hy Lạp vào thời điểm nước này đang trải qua cuộc suy thoái trầm trọng.
Người đứng đầu Bộ Tài chính trong chính phủ mới ở Pháp cũng lưu ý rằng Hy Lạp có vị trí của họ trong Eurozone, và Athens phải tôn trọng những cam kết trước đó và có những cải cách cần thiết để đổi lấy những gói cứu trợ khổng lồ.
Giới quan sát cho rằng tuyên bố trên của các nhà quản lý tài chính cấp cao hai nền kinh tế đầu tàu trong Eurozone không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Hy Lạp, mà cả với khu vực sử dụng đồng euro trong bối cảnh hiện nay. Bởi việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, tạo "hiệu ứng đôminô" trong Eurozone, giữa lúc một số nền kinh tế trong khu vực này cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự Hy Lạp.
Lãnh đạo một số nước và định chế tài chính quốc tế đặc biệt lo ngại khả năng Hy Lạp rút khỏi Eurozone sau khi mới đây, nước này phải tuyên bố tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn lần hai trong vòng chưa đầy 2 tuần, một sự kiện được đánh giá có thể mang lại chiến thắng cho Liên minh các lực lượng cực tả Syria, lực lượng vốn phản đối những cải cách mà chính quyền Athens trước đó buộc phải thực hiện để nhận được cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)./.
Theo TTXVN
"Ý tưởng Italy nên rút khỏi Eurozone chỉ là trò đùa" Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi ngày 2/6 nói rằng ông chỉ đùa khi trước đó gợi ý Italy nên rút khỏi khu vực đồng euro (Eurozone) trừ khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đồng ý bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế nước này. Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. (Nguồn: AP) Trước đó, hôm 1/6, ông Berlusconi viết...