Báo Đức đưa ra đề xuất gây sốc cho Ukraine
Tờ Die Zeit của Đức cho rằng, để cải thiện cuộc đối thoại với Nga, phương Tây thay vì tiến hành các biện pháp như triển khai lực lượng quân sự đến gần biên giới Nga, thì hãy thừa nhận Crimea thuộc lãnh thổ của Nga. Đề xuất này chắc chắn sẽ khiến Kiev không khỏi choáng váng và tức giận khi mà Đức đang ủng hộ cho họ trong cuộc đối đầu với Moscow.
Bán đảo Crimea xinh đẹp giờ đã bị sáp nhập vào Nga
Tác giả của bài báo trên tờ Die Zeit không thách thức lập trường chính thức của phương Tây khi cho rằng Nga vi phạm luật quốc tế trong vụ sáp nhập Crimea nhưng nhấn mạnh Tổng thống Vladimir Putin đã hành động theo sự dẫn dắt của thực tế lịch sử và logic chiến lược.
Tờ Die Zeit nhắc lại rằng, Crimea vốn là một phần lãnh thổ của Nga kể từ thời Catherine Đại đế và chỉ trở thành một phần của Ukraine vì “sai lầm lịch sử” của Nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev.
Ngoài ra, sự bành trướng của NATO ra hướng đông đang gây ra các mối quan ngại an ninh lớn đối với điện Kremlin, khiến giới chức Nga tin rằng, Hạm đội Biển Đen có thể trở thành một phần của NATO dưới thời chính quyền mới ở Kiev, tờ báo của Đức phân tích.
Tác giả tin rằng, điện Kremlin “sẽ không bao giờ trả Crimea lại cho Ukraine thậm chí nếu phương Tây có kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp trừng phạt thêm 50 năm nữa”.
Video đang HOT
Vì thế, theo quan điểm của tác giả bài báo trên tờ Die Zeit, phương Tây nên công nhận thế nguyên trạng hiện giờ trong trường hợp của Crimea bởi điều đó sẽ giúp đem lại nhiều cơ hội hơn cho “việc đặt nền móng cho chính sách làm dịu căng thẳng, cân bằng và hợp tác lâu dài” trong khu vực.
Cũng theo tờ báo của Đức, phương Tây đang “nắm con át chủ bài” là vấn đề công nhận Crimea và Moscow sẽ phải nhượng bộ nhiều vấn đề để đổi lấy điều đó.
Trước đó, giới chức ở khu vực Veneto của Italia cũng đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ thừa nhận vị thế hiện nay của bán đảo Crimea như một phần của nước Nga. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ có tính chất khuyến nghị.
Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Miller đã nổi giận, lên án gay gắt bài báo trên tờ Die Zeit, miêu tả đề xuất của tác giả là “vô trách nhiệm và bất cần đạo lý”.
Trong một diễn biến mới nhất, Đảng Lega Nord của Italia cũng vừa đưa ra kiến nghị công nhận Crimea là của Nga và ngay lập tức huỷ bỏ chính sách trừng phạt nhằm vào Moscow.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga, sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea một bán đảo tự trị thuộc Ukraine, đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev . Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga nơi họ vẫn luôn coi là “mái nhà” của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương, nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào Crimea khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình.
Về việc Ukraine cùng phương Tây tìm cách phong toả, bao vây và trừng phạt bán đảo Crimea, giới phân tích nhận định chính sách đó chỉ gây hại cho chính lực lượng thực hiện nó. Một chính sách như vậy sẽ đẩy người dân Crimea vào hoàn cảnh sống khó khăn và điều này khiến người Crimea thêm thù địch Ukraine và ngày càng phụ thuộc vào Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Liên Hợp Quốc đề xuất lộ trình hòa bình cho Yemen
Lộ trình hòa bình cho Yemen bao gồm việc thực hiện các thỏa thuận an ninh quy định trong Nghị quyết 2216 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sau hai tháng đàm phán giữa các bên tham chiến, đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed vừa đề xuất một lộ trình về thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt các chiến dịch quân sự của Saudi Arabia tại quốc gia Trung Đông đang chìm trong xung đột này.
Xung đột ở Yemen vẫn chưa có hồi kết. (Ảnh: CNBC)
Đặc phái viên Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed ngày 21/6 nhấn mạnh, lộ trình này sẽ bao gồm việc thực hiện các thỏa thuận an ninh được quy định trong Nghị quyết 2216 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.
Đất nước Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ tháng 9/2014, khi lực lượng phiến quân chiếm giữ thủ đô Sanaa. Tháng 3 năm ngoái, Liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu đã can thiệp quân sự vào quốc gia này nhằm hỗ trợ chính phủ Yemen được quốc tế công nhận của Tổng thống Mansour Hadi chống lại phiến quân./.
Phương Anh Theo PressTV
Theo_VOV
Hậu Mỹ-Trung ""đấu khẩu"" tại Shangri-La: Món lợi kinh tế? Dù tuyên bố mạnh mẽ với Trung Quốc về biển Đông nhưng Washington sẽ không dễ dàng bỏ qua những lợi ích về kinh tế với nước này. Mỹ - Trung đối thoại thường niên sau căng thẳng về biển Đông Tối 5/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh để tham dự cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế...