Báo động vệ sinh thực phẩm suất ăn công nhân
Ngày 17.10, Sở Công thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Đồng Nai, đã có cuộc họp với khoảng 100 doanh nghiệp (DN) tại 7 KCN trên địa bàn Nhơn Trạch, nhằm giải quyết tình trạng mất vệ sinh của các bếp ăn tập thể, nâng cao chất lượng bữa ăn công nhân (CN).
Theo báo cáo của Chi cục ATVSTP, trên địa bàn tỉnh có trên 19.200 cơ sở thực phẩm, trong đó có khoảng 6.800 cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp. Đặc biệt, toàn tỉnh hiện có 30 KCN với 900 nhà máy, khoảng 500 bếp ăn tập thể, phục vụ suất ăn cho 350.000 CN mỗi ngày. Qua kiểm tra cho thấy, tình hình ngộ độc thực phẩm đang diễn ra phức tạp, ngoài tầm kiểm soát.
Nạn giết mổ lậu, sử dụng thịt kém chất lượng đưa vào các bếp ăn tập thể là tác nhân đe dọa sức khỏe của người lao động – Ảnh: K.C
Trong 10 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 215 ca nhập viện. “Tình trạng nhiễm độc thức ăn, mất vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn CN hiện nay rất đáng báo động. Kiểm tra 159 bếp ăn tập thể chỉ có 56 bếp đủ điều kiện vệ sinh, còn lại đa số trang thiết bị xuống cấp, điều kiện về con người không đảm bảo. Ngoài ra, nhằm giảm giá thành, nhiều cơ sở lựa chọn nguồn thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, bị biến chất, quá hạn sử dụng dẫn đến thức ăn bị nhiễm sinh hóa, vật lý”, bà Trương Thị Thảo, Phó trưởng phòng Thông tin truyền thông Chi cục ATVSTP Đồng Nai cho biết. Bà Thảo nhìn nhận, tình trạng giết mổ lậu, sử dụng thịt thối, thịt kém chất lượng đưa vào các bếp ăn CN cũng là tác nhân chính đe dọa sức khỏe của người lao động.
Ông Châu Minh Nguyện, Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Nai cho biết, thời gian tới Sở sẽ giới thiệu cho DN tiếp cận các mặt hàng thiết yếu, an toàn như gạo, đường, rau, thịt heo, gà… Ban Quản lý các KCN cũng đề nghị các DN hợp tác, lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng để nâng cao suất ăn, tái tạo sức lao động cho CN. Sở Công thương cũng đề nghị các DN trên địa bàn Đồng Nai tham gia chương trình đưa thực phẩm sạch vào các bếp ăn tập thể, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10.2012.
Theo TNO
Video đang HOT
Đua trồng rau trên sân thượng, vỉa hè
Trồng rau để cải thiện bữa ăn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt và tự bảo vệ bản thân đang là trào lưu mà nhiều người dân sống ở thành phố sử dụng trong bối cảnh bão giá và mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để đối phó với "thời của muôn thứ đua nhau tăng" Nguyễn Văn Sinh, sinh viên năm thứ hai (đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - Đại học quốc gia Hà Nội) đã đưa ra quyết định đầu tư giàn mướp leo trên tầng thượng nhà trọ.
Sinh chia sẻ, từ năm tháng trước mình đã đầu tư 200.000 đồng mua luồng về dựng giàn mướp trên sân thượng nhà trọ, 50.000 đồng tiền giống. Từ ba tháng nay anh ít phải đi chợ. "Từ khi giàn mướp kết trái đợt đầu, một tháng mình chỉ đi chợ mua rau vài ba lần, mỗi hôm đi chợ chỉ mất 20.000 đồng tiền thịt, bữa nào không ăn thịt thì ăn cá. Ngoài mướp mình cũng trồng thêm một số loại rau như mồng tơi, hành, rau dền", anh nói.
Tính sơ qua mỗi tháng Sinh và hai bạn cùng phòng tiết kiệm được khoảng 360.000 đồng, (một bữa ăn hết 1 bó rau 6.000 đồng nhân lên với 60 bữa ăn). Được biết làm mô hình này chỉ tốn kém vào tháng đầu vì phải bỏ ra mua luồng và giống.
Trồng rau trên nóc nhà, Sinh được một công đôi việc, vừa có rau ăn vừa tiết kiệm được tiền lại vừa có thể chống nóng cho nhà. Sinh cho biết Sinh từng phát điên vì ở tầng trên cùng vào mùa hè trời hấp nóng kinh khủng nên chàng sinh viên nghĩ ra cách này.
Người dân trồng rau để tự bảo vệ mình trước vấn nạn an toàn thực phẩm và cải thiện bữa ăn.
Cùng chung ý tưởng này, Nguyễn Văn Lâm, sinh viên năm thứ nhất (đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN) chống bão giá bằng cách đầu tư cho mình một vườn rau nhân tạo trên tầng thượng và trước của phòng trọ tại địa chỉ ngách 89/159, phố Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội.
Với ý nghĩ táo bạo hơn sinh viên năm thứ ba, đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Nguyễn Thị Hồng, Lĩnh Nam, (Hoàng Mai, Hà Nội) nhớ lại thời khắc đầu tiên thấy mình có duyên với những xốp rau Từ hai năm nay Hồng kiếm lời từ công việc bán rau, củ, quả ở gần chợ Mai Động.
Ban đầu Hồng nhặt được cái hộp xốp nhỏ với vài hạt bầu của nhà hàng xóm. Hồng thấy tiếc nên bỏ hạt bầu vào thùng xốp cùng một ít đất cho nó tự lên.
Thế rồi không biết từ lúc nào, cô sinh viên đã yêu công việc chăm sóc cây. Sau tháng đầu Hồng bắt đầu có sản phẩm đầu tiên của mình, đến tháng thứ hai Hồng ăn không hết nên mang ra chợ bán. Ban đầu Hồng khá e ngại nhưng dần dần cô cũng quen với việc đóng hai vai: sinh viên và "thương lái".
Sau một thời gian ngắn, cô đến chợ đầu mối phía Nam để lấy hàng về bán. Cô bán cả rau tự trồng và rau cất buôn. Cô thường bán hàng vào sáng thứ 3, 5 và hai ngày thứ 7, chủ nhật. Cô cho biết do không bán được thường xuyên như người khác nên phải cố định ngày cụ thể để khách biết còn quay lại với mình.
Cô nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cánh sinh viên. Nguyễn Văn Quân - sinh viên đại học Phương Đông cho biết: "Vì là sinh viên nên mình hay mua rau cho cô ấy. Sinh viên với nhau nên cũng hiểu hoàn cảnh của nhau mà bán rẻ. Rau lại đảm bảo vệ sinh nữa".
Không chỉ sinh viên tận dụng các khoảng đất trống trồng rau đem bán, người đi làm cũng không bỏ lỡ cơ hội này. Chị Hoàng Thị Thu đã tận dụng bờ mương gần khu Định Công Hạ. Ở đó có khu mương nhỏ bỏ hoang nên chị dọn dẹp một phần và trồng rau muống, hành, rau cải, mùng tơi đem bán. Hiện tại ngoài thu nhập từ công việc chính, chị Thu còn có thêm hơn một triệu đồng mỗi tháng từ việc bán rau tự trồng
Chị Nguyễn Thị Hoa, Phố Lĩnh Nam (Vĩnh Hưng, Hà Nội) chia sẻ: "Mình là dân văn phòng nhưng cũng phải cố bỏ chút thời gian chăm sóc cho mấy luống rau trên tầng thượng. Thời gian đầu chỉ làm ít luống rau muống, rau ngót, hành cũng đủ cho hai ngày trong tuần không phải mua rau".
Hiện tại số luống rau trên tầng thương nhà chị Hoa đã tăng lên 10 luống rau muống, 4 luống hành, hơn 7 luống rau ngót và một vài luống mồng tơi, rau cải các loại. Cứ mỗi đợt mưa là chị lại đem bán cho đồng nghiệp thân trong phòng tại công ty. Hiện tại, ngoài việc không phải mua rau cho năm đến năm sáu bữa một tuần (tiết kiệm cho chị 120.000 đồng một tuần), chị còn bỏ thêm vào ngân sách gần 600.000 đồng/tháng từ việc cung cấp rau cho chị em tại công ty.
Không dừng lại trong việc trồng rau trên các tầng thượng nhà mình chị Hoa còn trồng trước vỉa hè. Chị tận dụng những khuôn viên trồng cây xanh của chính quyền nhưng hiện chưa sử dụng trồng cây xanh nên chị đã trồng mỗi ô vuông một luống rau.
Đi dọc hai bên đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) không khó để thấy những luống được trồng trên các ô vuông, khu đất trống trên vỉa hè. Những luống rau này ít nhiều có thể giúp người dân bớt được được phần nào chi phí trong bữa ăn gia đình.
Đa số chị em cho biết các loại rau ở đây đều trồng để phục vụ trong gia đình nên việc phun các loại thuốc như thuốc tăng trưởng thì có nhưng rất ít, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình.
Theo VNE
Không xác định được sinh vật lạ trong bim bim vì mẫu nước đã... "biến mất" Sau khi có thông tin về việc người dân tự ngâm 1 mẫu bim bim và phát hiện có sinh vật trong đó, cơ quan chức năng đã có kết luận chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, sinh vật trong mẫu bim bim là con gì thì đến nay không ai biết.... Bà Dưa cầm đũa gắp con sinh vật lạ...