Báo động vấn nạn bằng cấp, tài liệu giả
Tình trạng làm giả giấy tờ, con dấu của các cơ quan tổ chức đã diễn ra trong nhiều thời điểm khác nhau.
Nhiều đối tượng đã phải vào tù vì làm giấy tờ giả, nhiều cán bộ công chức bị mất việc, mất danh dự vì sử dụng giấy tờ giả.
Thủ đoạn tinh vi
Lập đường dây khép kín, điều hành đường dây một cách chuyên nghiệp, phân công công việc với thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt cơ quan pháp luật. Thế nhưng, các đối tượng không ngờ một ngày cả nhóm bị gom vào trụ sở cơ quan Công an.
Trung tá Đặng Ngọc Khánh, Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài (Phòng 9), Cục Cảnh sát hình sự cho biết, qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện một nhóm đối tượng làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức bán cho người mua sử dụng trái pháp luật. Nhận định hành vi làm giả tài liệu và sử dụng tài liệu giả là nguồn tội phạm khác như lừa đảo, đi nước ngoài trái phép… Cục Cảnh sát hình sự đã giao Phòng 9 tập trung lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thu thập tài liệu, bắt giữ đối tượng.
Các đối tượng (từ trái qua phải): Nguyễn Duy Cường, Trần Mạnh Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng.
Sau một thời gian thu thập, tài liệu chứng cứ, Cục Cảnh sát hình sự đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các địa phương bắt giữ 9 đối tượng, gồm: Phạm Duy Phong (SN 1992), quê ở tỉnh Nghệ An- cầm đầu đường dây; Nguyễn Duy Cường, Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Văn Đông về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; Thạch Thị Yến, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Trung Hiếu về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Căn cứ tài liệu điều tra, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can các đối tượng trên và Viện Kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.
Kết quả điều tra ban đầu xác định: Khoảng đầu năm 2020, Phạm Duy Phong tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook, Zalo có thông tin quảng cáo làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Phong nhận thấy việc làm giả tài liệu đơn giản, có nhiều người có nhu cầu mua tài liệu giả để sử dụng nên đã tìm hiểu cách thức làm giả tài liệu bán cho người sử dụng với mục đích lấy tiền chi tiêu cá nhân. Thông qua Zalo, Phong đã kết bạn, thỏa thuận với các đối tượng trên mạng Interenet làm giả tài liệu cho Phong bán.
Tháng 6/2020, Phong tạo lập các fanpage trên Facebook đăng quảng cáo làm giả các loại tài liệu của cơ quan, tổ chức như CMND/CCCD; đăng ký xe máy, ôtô; giấy phép lái xe máy, ôtô; sổ hộ khẩu; bằng tốt nghiệp các cấp; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Sau đó, anh ta mua sim điện thoại không chính chủ đăng ký tài khoản Zalo để sử dụng trao đổi, thỏa thuận, tuyển nhân viên chia nhóm làm việc như: Nhóm nhân viên quản lý fanpage trên Facebook đăng quảng cáo làm giả các loại tài liệu của cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin cá nhân, số điện thoại của người mua tài liệu giả; nhóm nhân viên hướng dẫn, đào tạo nhân viên quản lý số điện thoại hotline để thỏa thuận làm giả tài liệu cho người mua tài liệu giả; nhóm nhân viên xác nhận thông tin, tổng hợp tài liệu giả chuyển cho đối tượng sử dụng Zalo để sản xuất; nhóm nhân viên lên mã đơn hàng, phân loại, đóng gói, ghi mã đơn hàng đưa đến Công ty giao hàng nhanh GHN, Viettel Post để chuyển cho người mua.
Video đang HOT
Tại cơ quan Công an, Phong khai đã làm trên 1.000 tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để bán cho nhiều người sử dụng và được hưởng lợi khoảng 500 triệu đồng.
Trung tá Đặng Ngọc Khánh cho biết, trong thời gian điều tra vụ án tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đối tượng có trình độ chuyên môn về công nghệ cao, thông qua mạng xã hội Zalo, Facebook để quảng cáo, thỏa thuận làm, bán tài liệu giả cho người sử dụng, thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận tiền làm giả tài liệu. Đồng thời dùng sim điện thoại không chính chủ thỏa thuận làm giả tài liệu nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Cục Cảnh sát hình sự đã cử nhiều tổ công tác phối hợp với Công an các địa phương chủ động nắm di biến động của đối tượng, bắt giữ đối tượng cầm đầu và các đối tượng tham gia làm giả tài liệu, ngăn chặn việc làm giả tài liệu cho người khác sử dụng thực hiện hành vi trái pháp luật.
Dùng giấy tờ giả để đi xuất khẩu lao động
Quá trình điều tra, cơ quan Công an tiếp tục phát hiện đường dây làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức thông qua mạng Internet có thủ đoạn tương tự do Nguyễn Văn Đông cầm đầu.
Tháng 6/2020, thông qua Zalo, Nguyễn Văn Đông kết bạn, thỏa thuận với đối tượng (chưa rõ nhân thân, lai lịch) sử dụng Zalo Ly Ngoc Long làm bằng tốt nghiệp, bảng điểm giả cho Đông bán cho người sử dụng với mục đích lấy tiền chi tiêu cá nhân. Đông trao đổi với bạn tên là Nguyễn Văn Đạt về việc Đông có thể làm bằng tốt nghiệp, bảng điểm giả của các trường đại học, cao đẳng.
Tháng 12/2020, Nguyễn Văn Đạt giới thiệu cho Đông gặp, thỏa thuận làm cho Hùng một bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả với giá 10 triệu đồng. Sau đó, Đông gửi thông tin của Nguyễn Văn Hùng cho đối tượng sử dụng zalo Ly Ngoc Long trực tiếp làm bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả. Nhân viên chuyển phát nhanh đã đưa cho Đông bằng cao đẳng, bảng ghi kết qủa học tập giả có đóng dấu tên của trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Đông đã giao cho Hùng bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả và được Hùng trả 10 triệu đồng. Tại cơ quan Công an, Đông khai đã trả cho đối tượng sử dụng Zalo Ly Ngọc Long 5 triệu đồng, trả cho Đạt 2 triệu đồng, Đông được hưởng lợi 3 triệu đồng.
Các đối tượng Thạch Thị Yến, Hoàng Trung Hiếu, Nguyễn Văn Hùng đã sử dụng bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả đưa vào hồ sơ nộp tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội để xin thị thực đi lao động tại Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, hồ sơ của các đối tượng đã bị phát hiện là giả. Cơ quan điều tra đã thu giữ: 338 triệu đồng; 16 điện thoại; 2 máy tính, 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 1 căn cước công dân; 1 đăng ký ôtô; 1 đăng ký xe máy; 2 bằng đại học; 2 bằng cao đẳng; 2 bảng ghi kết quả học tập và 5 chứng chỉ nghề…
Hiện nay, Cục Cảnh sát hình sự đã chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
10.000 người đặt mua tài liệu, giấy tờ giả từ đường dây làm giả cực lớn
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa triệt phá một đường dây chuyên làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan tổ chức với quy mô cực lớn.
Ngày 17/12, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Phú Lộc, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh và các cục nghiệp vụ - Bộ Công an, triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Qua xác định, có 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua đường dây này các loại giấy tờ tài liệu giả.
Từ tháng 4/2021, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện nhiều đối tượng sử dụng tài khoản Facebook, Zalo ảo để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả của các tổ chức, cơ quan nhà nước trên toàn quốc...
Theo đó, Công an tỉnh quyết định thành lập Ban chuyên án tập trung huy động lực lượng nhanh chóng xác định đấu tranh làm rõ.
Quá trình điều tra phát hiện đường dây tội phạm này hoạt động rất tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội và các đối tượng ở nhiều tỉnh thành khác nhau như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi.
Đến ngày 12/12, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công an tỉnh, 4 tổ công tác thuộc các phòng trong Công an tỉnh phối hợp các đơn vị cục nghiệp vụ - Bộ Công an đã đồng loạt phá án, bắt giữ 6 đối tượng là Phạm Tấn Huy (sinh năm 1984, trú tại TPHCM); Võ Thành Long (SN 1968); Nguyễn Công Chức (SN 1988, cùng trú tại tỉnh Quảng Ngãi); Nguyễn Văn Tuân (SN 1994); Lê Văn Chung (SN 1993); Trần Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế).
6 đối tượng bị bắt giữ trong đường dây toàn quốc làm giả số lượng cực lớn giấy tờ, bằng cấp giả, tài liệu giả của các cơ quan nhà nước (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp).
Được biết, từ đầu năm 2020 đến nay, đường dây tội phạm do Phạm Tấn Huy cầm đầu có hơn 30 đối tượng tham gia, trực tiếp thực hiện hành vi làm giả hơn 20.000 các loại giấy tờ, tài liệu và chuyển cho người đặt mua trên toàn quốc, thu lợi bất chính số tiền hơn 30 tỷ đồng.
Đối tượng cầm đầu Phạm Tấn Huy.
Khám xét nơi ở và làm việc của các đối tượng, lực lượng công an thu giữ hơn 100 mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức, cùng nhiều máy vi tính, điện thoại, thiết bị máy in màu, máy scan, máy dập chữ, máy in thẻ nhựa, máy ép nhiệt, mẫu phôi... cùng hàng nghìn mẫu giấy tờ, chứng từ giả như giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, ô tô; giấy chứng nhận đăng kiểm, tem kiểm định; biển số xe; giấy CMND, CCCD; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất; các loại bằng cấp, chứng chỉ của các trường và một số lượng lớn vàng, tiền các loại.
Rất nhiều mẫu con dấu và thiết bị làm giấy tờ giả của đường dây này.
Bước đầu xác định có khoảng 10.000 cá nhân trên toàn quốc đã đặt mua để sử dụng các loại tài liệu, giấy tờ giả.
Hiện Công an Thừa Thiên Huế tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại và điều tra mở rộng làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của đường dây tội phạm này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tang vật gồm rất rất nhiều giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, ô tô; giấy chứng nhận đăng kiểm, tem kiểm định; biển số xe; giấy CMND, CCCD; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất; các loại bằng cấp, chứng chỉ giả của các trường.
Đường dây này đã sử dụng tài khoản facebook, Zalo ảo để rao bán các loại bằng cấp, giấy tờ, tài liệu giả của các tổ chức, cơ quan nhà nước trên toàn quốc.
Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế).
Công an TPHCM ra "cú đấm thép" trấn áp tội phạm sau ngày 30/9 Các tổ tuần tra hỗn hợp gồm Cảnh sát hình sự, CSGT và CSCĐ (tổ 363) thuộc Công an TPHCM đồng loạt ra quân trấn áp các loại tội phạm sau khi thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách. Trưa 30/9, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) Công an TPHCM tổ chức lễ xuất quân tuần tra, kiểm soát, xử...