Báo động tình trạng tài trợ các hoạt động khủng bố ở châu Phi
Theo Hội đồng An ninh và Hòa bình AU, hoạt động tài trợ cho khủng bố vẫn tiếp diễn, đặc biệt là mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang ngày càng gia tăng.
Chiếc ôtô bị đốt cháy trong vụ tấn công tại Công viên quốc gia Nữ hoàng Elizabeth thuộc huyện Kasese, Uganda. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 7/11, Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) đã bày tỏ đặc biệt quan ngại trước thực trạng các hoạt động khủng bố tiếp tục được tài trợ ở châu lục này.
Tuyên bố này được Hội đồng An ninh và Hòa bình AU đưa ra trong thông cáo sau cuộc họp mới nhất về cuộc chiến chống khủng bố ở châu Phi.
Video đang HOT
Theo hội đồng này, hoạt động tài trợ cho khủng bố vẫn tiếp diễn, đặc biệt là mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang ngày càng gia tăng.
Vấn nạn này thể hiện qua các hoạt động như buôn bán ma túy, khai thác và buôn bán khoáng sản-tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp hay thậm chí là các hoạt động tài chính phi pháp, làm suy yếu các nền kinh tế thành viên AU.
Hội đồng trên cũng bày tỏ quan ngại về mối đe dọa ngày càng tăng đối với hòa bình, an ninh và sự ổn định của châu Phi do sự lan rộng của khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực ở lục địa này.
Mối đe dọa này đang làm suy yếu nỗ lực của AU trong việc ngăn chặn bạo lực súng đạn ở châu Phi từ nay đến năm 2030, đồng thời cản trở những tiến triển trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2063 về phát triển châu Phi và các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.
Hội đồng An ninh và Hòa bình AU tái khẳng định quyết tâm của liên minh trong việc loại bỏ khủng bố cũng như chủ nghĩa cực đoan bạo lực ra khỏi châu Phi.
Hội đồng này cũng khuyến khích các quốc gia thành viên triển khai các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo lãnh thổ của họ không bị sử dụng làm nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố.
Phái bộ châu Phi hoàn thành giai đoạn rút quân đầu tiên khỏi Somalia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 31/7, các chỉ huy quân sự của Phái bộ Chuyển tiếp Liên minh châu Phi tại Somalia (ATMIS) đã hoàn thành cuộc họp kéo dài 4 ngày để đánh giá giai đoạn đầu tiên của việc rút quân khỏi Somalia, trong đó cho rằng giai đoạn này đã được thực hiện thành công trong tháng 6/2023.
Binh sĩ Mỹ tại sân bay thủ đô Mogadishu, Somalia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
ATMIS cho biết cuộc họp được tổ chức tại thủ đô Mogadishu của Somalia, với sự tham dự của các chỉ huy quân đội đến từ 5 quốc gia có đóng góp quân là Kenya, Uganda, Djibouti, Ethiopia và Burundi.
Ngoài vấn đề rút quân khỏi Somalia, cuộc họp cũng đã thảo luận các mối đe dọa do nhóm phiến quân al-Shabaab gây ra ở Somalia.
Chỉ huy lực lượng ATMIS Sam Okiding cho biết cuộc họp đã thảo luận chi tiết quá trình chuyển đổi, chủ yếu là giai đoạn rút quân đầu tiên và tác động của việc rút quân này, cũng như năng lực và phương tiện của ATMIS cho các hoạt động tiếp theo. Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), ATMIS đã rút 2.000 quân khỏi Somalia trước ngày 30/6 và bàn giao 6 căn cứ quân sự cho lực lượng an ninh nước này. Do đó, cuộc họp cũng đã tập trung bàn về việc rút 3.000 binh sĩ còn lại, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9 tới. Các chỉ huy quân đội của ATMIS cũng đã cân nhắc những tác động an ninh khi các căn cứ quân sự được bàn giao cho Chính phủ Somalia trong giai đoạn thứ hai này.
ATMIS bắt đầu hoạt động ở Somalia từ ngày 1/4/2022 thay cho Phái bộ của của Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) với nhiệm vụ thực thi đầy đủ Kế hoạch chuyển tiếp Somalia (STP). Phái bộ này đã rút 2.000 quân khỏi Somalia vào cuối tháng 6 vừa qua và sẽ rút nốt 3.000 quân vào tháng 9 năm nay để tuân thủ các Nghị quyết 2628 và 2670 của HĐBA LHQ. Ngoài việc bàn giao các căn cứ quân sự, những nghị quyết trên cũng yêu cầu ATMIS phải bàn giao trách nhiệm an ninh tại các khu vực đã được chấp thuận cho lực lượng an ninh Somalia.
Thúc đẩy nỗ lực bảo vệ quyền của trẻ em gái ở các nước châu Phi Các nước châu Phi cần đưa ra các cam kết mới nhằm bảo vệ quyền và phúc lợi của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng. Lời kêu gọi này được Diễn đàn châu Phi về những trẻ em bị ảnh hưởng do xung đột vũ trang (APCAAC) đưa ra nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10. Trẻ em...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II

Tanzania: Tăng hơn 35% lương tối thiểu cho công chức
Có thể bạn quan tâm

Thực tế chiếc smartphone có pin 23.800 mAh cực 'khủng'
Đồ 2-tek
15:44:05 02/05/2025
Brad Pitt chưa quên Angelina Jolie, lộ 1 chi tiết không muốn kết hôn người mới?
Sao âu mỹ
15:26:52 02/05/2025
Rapper Double2T kể chuyện khó quên khi hát cùng Phương Mỹ Chi ở đại lễ
Nhạc việt
15:23:11 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
Sao việt
15:22:46 02/05/2025
Vụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộ
Tin nổi bật
15:21:21 02/05/2025
Em xinh 'say hi' hé lộ 10 cái tên: Bích Phương tái xuất, Bảo Anh gây tranh cãi
Tv show
15:17:40 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
Netizen
15:17:10 02/05/2025
Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025