Báo động tình trạng ‘lười’ sinh hoạt phòng the tại Nhật Bản
Tình trạng ít quan hệ tình dục giữa các cặp vợ chồng đang phủ bóng đen lên cuộc chiến chống lại tỷ lệ sinh sụt giảm một cách báo động ở quốc gia già hóa như Nhật Bản.
Nghiên cứu khoa học về hiện tượng “không quan hệ tình dục” đang thu hút sự chú ý ở Nhật Bản, theo tường thuật của báo Nikkei Asia ngày 24.3.
Mặc dù các định nghĩa về tình trạng này có khác nhau nhưng Hiệp hội Khoa học Tình dục Nhật Bản định nghĩa đây là tình trạng mà một cặp đôi không quan hệ tình dục trong hơn một tháng và việc này có thể kéo dài hơn như vậy.
Giáo sư Yoshie Moriki tại Đại học Cơ đốc Quốc tế và các nhà nghiên cứu khác đã biên soạn một bài báo học thuật vào năm 2022, dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát toàn quốc năm 2010 với 9.000 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 20 đến 59 để phân tích hoạt động tình dục giữa các cặp vợ chồng.
Khoảng 45% số người được hỏi cho biết họ quan hệ tình dục ít hơn một lần mỗi tháng. Ngay cả trong những người mong muốn có con, tỷ lệ không quan hệ tình dục cũng rất đáng kể: 22% ở nhóm người trong độ tuổi 20, 37% ở nhóm độ tuổi 30 và 50% nhóm độ tuổi 40.
Các cặp vợ chồng tại Nhật Bản có xu hướng ít quan hệ tình dục dù muốn có con. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIA
Đáng chú ý, những người mong muốn sinh đứa con thứ hai thậm chí có tỷ lệ không quan hệ tình dục cao hơn: 40% ở nhóm người trong độ tuổi 20, 48% ở nhóm độ tuổi 30 và 67% ở nhóm độ tuổi 40.
Giáo sư Moriki cho rằng tình trạng này một phần là do yếu tố văn hóa, cho rằng người Nhật có xu hướng cảm thấy hạnh phúc như một gia đình khi vợ chồng ngủ chung với con cái, ưu tiên cuộc sống hướng về con cái hơn là quan hệ hôn nhân.
Ngoài ra, yếu tố xã hội cũng là nguyên nhân, theo nhà nghiên cứu. Giáo sư Moriki cho biết “một số cặp đôi quá bận rộn với công việc và không có đủ năng lực tâm lý” để quan hệ tình dục.
Phân tích của giáo sư Yuji Genda tại Đại học Tokyo cho thấy thời gian làm việc kéo dài thường khiến các cặp vợ chồng quan hệ tình dục ít hơn. Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ ở phụ nữ, những người có xu hướng gặp nhiều căng thẳng hơn trong công việc.
Nhật Bản là nước có thời gian làm việc được trả lương dài nhất trong số các nước tiên tiến và phụ nữ thường phải gánh thêm những công việc không được trả lương, chẳng hạn như việc nhà. Ngoài ra, Nhật Bản xếp hạng thấp nhất trong nhóm G7 về thời gian giải trí.
Ham muốn tình dục và nguy cơ chết sớm ở nam giới có liên hệ gì?
Nhà tâm lý học lâm sàng Sayaka Toda ở Tokyo giải thích rằng cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt với những hạn chế về thời gian do công việc và con cái, khiến họ giảm mức độ ưu tiên cho sinh hoạt phòng the. Bà cũng cho hay, trong không gian sống chật chội, các cặp vợ chồng có con đầu lòng có thể gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục.
“Trong những năm gần đây, một số cá nhân đã không còn chú trọng chuyện quan hệ tình dục mà chuyển sang lựa chọn các phương pháp điều trị vô sinh để có thai”, bà Toda nói.
Bảo hiểm công cho các phương pháp điều trị vô sinh bắt đầu được áp dụng vào năm 2022 tại Nhật Bản, giúp việc điều trị trở nên dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng theo đuổi những phương pháp điều trị này. Vì vậy, tình trạng không sinh hoạt tình dục có thể sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sinh ở Nhật Bản.
Do những yếu tố khác nhau, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng tại Nhật Bản đã giảm. Theo khảo sát về xu hướng sinh của Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia, số con trung bình của các cặp vợ chồng từ 45 đến 49 tuổi ở nước này bắt đầu giảm kể từ năm 2002, lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 con vào năm 2015.
Nhìn chung, người Nhật, kể cả những người chưa kết hôn, tỏ ra không mặn mà với tình dục. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 của nhà nghiên cứu Peter Ueda tại Viện Karolinska ở Thụy Điển, gần 20% người Nhật ở độ tuổi 30, cả nam và nữ, chưa từng có bạn tình. Ngược lại, ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ người ở độ tuổi 30 chưa từng có bạn tình chỉ khoảng 1% đến 2%, theo ông Ueda.
Nhật Bản: Chi kỷ lục cho các biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ trong tháng 10
Theo số liệu Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 31/10, Nhật Bản đã chi số tiền kỷ lục là 6.350 tỷ yen (43 tỷ USD) cho các biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ trong tháng 10, trong nỗ lực chặn đà mất giá của đồng nội tệ.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Mức chi nhiều nhất trước đó là 2.840 tỷ yen (19,09 tỷ USD) vào tháng 9, với các khoản chi chủ yếu vào ngày 22/9, khi Nhật Bản triển khai nghiệp vụ bán USD để mua lại đồng yen lần đầu tiên kể từ năm 1998. Kể từ thời điểm đó, nhà chức trách Nhật Bản đã không công khai thêm bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Bộ Tài chính cũng không tiết lộ cụ thể mức chi hằng ngày trong giai đoạn từ ngày 29/9 đến ngày 27/10 vừa qua, khiến thị trường không ngừng đồn đoán liệu nhà chức trách có thực sự triển khai các biện pháp can thiệp hay không.
Sau khi đồng yen giảm còn 152 yen đổi 1 USD, các nguồn thạo tin khẳng định Nhật Bản đã can thiệp vào ngày 21/10, dù có nhiều ý kiến cho rằng biện pháp này sẽ không giúp ích nhiều cho việc đảo ngược xu hướng rộng hơn hiện nay. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Nhật Bản nhiều khả năng đã can thiệp lần nữa vào ngày 24/10 khi đồng yen tăng giá so với đồng USD chỉ trong vài phút. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã cảnh báo sẽ có bước đi cần thiết để chống lại xu hướng biến động quá mức trên thị trường. Nguyên nhân chính khiến đồng yen mất giá là do sự chênh lệch giữa lãi suất của Nhật Bản và Mỹ, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản loại trừ việc tăng lãi suất trong tương lai gần, trong khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tuần này.
Xu hướng bán tháo mạnh đồng yen trong những tuần qua, với một phần nguyên nhân là từ các nhà đầu cơ, đã tạm dừng trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng FED sẽ giảm tốc việc siết chặt chính sách tiền tệ. Trong ngày 31/10, tỷ giá đồng yen đã được giao dịch quanh mức 148 yen/USD. Bộ trưởng Suzuki khẳng định nhà chức trách đang theo dõi chặt chẽ biến động của tỷ giá đồng yen.
Tính đến cuối tháng 9, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản là 1.240 tỷ USD, bao gồm trái phiếu nước ngoài, tiền gửi, vàng và một số loại tài sản khác. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai các biện pháp can thiệp thông qua việc sử dụng khoản tiền này để bán USD và mua yen.
Việc đồng yen suy yếu đã giúp tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề "đau đầu" cho quốc gia vốn khan hiếm tài nguyên này, khi giá nhập khẩu năng lượng, nguyên liệu, thực phẩm và các mặt hàng khác trở nên đắt đỏ.
Hàn Quốc mở lại các tuyến bay quốc tế đến Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, các chuyến bay từ sân bay quốc tế Gimpo ở thủ đô Seoul đến thành phố Osaka của Nhật Bản và thành phố Đài Bắc của Đài Loan (Trung Quốc) sẽ được nối lại vào cuối tuần này, sau 2 năm 7 tháng bị đình chỉ do đại dịch COVID-19. Máy bay của Hãng hàng không...