Báo động phong trào chống vắc xin
Tình trạng ngày càng nhiều người từ chối tiêm chủng vắc xin cho con cái lan rộng tại nhiều nước, dẫn đến những đợt bùng phát dịch bệnh.
Biểu tình phản đối luật tiêm vắc xin bắt buộc ở Ý – Ảnh: Chụp màn hình The Guardian
Tổ chức Nghiên cứu y khoa Wellcome Trust (Anh) công bố kết quả cuộc khảo sát với hơn 140.000 người từ 15 tuổi trở lên tại 144 quốc gia, cho thấy những nước phát triển ở phương Tây lại có tỷ lệ tin tưởng vắc xin thấp so với các nước châu Á đang phát triển.
Theo AFP, Pháp có tỷ lệ tin tưởng vắc xin thấp nhất thế giới khi cứ mỗi 3 người thì có 1 cho rằng tiêm chủng không an toàn. Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính làm bùng phát dịch sởi trên thế giới thời gian gần đây.
Trong giai đoạn 2010 – 2017, hơn nửa triệu trẻ em Pháp không được chích ngừa sởi mũi đầu tiên, theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nước này cũng nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ ca nhiễm sởi gia tăng liên tục theo từng năm. Đối với toàn khu vực châu Âu, dịch sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng khi chỉ trong 2 tháng đầu năm 2019, hơn 34.000 trường hợp bị bệnh và 13 ca tử vong. Mỹ cũng chứng kiến đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng nhất trong vòng nhiều thập niên qua, ghi nhận hơn 980 ca tại 26 bang trong nửa đầu năm 2019. WHO cảnh báo việc không tự nguyện hoặc từ chối tiêm chủng hiện là một trong số 10 mối đe dọa hàng đầu đối với nền y tế toàn cầu. Thậm chí nhiều người ở các quốc gia thu nhập cao với hệ thống chăm sóc y tế tốt cũng tử vong vì những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa dễ dàng, theo WHO.
Trước tình trạng này, chính phủ nhiều nước đang áp dụng biện pháp mạnh, bao gồm luật tiêm vắc xin bắt buộc cho trẻ em, nếu không tuân thủ thì cha mẹ bị xử phạt hành chính hoặc học sinh không được phép đến trường. Tuy nhiên, đã bùng phát các đợt biểu tình phản đối tại Ý, Pháp, Mỹ, Canada và nhiều người ứng phó bằng cách cho con học tại gia. “Tôi thà để con ở nhà còn hơn và không muốn làm giàu cho các hãng dược phẩm”, một bà mẹ trẻ tên Priscille nói với CNN. “Thậm chí, cha mẹ hối lộ bác sĩ làm giấy chứng nhận hệ miễn dịch yếu hoặc dị ứng thuốc để con được miễn tiêm vắc xin bắt buộc”, chuyên gia Jeremy Ward thuộc Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho hay.
Theo giới quan sát, thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội là một trong những nguyên nhân chính kích ngòi làn sóng chống vắc xin. “Những bài viết về phụ huynh có con em bị bệnh nặng hoặc tử vong sau khi chích ngừa được lan truyền khắp trang mạng xã hội. Vấn đề ở đây là tỷ lệ sốc phản vệ với vắc xin là 1 trên hàng triệu người và y bác sĩ hoàn toàn có thể xử lý được. Tuy nhiên, câu chuyện lại bị thêm thắt, thổi phồng hoặc bịa đặt trên mạng xã hội, khiến nhiều người hoang mang và lo sợ”, chuyên gia Seth Berkley ở Anh nói với tờ The Telegraph. Mới đây, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu cùng nhiều chuyên gia cũng cực lực bác bỏ thông tin vắc xin 6 trong 1 Infanrix “gây tự kỷ”.
Các ca mắc sởi tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2000
Vì thế, bên cạnh các chương trình tư vấn, tăng cường ý thức về vắc xin, chính phủ các nước đang đẩy mạnh chiến dịch chống tin giả. Chẳng hạn, Bộ Y tế Pháp liên tục đăng thông tin hữu ích về vắc xin trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Đoạn phim Chín chuyện nhảm nhí về vắc xin do cơ quan này đăng trên YouTube đã thu hút hơn 350.000 lượt xem trong 18 tháng qua. Tuy nhiên, Đài France 24 dẫn lời Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng trực thuộc Bộ Y tế Pháp Sylvie Quelet nhấn mạnh: “Cuộc chiến chống tin giả mạo về vắc xin vẫn chưa có hồi kết”.
Theo Thanh niên
6 mũi vắc-xin cực kì quan trọng cha mẹ không thể bỏ qua khi cho con đi tiêm phòng
Ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia khác nhau thì số mũi tiêm và lịch tiêm chủng có thể khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình hình bệnh tật của từng khu vực và quốc gia đó. Dưới đây là 6 mũi tiêm được khuyến cáo cực kì quan trọng cho trẻ em ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều loại vắc-xin có thể được coi là phép màu của khoa học hiện đại, giúp bảo vệ con cái chúng ta khỏi những đau ốm và biến chứng phức tạp - vốn là hệ quả của những bệnh có thể phòng ngừa được.
Ở mỗi khu vực và mỗi quốc gia khác nhau thì số mũi tiêm và lịch tiêm chủng có thể khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào tình hình bệnh tật của từng khu vực và quốc gia đó. Dưới đây là 6 mũi tiêm được khuyến cáo cực kì quan trọng cho trẻ em ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trước hết, cần kiểm tra xem bạn đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho con những mũi vắc-xin sau hay chưa? Nếu chưa, có thể đã đến lúc bạn cần cập nhật lịch tiêm vắc-xin và hoàn thành những mũi còn thiếu hoặc những mũi nhắc lại.
1. Vắc-xin BCG (Bacille Calmette-Guerin)
Việc tiêm vắc xin đầy đủ là rất quan trọng để giúp trẻ phòng ngừa các loại bệnh tật (Ảnh minh họa).
Vắc-xin này có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm màng não do lao và lao kê ở tuổi nhỏ. Nhiều người Anh trên 25 tuổi hẳn vẫn còn nhớ trải nghiệm đáng sợ khi phải xếp hàng cùng các bạn để tiêm vắc-xin ngừa viêm màng não do lao này hồi THPT, nhưng giờ không còn thế nữa. Phần lớn các quốc gia hiện đã thực hiện tiêm vắc-xin ngừa BCG cho trẻ sơ sinh.
2. Vắc-xin HepB
Vắc-xin này bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B. Virus gây bệnh viêm gan B được truyền qua dịch cơ thể. Có thể bị nhiễm virus này qua quan hệ "chăn gối", dùng kim tiêm bị nhiễm khuẩn và qua máu. Đó là lý do tại sao nhiều nơi yêu cầu trẻ phải được tiêm vắc-xin HepB ngừa viêm gan B trước khi đi học. Có 3 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B, mũi đầu tiên được tiêm cho trẻ ngay lúc chào đời.
3. Vắc-xin DtaP
Vắc-xin này ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Cần tiêm 5 liều trong khoảng thời gian sơ sinh và nhỏ tuổi. Các mũi DtaP nhắc lại sau đó được thực hiện trong giai đoạn thanh thiếu niên và người trưởng thành.
4. Vắc-xin IPV
Cha mẹ hãy nhớ cho con đi tiêm vắc xin đúng lịch (Ảnh minh họa).
Vắc-xin này bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bại liệt và được tiêm làm 4 liều. Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, khu vực Đông Nam Á vẫn đang duy trì được tình trạng xóa sổ được bệnh bại liệt từ năm 2011.
5. Vắc-xin MMR
Vắc-xin này ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức). MMR được tiêm làm 2 liều. Liều đầu tiên được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh 12-15 tháng tuổi. Liều thứ hai được tiêm khi trẻ 4-6 tuổi. Tuy nhiên, có thể tiêm ngay liều thứ hai sớm nhất là vào 28 ngày sau liều thứ nhất.
6. Vắc-xin JE
Viêm não Nhật Bản phổ biến ở vùng châu Á. Bệnh có thể gây ra tình trạng viêm não, từ đó đe dọa mạng sống người bệnh. Viêm não Nhật Bản không được phát hiện ở các khu vực như Bắc Mỹ, châu Âu và Australia.
Nguồn: Health/Helino
Đưa vắc xin mới vào tiêm chủng mở rộng: Có đáp ứng yêu cầu? Để trẻ có thêm cơ hội phòng bệnh, Bộ Y tế vừa đưa thêm vắc xin mới "5 trong 1" DPT - VGB - Hib vào Chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho trẻ. Cùng các vắc xin hiện có, việc đưa vắc xin mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng có bảo đảm an toàn, đáp ứng đủ...