Báo động khi bệnh nhân tự làm “bác sĩ”

Theo dõi VGT trên

Hà Nội ghi nhận ca tử vong thứ 2 do sốt xuất huyết chỉ trong vòng nửa tháng, điều đáng nói là cả hai ca bệnh đều không đến viện, tự chữa ở nhà.

Ca tử vong thứ 2 vào ngày 1/9 sau khi sốt, bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị, đến ngày thứ 5 thì biến chứng suy gan, suy thận, vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng không qua khỏi dù được lọc máu liên tục. Đây tiếp tục là lời cảnh báo cho những bệnh nhân coi thường tính mạng của mình.

Ca tử vong thứ 2 ở Hà Nội do sốt xuất huyết là một nam bệnh nhân, SN 1963, trú tại quận Hoàn Kiếm. Trước khi đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, bệnh nhân đã bị sốt 5 ngày và tự ở nhà mua thuốc về điều trị. Đến ngày thứ 5, tình trạng của bệnh nhân rất nặng do biến chứng của sốt xuất huyết khiến suy đa tạng, gia đình đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Báo động khi bệnh nhân tự làm bác sĩ - Hình 1

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Trần Hằng.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, khi bệnh nhân đến khám và xét nghiệm được phát hiện sốt xuất huyết, lúc đó men gan tăng rất cao, trên 4.000 và bắt đầu suy gan, suy thận, suy đa tạng. Lúc đầu bệnh nhân đến Khoa Cấp cứu A9 được lọc máu, sau đó chuyển lên điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Sau nửa ngày bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để chạy ECMO-hệ thống tim phổi nhân tạo và hồi sức, nhưng bệnh nhân đã tử vong vào sáng 1/9.

Đây là ca tử vong thứ 2 ở Hà Nội do sốt xuất huyết trong vòng nửa tháng qua. Điều đáng nói là cả 2 bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn với tình trạng bệnh nặng, suy đa tạng. Trước đó, cách đây nửa tháng, Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhân sốt xuất huyết là nam thanh niên 17 tuổi bị ngừng tim 30 phút do sốc khi truyền dịch tại nhà.

Video đang HOT

PGS.TS Đỗ Duy Cường đã cảnh báo về tình trạng người dân lo ngại dịch COVID-19, khi bị bệnh đã không đến viện khám; hoặc khi có triệu chứng sốt lại nghĩ rằng mình bị COVID-19, đi khám sàng lọc và xét nghiệm COVID-19, dẫn đến chẩn đoán bệnh nhầm, tới viện muộn.

Trên thực tế, vẫn có người lo ngại dịch bệnh, hoặc chủ quan mà khi bị ốm, sốt, ở nhà tự làm “bác sĩ”. Tình trạng tự mua thuốc điều trị đã được cảnh báo rất nhiều, không những nguy hiểm tới tính mạng như 2 trường hợp sốt xuất huyết nói trên, mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất phổ biến hiện nay.

Sốt xuất huyết đang gia tăng ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội với gần 1.500 ca mắc từ đầu năm tới nay. Có ổ sốt xuất huyết tại gia đình khi cả nhà cùng mắc bệnh. Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm tới nay đã điều trị cho hàng trăm ca bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng trong hơn 1 tháng trở lại đây.

TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, theo chù kỳ cứ 2 đến 4 năm lại có đợt bệnh sốt xuất huyết nặng. Nếu thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Ở miền Bắc, bệnh diễn ra nhiều vào tháng 6-7 và đạt đỉnh cao vào tháng 8-9.

Bác sĩ Thư cũng cho biết, dấu hiệu sốt xuất huyết Dengue có thời gian ủ bệnh 1-2 tuần, sau đó sốt cao, đau người, đau nhức hốc mắc, bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi, bệnh nhân có dấu hiệu nặng xuất huyết, cô đặc máu, những ngày đầu bệnh cảnh lâm sàng giống sốt virus, lúc thăm khám bác sĩ phải sàng lọc bệnh nhân sốt xuất huyết để theo dõi. “Nếu bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo cô đặc máu phải cho nhập viện điều trị, để tránh biến chứng tử vong”, BS Thư cho biết.

Về tình trạng bệnh nhân tự điều trị, BS Thư cho biết, những ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu lâm sàng giống với sốt virus thông thường, nên chủ quan ở nhà uống thuốc, ngày thứ 5 trở đi bệnh nặng, lúc đó bệnh nhân không được xét nghiệm kịp thời, dẫn đến cô đặc máu, nguy cơ tử vong cao. “Chúng tôi khuyến cáo người bệnh những ngày đầu sốt phải đến bệnh viện để xét nghiệm sốt xuất huyết để có hướng điều trị”, BS Thư nói.

Tâm lý chủ quan nữa là những trường hợp đã mắc sốt xuất huyết rồi nghĩ mình không bị lại. Theo BS Thư, sốt xuất huyết có 4 tuýp, bệnh nhân vẫn có thể mắc lại 1 tuýp khác, khi bị nhiễm lại lần thứ 2, cơ thể quen với con virus rồi, bệnh nhân có thể có biểu hiện lâm sàng nặng hơn. Điển hình tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết lần 2, có bệnh nhân mắc lần 2 nặng hơn lần 1.

BSCKII Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa khuyến cáo: “Bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày đầu, người bệnh có thể ở nhà, uống thuốc hạ sốt, bù dịch hoặc đi khám để được bác sĩ cho đơn và hẹn tái khám. Tuy nhiên, từ ngày thứ 4 thì nên vào viện vì đây là giai đoạn có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm. Người dân không tự ý truyền dịch, điều này rất nguy hiểm. Vì ở từng thời điểm, từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ phải điều chỉnh tốc độ truyền dịch nhanh hay chậm để tránh sốc. Từ ngày thứ 4, bệnh nhân có thể có rối loạn tăng tính thấm thành mạch, dễ xuất huyết nặng lên, rối loạn đông máu, nếu truyền dịch không cẩn thận có thể dẫn đến sốc, nhất là những người có cơ địa bệnh nền mạn tính”.

Cảnh giác khi bệnh sốt xuất huyết "vào mùa"

Hiện đang là mùa mưa bão, thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết gia tăng. Do vậy, ngoài các biện pháp chống dịch Covid-19, người dân không được chủ quan với bệnh sốt xuất huyết (SXH) vì nếu không điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Cảnh giác khi bệnh sốt xuất huyết vào mùa - Hình 1

Khi phát hiện dấu hiệu nghi bị sốt xuất huyết, người dân cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tử vong vì tự ý truyền dịch

Trong thực tế, đã có nhiều bệnh nhân SXH vì ngại đến cơ sở y tế để khám, điều trị mà nhận hậu quả đáng tiếc. Theo thông tin từ Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây cơ sở này tiếp nhận một bệnh nhân SXH là thanh niên chưa đầy 20 tuổi, bị ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc SXH nhưng không vào viện điều trị do lo ngại dịch Covid-19.

Khi được đưa vào cấp cứu, bệnh nhân đã bị ngừng tim, các bác sĩ đã hồi sức tim cho bệnh nhân thành công và tiến hành đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, do tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhân đã tử vong sau đó 2 ngày do suy đa tạng.

Tự ý truyền dịch là sai lầm đáng tiếc mà nhiều người mắc phải. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng, SXH và Covid-19 đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau như sốt, đau đầu, đau mỏi người, nên có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai bệnh này có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền, bệnh cảnh khác nhau. Cụ thể, vi rút SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn SXH lây qua đường máu do muỗi truyền.

Bên cạnh đó, triệu chứng của SXH là sốt cao kéo dài 5 - 7 ngày kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn; nặng hơn có thể xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Còn bệnh nhân Covid-19 thì có biểu hiện ho, khó thở, ngạt mũi...; nặng hơn sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết.

Không được chủ quan

Phân tích về dịch SXH, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch, số mắc tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số ca mắc mới sẽ gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay Thủ đô có 1.422 trường hợp mắc SXH - xuất hiện ở cả ngoại thành và nội thành.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng nhận định, dịch SXH có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, điều trị cho người bệnh SXH. Yêu cầu đặt ra là giám sát chặt chẽ chỉ số bọ gậy, muỗi và tình hình bệnh nhân để cảnh báo các đơn vị về nguy cơ dịch SXH; rà soát, bảo đảm cung ứng đủ hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch. Sở Y tế cũng yêu cầu rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh; đánh giá đúng tình trạng người bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý người dân và các nhân viên y tế, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, bệnh nhân SXH có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với người nhiễm vi rút SARS-CoV-2, do đó cần khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh thật cẩn thận, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn. Đặc biệt, không nên tự ý dùng kháng sinh bừa bãi; không tự truyền dịch tại nhà để phòng ngừa biến chứng dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.

Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh SXH hiệu quả, cũng chưa có thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó, việc điều trị chủ yếu là theo dõi, chăm sóc và hỗ trợ chức năng cần thiết cho cơ thể. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, người dân cần thận trọng, tham vấn ý kiến chuyên gia y tế khi dùng các loại thuốc hạ sốt bởi trên thị trường có một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt song lại có thể gây hại cho bệnh nhân SXH. Người dân tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt bởi có thể gây ngộ độc, tổn thương gan.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Việt Nam có loại 'cây hóa thạch', mọc dại ở bờ bụi nhưng 'siêu bổ dưỡng'
10:36:04 04/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
10:38:12 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

Tăng nặng cơn đau thoái hóa khớp... do thừa cân, béo phì

19:16:45 05/11/2024
Ngoài ra, việc giảm cân lành mạnh còn mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhiều lợi ích về sức khỏe như: Tăng sức mạnh cơ, ổn định sức khỏe tim mạch, giảm đề kháng insulin, tinh thần lạc quan hơn.

Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h

19:12:02 05/11/2024
Uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống chứa caffein) liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.

Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp

17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?

12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?

10:48:52 05/11/2024
Để duy trì hàm răng khỏe đẹp, bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và phát hiện, kiểm soát sớm các tổn thương để có được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.