Báo động đỏ liên tiếp cấp cứu nhiều người bị dao đâm trong kỳ nghỉ lễ
Chỉ trong mấy ngày nghỉ lễ, các bệnh viện của TP.HCM đã phải báo động đỏ nội viện, liên viện, cấp cứu liên tục nhiều trường hợp bị đâm, chém.
Ngày 1/5, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong đợt nghỉ lễ 30/4 -1/5, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã cứu sống nhiều trường hợp người bệnh trong tình trạng nguy kịch nhờ báo động đỏ nội viện và liên viện.
Đêm 28/4, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận một trường hợp là người lớn đến cấp cứu vì bị dao đâm vùng ngực trái và bụng, ngay vị trí gan. Người bệnh nhập viện trong tình trạng bứt rứt, môi tím tái, huyết áp khó đo.
Một ca mổ cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: BVCC
Ngay lập tức, ê kíp trực đã xử trí băng ép các vết thương cầm máu, đặt nội khí quản, truyền dịch chống sốc, truyền máu… đồng thời đã kích hoạt báo động đỏ liên viện với Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Trưng Vương.
Video đang HOT
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu, vết thương đâm thấu bụng xuyên vào phổi bên phải, đứt xương sườn, xuyên cơ hoành và gan, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chỉ trong vòng 30 phút, ê kip cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115 đã có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để tham gia hồi sức tích cực, đồng thời mổ khẩn ngay tại chỗ với sự hội chẩn từ xa cùng ê kíp cấp cứu của Bệnh viện Trưng Vương.
Đến 8 giờ sáng ngày 29/4, diễn tiến bệnh ổn định, bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 để tiếp tục điều trị.
Trước đó, rạng sáng 29/4, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận 2 trường hợp là công an và dân quân tự vệ bị thương khi đang làm nhiệm vụ.
Các bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch, vết thương phức tạp và sâu vùng cổ, chảy máu nhiều, huyết áp tụt. Kíp trực đã nhanh chóng hội chẩn, kích hoạt báo động đỏ nội viện, chuyển phòng mổ tối khẩn. Sau nhiều giờ mổ, khâu cầm máu và hồi sức, tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định.
Quy trình báo động đỏ nội viện và liên viện được Sở Y tế TP.HCM triển khai từ tháng 10/2016 nhằm nâng cao năng lực hồi sức của bệnh viện cũng như huy động sự phối hợp khẩn cấp của nhiều chuyên khoa đã phát huy hiệu quả trong công tác cứu sống người bệnh trong các tình huống khẩn cấp.
Hy hữu, cô gái 20 tuổi bị ô tô cán ngang người được cứu sống
Cô gái 20 tuổi được đưa đến cấp cứu trong tình trạng dập tim, dập phổi, tràn khí màng phổi 2 bên, chấn thương sọ não, ngưng tim do bị xe ô tô 7 chỗ cán ngang người.
Bệnh nhân đang hồi phục sau ca mổ khẩn. Ảnh: BVCC
BSCK2 Nguyễn Thiên Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc-Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân 20 tuổi bị xe ô tô 7 chỗ cán ngang người khiến dập tim, dập phổi, tràn khí màng phổi 2 bên, chấn thương sọ não.
Trước đó, trên đường đi làm về, bệnh nhân bị tai nạn giao thông, va chạm với xe ô tô 7 chỗ và bị cán ngang người, được đưa vào Bệnh viện quận Tân Phú cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân suy hô hấp nên được các bác sĩ đặt nội khí quản, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Do tình trạng nặng, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương.
Khi chuyển đến viện, bệnh nhân bị ngưng tim, các bác sĩ đã thực hiện báo động đỏ, bỏ qua các thủ tục hành chính để cứu người. Bệnh nhân vừa được hồi sức tim, đặt ống dẫn lưu màng phổ phải, vừa chụp CT-scan toàn thân.
Kết quả cho thấy bệnh nhân chấn thương sọ não, dập phổi gây tràn khí màng phổi, đông đặc phổi, dập tim, tràn khí màng bụng, gãy xương sườn số 1... ngay lập tức được chuyển đến phòng mổ khẩn với sự tham gia phẫu thuật của liên chuyên khoa gây mê hồi sức, cấp cứu, ngoại lồng ngực, mạch máu, tổng quát, chẩn đoán hình ảnh...
Sau ca mổ khẩn, bệnh nhân được ê kíp hồi sức, điều trị chống phù não, truyền thuốc vận mạch, thở máy thông khí bảo vệ phổi. Sau 5 ngày điều trị tích cực người bệnh được ngưng thuốc vận mạch, có dấu hiệu hồi phục tri giác nhưng 2 bên vẫn còn tràn khí màng phổi nhiều nên được tiếp tục điều trị.
Hiện bệnh nhân tiếp xúc tốt, ăn uống được, tự thở khí trời nhưng do men tim còn tăng nhẹ nên được chuyển đến Khoa Tim mạch theo dõi.
Phòng 'bệnh tử 24 giờ' não mô cầu nhóm B bằng vắc xin từ 2 tháng tuổi Bé gái 6 tuổi ở Tây Ninh được xác định sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết do nhóm huyết thanh não mô cầu B. Đây là nhóm não mô cầu nguy hiểm và phổ biến hàng đầu tại Việt Nam; đã có vắc xin phòng sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho...