Báo động đỏ cứu sản phụ 22 tuổi ở miền núi suýt chết vì vỡ tử cung
Chị S. 22 tuổi mang thai lần 2 ở tuần thứ 37, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt, chẩn đoán sốc mất máu do vỡ tử cung.
Sản phụ được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa (Lào Cai) hôm 4/10. Chị S. trú tại thôn Móng Sến 1, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, mang thai lần 2 được 37 tuần, tiền sử mổ đẻ 1 lần. Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với kết quả cận lâm sàng, sản phụ được xác định là một trường hợp tối cấp cứu: sốc mất máu do vỡ tử cung trên thai 37 tuần, mất tim thai.
Thầy thuốc Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa đã kích hoạt quy trình báo động đỏ tập trung mổ cấp cứu, cắt tử cung cứu sản phụ trẻ tuổi.
Trong quá trình phẫu thuật do sản phụ mất máu nhiều (3.000ml), nguồn máu dự trữ không có sẵn nên cán bộ, nhân viên tại bệnh viện đã hiến máu cho bệnh nhân. Sau 2 giờ phẫu thuật, sản phụ đã được cứu sống. Hiện, chị S. qua cơn nguy kịch, tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực.
Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Để phòng ngừa tai biến sản khoa nguy hiểm này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai khuyến cáo mẹ bầu cần:
- Duy trì lối sống tích cực, tránh căng thẳng trong suốt quá trình mang thai.
Video đang HOT
- Khám thai đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi thai kỳ, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có hướng can thiệp kịp thời và hiệu quả.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường để có can thiệp kịp thời, đảm bảo tính mạng hai mẹ con.
- Phụ nữ có tiền sử sinh mổ trước đó cần sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất 24 tháng. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp tránh thai phù hợp.
- Tất cả các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao (sẹo mổ đẻ cũ, bất tương xứng thai nhi và khung chậu, tử cung dị dạng, các bệnh lý mãn tính của mẹ..) phải được khám và quản lý thai nghén tại cơ sở y tế có đủ điều kiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con
Ngoài ra khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai khi chuyển dạ đều nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tiên lượng cuộc đẻ và đề ra hướng can thiệp tích cực nhất giúp sản phụ vượt cạn thành công.
Đo huyết áp cho thai phụ dân tộc thiểu số tại xã thuộc khu vực khó khăn ở tỉnh miền núi Hòa Bình. Ảnh: Võ Thu
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống.
Cô gái vỡ gan do tai nạn giao thông được cứu sống thần kỳ
Ngày 17.9, thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, đơn vị này vừa cứu sống thiếu nữ bị vỡ gan, sốc mất máu do tai nạn giao thông.
Trước đó, vào đầu tháng 9, bệnh nhân Trần T.D (17 tuổi, trú tại TP.Hạ Long, Quảng Ninh) sau tai nạn giao thông được chuyển đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh, huyết áp không đo được, xây xát da vùng thượng vị, bụng chướng căng, siêu âm có nhiều dịch tự do ổ bụng.
Hình ảnh phẫu thuật rút gạc cầm máu gan vỡ cho bệnh nhân. Ảnh BÃI CHÁY
Ngay lập tức, kíp trực cấp cứu của bệnh viện đã hội chẩn xác định bệnh nhân bị sốc đa chấn thương do chấn thương bụng kín, theo dõi vỡ gan, tiên lượng tử vong cao.
Trước tình huống khẩn cấp trên, bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ, huy động các y, bác sĩ của các chuyên khoa: Ngoại, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Huyết học truyền máu và chuyển nạn nhân xuống phòng mổ.
Kíp phẫu thuẫn do bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Ung bướu, làm tổ trưởng, đã tiến hành mở ổ bụng kiểm tra có khoảng 2.500 ml máu loãng không đông và khoảng 500 g máu cục tập trung dưới gan.
Ngoài ra, gan trái vỡ dọc theo dây chằng liềm từ bờ trên vòm hoành chạy đến cuống gan gây rách bán phần cuống gan trái, rách tĩnh mạch cửa trái.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành khâu cầm máu cuống gan trái, tĩnh mạch cửa trái, chèn gạc tạm thời cầm máu nhu mô gan, phối hợp truyền máu, hồi sức tích cực chống sốc trong suốt quá trình phẫu thuật.
Ca phẫu thuật đã thành công, thiếu nữ 17 tuổi được cứu sống thần kỳ và tiếp tục được chăm sóc đặc biệt, hồi sức tích cực.
Sau 7 ngày hậu phẫu ổn định, sức khoẻ của bệnh nhân hiện đã ổn định, có thể sinh hoạt, đi lại bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, bệnh nhân bị vỡ gan độ V phức tạp có tình trạng sốc mất máu nguy kịch. Do đó, việc cầm máu là tối cấp cứu, không thể trì hoãn hay chuyển tuyến. Yêu cầu đặt ra là phẫu thuật phải diễn ra nhanh chóng, kịp thời; phẫu thuật viên phải quyết đoán, thao tác chính xác trong xử trí tổn thương, tránh nguy cơ sốc mất máu dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Cũng theo bác sĩ Dũng, vỡ gan do chấn thương là một cấp cứu thường gặp trong chấn thương bụng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong với tỉ lệ 10% - 15%. Vỡ gan trong chấn thương bụng kín rất phức tạp, đòi hỏi phải chẩn đoán đúng và xử trí thích hợp để tránh nguy cơ tử vong do sốc mất máu.
BV Từ Dũ: Cứu cô gái bị ung thư di căn 'ngàn cân treo sợi tóc' Nữ bệnh nhân Đ.T.Tr (20 tuổi, ở Bình Thuận) nhập viện cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) trong tình trạng suy hô hấp nặng, xuất huyết âm đạo nhiều, thiếu máu cấp, da xanh, niêm mạc mắt trắng nhợt. Sau khi tiếp nhận, nhân viên y tế nhanh chóng cấp cứu hỗ trợ hô hấp tuần hoàn cho bệnh nhân và nhập...