Bạo động bùng phát ở biên giới nhiều nước EU
Ngày 8.9, lực lượng an ninh đã dụng độ với người tị nạn và nhập cư lậu, chủ yếu đến từ Syria, tại khu vực biên giới nhiều nước châu Âu.
Cảnh sát Hungary cố ngăn một người tị nạn rời khỏi trại – Ảnh: Reuters
Theo tờ Le Figaro, bạo động xảy ra ở một trại tị nạn ở biên giới Hungary-Serbia khi nhiều người muốn rời trại, xâm nhập Hungary để tiếp tục đi về Tây Âu. Họ xô xát và dùng gạch đá tấn công cảnh sát, còn lực lượng an ninh đáp trả bằng hơi cay.
Tại Bắc Âu, cảnh sát Đan Mạch chặn một đường cao tốc để ngăn hàng trăm người vừa nhập cảnh qua ngả Đức và muốn đi bộ băng qua Đan Mạch để đến Thụy Điển.
Tình hình tại Hy Lạp cũng rất căng thẳng khi khoảng 15.000 người nhập cư trái phép đang kẹt trên đảo Lesbos trong lúc chờ cơ hội sang Anh, Áo, Đức hay Pháp. Ngày 8.9, chính quyền Athens cảnh báo “sắp vỡ trận” và yêu cầu EU hỗ trợ. Ngoài ra, chỉ trong ngày 7.9, ít nhất 2.000 người đã từ Macedonia đến Hy Lạp. Tại khu vực biên giới giữa 2 nước hiện còn 8.000 người tị nạn. Nhiều vụ xô xát đã diễn ra khi họ tìm cách vượt biên vào Hy Lạp.
Video đang HOT
Hiện các cường quốc kinh tế như Đức, Pháp chấp nhận đề xuất chia sẻ việc đón người tị nạn theo quy mô về dân số và kinh tế từng quốc gia. Trong khi đó, CH Czech hay Slovakia phản đối việc bị áp “định mức” còn những nước trung chuyển như Đan Mạch, Hungary, Hy Lạp vẫn tỏ ra cứng rắn. Ngày 8.9, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Csaba Hende đã từ chức vì quân đội nước này bị chỉ trích là quá chậm trễ trong việc xây dựng hàng rào biên giới với Serbia. Từ ngày 15.9, nước này sẽ điều thêm cảnh sát và có thể là cả quân đội đến tăng cường an ninh biên giới.
Chính phủ Hungary cho rằng một phần dòng người đổ về châu Âu hiện nay “không phải người tị nạn mà là nhập cư trái phép” và chỉ trích việc mở rộng cửa tiếp nhận họ sẽ gây nguy cơ về an ninh.
Bên cạnh đó, sau nhiều ngày bị chỉ trích vì “im hơi lặng tiếng” trước tình hình tại châu Âu trong khi lại có can dự vào Syria, Mỹ hôm qua cho biết vẫn thường xuyên liên lạc với lãnh đạo nhiều nước EU và Trung Đông, đồng thời đang xem xét giải pháp tái định cư cho người tị nạn, theo tờ USA Today.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Thủ tướng Anh hứa nhận 20.000 người tị nạn
Thủ tướng Anh, ông David Cameron ngày 7.9 tuyên bố nước Anh sẽ nhận 20.000 người tị nạn trong vòng 5 năm.
Thủ tướng Cameron nói nước Anh "có trách nhiệm về mặt đạo đức" phải tái định cư cho người tị nạn Syria - Ảnh: Reuters
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Cameron tuyên bố rằng hành động kể trên "tiếp tục chứng tỏ cho thế giới thấy rằng đất nước này là đất nước của lòng trắc ẩn". Ông nói những gì mà người Syria và nhiều người dân các nước khác phải chịu đựng giữa hành trình cố đến châu Âu trong những tuần qua là "quá đau lòng".
Cam kết của ông Cameron được đưa ra sau tiếng la hoảng của cộng đồng quốc tế về hàng loạt cái chết thảm của đông đảo người tị nạn trên biển, đỉnh điểm là cái xác trôi dạt vào bờ biển của đứa trẻ 3 tuổi người Syria, Aylan Kurdi.
Thủ tướng Cameron nói rằng nước Anh "có trách nhiệm về mặt đạo đức" phải tái định cư cho những người tị nạn Syria, cùng lúc nỗ lực hết sức để góp phần chấm dứt cuộc xung đột tại đây.
Ông Cameron tuyên bố sẽ mở rộng Chương trình tái định cư cho những người có nguy cơ cao, vốn được áp dụng từ đầu năm 2014, cho phép thêm khoảng 20.000 người hiện đang sống ở các trại tị nạn ở Syia, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan được đến Anh tới thời điểm 2020.
Hai mẹ con người Syria trong một trại tị nạn - Ảnh: Reuters
Những người đến Anh theo chương trình kể trên cùng lúc cũng sẽ được hưởng quy chế Bảo vệ nhân đạo - vốn thường áp dụng cho những ai không đủ điều kiện tị nạn nhưng "đối mặt với nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng" trên đất nước của họ. Những người này có thể ở Anh trong 5 năm, có quyền làm việc và được hưởng các nguồn công quỹ, sau đó có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch.
Trước đó, Pháp đã tuyên bố sẽ nhận 24.000 người tị nạn trong vòng 2 năm.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trẻ em tị nạn hân hoan trên miền đất mới Những thiên thần nhỏ vui sướng với đồ chơi và những chiếc áo mới được tặng khi đặt chân đến châu Âu sau hành trình di cư gian khổ cùng cha mẹ. Chính phủ Đức và Áo cuối tuần qua tuyên bố đồng ý tiếp nhận những người tị nạn đang mắc kẹt ở Hungary do bị nước này chặn lại. Trong hai...