Bão Dianmu khác Mirinae thế nào
Cùng cường độ cấp 8-10 khi đổ bộ đất liền, nhưng Dianmu không có thời gian duy trì lâu như Mirinae, nên người dân có cảm giác khác nhau về hai cơn bão.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai ngày 20/8, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục phó Thủy lợi cho biết bên cạnh cảnh báo từ trung ương thì ngư dân còn dựa vào kinh nghiệm để biết bão lớn hay không. Về Dianmu theo họ là dự báo đúng đường đi, vùng ảnh hưởng và lượng mưa, nhưng về gió giật không mạnh đến 12-14. “Dự báo là cơ sở để Ban chỉ đạo đưa xuống địa phương, nếu không sát thực tế thì rất khó có niềm tin của người dân”, ông Hoài nói.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng phản ánh nhiều cán bộ được cử xuống Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình không cảm nhận được bão nên lúc 15h ngày 19/8 còn điện về hỏi bão thế nào. Trong khi đó bão đang hoành hành, Hà Nội mưa to.
Đồng tình hai ý kiến trên, thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó tư lệnh Bộ đội biên phòng cho rằng cần nâng cao chất lượng dự báo. Ông trực tiếp gọi điện tới Bạch Long Vĩ, Cát Bà và các tỉnh miền Trung đều phản ánh không có bão.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp, Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đề nghị trung tâm khí tượng cần kết hợp xử lý thông tin của các đài quốc tế để rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa về cơ sở vật chất, từ đó đánh giá tốt hơn phổ hoạt động của bão.
“Tuy nhiên, không thể nói đây là cơn bão quá nhẹ. Bởi tại Thái Bình, triều cường toàn bộ tuyến đê bao ở Thái Bình lên rất cao gây ra tác hại đáng kể. Nhiều vùng ven biển sóng lên cao bờ kè”, ông Cường nói.
Đại diện cơ quan khí tượng, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia, đánh giá Trung tâm đã dự báo sat vơi thưc tê vê thơi gian va khu vưc bao đô bô, anh hương trưc tiêp. Về cấp độ gió mạnh và gió giật trong bão, cac ban tin dư bao cua trung tâm trươc 24-48h cho thấy bao co sưc gio manh nhât câp 10-11, giât câp 12-14, tương đôi phu hơp vơi thưc tê khi bao ơ giưa vinh Băc Bô (gio manh câp 10, giât câp 12).
Cac bản tin trươc tư 12 đến 24h đa liên tuc câp nhât vê câp đô bao va gio giât manh trong bao, cang gân luc bao đô bô cang sat vơi thưc tê hơn (gio manh câp 9-10, giât câp 10-12). Cac khu vưc sâu trong đât liên thuôc đông băng Băc Bô cung đươc canh bao bi anh hương cua bao.
Cây đổ đè lên ôtô trên đường Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn.
Sự khác biệt giữa Dianmu và Mirinae
Video đang HOT
Nhận định hai cơn bão đều có cường độ gió tương đương khoảng cấp 8-10, nhưng theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm khí tượng và thủy văn trung ương, thì có sự khác biệt là Mirinae gần bờ mới mạnh lên cấp 9-10, còn Dianmu ngoài khơi mạnh cấp 10, khi vào đất liền giảm cấp.
Phân tích thêm về điều kiện khí hậu và thời gian đổ bộ của hai cơn bão, giáo sư Phan Văn Tân (Đại học Khoa học Tự nhiên) cho biết, Mirinae khi đến gần bờ chững lại, một nửa ở đất liền, nửa trên biển. Lúc này hơi nước từ biển – nguồn cung cấp năng lượng cho bão vẫn còn, nước biển lại ấm nên đủ sức nuôi cơn bão mạnh hơn bình thường, tạo gió giật mạnh. Mặt khác, thời gian Mirinae trên đất liền nhiều hơn, khiến người dân vùng ảnh hưởng cảm nhận rõ cơn bão ập tới.
Trong khi đó, Dianmu di chuyển vào đất liền nhanh, không có năng lượng từ biển nuôi dưỡng nên nhanh chóng suy yếu. “Đường đi của bão phụ thuộc vào nội lực của chính nó và môi trường”, chuyên gia Tân cho biết thêm.
Theo ông, việc nhiều người phản ánh không thấy bão chỉ là cảm nhận, chứ không dựa trên số liệu đo đạc mà cơ quan khí tượng ghi nhận. “ Bão Mirinae khi đổ bộ chững lại, gió quật liên tục nên cảm nhận được gió mạnh ngay, còn lần này gió mạnh đi qua chóng vánh nên khó thấy”, giáo sư Tân giải thích và lưu ý gió giật chỉ diễn tức thì và rất khó dự bão, còn gió mạnh là ào ào theo từng đợt, ảnh hưởng tới cả một vùng.
Về lượng mưa, Dianmu khoảng 200-400 mm lớn hơn Mirinae (100-200 mm). Lý giải điều này, giáo sư Tân cho rằng, Dianmu đi từ trên xuống, quệt qua vùng biển có nước nóng bốc hơi mạnh, lượng nước từ bề mặt biển lại dâng cao, tạo khối lượng hơi nước khổng lồ khiến mưa liên tục và rất lớn.
Về quỹ đạo, Dianmu có quỹ đạo trong bán kính rộng và khá loằng ngoằng. Nó được hình thành khá dài từ Thái Bình Dương, vượt qua Quảng Đông (Trung Quốc) rồi móc ngược xuống phía nam, sau đó hơi chếch lên bắc. Theo chuyên gia khí tượng, đa số bão hình thành trên khu vực biển Đông hoặc lân cận, không phải từ ngoài xa Thái Bình Dương thường là cơn bão yếu và di chuyển phức tạp.
Thời gian bão Dianmu đổ bộ là ban ngày, còn Mirinae là ban đêm. Theo kinh nghiệm của nhiều người, bão vào ban đêm thường mạnh hơn ban ngày, hoặc có thể ban đêm im lặng sẽ nghe tiếng gió rít rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động chống bão ban ngày cũng dễ hơn là ban đêm.
Ngoài ra, điểm khác biệt giữa hai cơn bão là trong Mirinae xuất hiện lốc xoáy, nhưng Dianmu thì không nên không có gió giật mạnh khi vào đất liền.
Với những khác biệt trên, thiệt hại của Dianmu không nhiều như với Mirinae. Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, đến 7h ngày 20/8, một người ở Sơn La chết do lũ cuốn, một người mất tích khi qua ngầm tràn ở Bắc Giang, 3 người Hà Nội bị thương. Hàng chục ngôi nhà tốc mái, hư hại, hàng nghìn ha lúa và hoa màu ngập úng, 63 cây cột điện gãy đổ, hư hỏng do bão.
Phạm Hương
Theo VNE
Công sở, trường học Hà Nội khẩn cấp di tản vì bão Dianmu
Nhân viên bất ngờ được nghỉ làm, các trường học yêu cầu phụ huynh đến đón con nhanh chóng trước khi hoàn lưu bão số 3 mạnh lên tại Hà Nội chiều nay (19/8).
Trưa 19/8, UBND thành phố Hà Nội ra Công điện khẩn gửi các cấp, ngành về phòng chống, ứng phó bão số 3. 12h, bão đã vào vùng biển Quảng Ninh - Nam Định với sức gió tối đa 90 km/h (cấp 9), giật cấp 8-9. Hà Nội nằm trên đường đi của bão. So với những cơn bão trước, diễn biến bão số 3 được đánh giá phức tạp.
Trước tình hình đó, nhiều trường học tại Hà Nội chủ động cho học sinh nghỉ học từ trưa nay. Nhiều trường phổ thông tư thục liên cấp ra thông báo trên toàn hệ thống từ mầm non đến THPT nghỉ sớm từ 12h và rời trường từ 13h để di chuyển về nhà. Các trường THCS Nguyễn Tất Thành, THPT Marie Curie... cũng cho toàn bộ học sinh nghỉ buổi chiều.
Học sinh nhiều trường ở Hà Nội được nghỉ học từ chiều nay.
Phụ huynh Phan Tâm có con theo học tại trường Mầm non Công dân Toàn cầu ở Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết chị nhận được điện thoại từ trường lúc 11h. "Trường thông báo có công điện khẩn về bão, yêu cầu phụ huynh đón con trước buổi trưa. Khi tôi đến, các bé đã được đón gần hết. Hai mẹ con đi xe máy, may đoạn đường từ trường về nhà ngớt mưa nên yên tâm chở con về đến nhà", chị Tâm chia sẻ.
Một phụ huynh đón con trước khi bão ảnh hưởng mạnh tới Hà Nội.
Ông Hoàng Hữu Trung - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết từ chiều 18/8, Sở đã gửi công văn tới các trường học trên toàn thành phố. "Sở giao cho các Phòng Giáo dục - Đào tạo và thủ trưởng các nhà trường được chủ động căn cứ vào tình hình thời tiết phức tạp cho học sinh và cán bộ, giáo viên nghỉ học để đảm bảo an toàn". Theo ông Trung, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội đối phó bão nên các tường phải có phương án chủ động phòng chống ngập và đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Không chỉ các trường học, nhiều công sở cũng đồng loạt thông báo cho nhân viên nghỉ làm và chủ động tìm kiếm phương tiện đi về an toàn trong buổi trưa. Nhân viên tòa nhà FPT Duy Tân (Cầu Giấy) nhận được thông báo lúc 13h30 chiều nay. Chị Thu Thanh - Trưởng phòng nhân sự của một công ty về công nghệ ở Hà Nội - nói: "Rất lâu rồi tôi mới nhận được chỉ thị của tòa nhà thông báo tình hình bão cho cán bộ nhân viên. Bên tôi có khá nhiều nhân viên làm việc ngoài trời nên ngoài việc gửi thư khuyến cáo mọi người về sớm, chúng tôi còn có ý định gửi tin nhắn cho từng nhân viên để kịp thời di chuyển, tránh thiệt hại".
Chị Vũ Thanh Nhàn (làm việc tại tòa nhà văn phòng phố Đào Duy Anh) cho biết lúc 14h30, trước thời gian tâm bão đổ bộ Hà Nội 30 phút, khoảng 60% nhân viên trong phòng chị xin phép ra về để tránh bão.
Anh Lê Minh (Tổng công ty vận tải Hà Nội) chia sẻ: "Phòng tôi hôm nay chỉ có vài người đi làm sau khi chứng kiến cảnh cơn giông tối qua. Mưa to quá nên ai cũng sợ. Còn bây giờ mọi người cũng đang kéo về gần hết".
Sau bữa cơm trưa tại văn phòng, chị Phương Anh (nhân viên truyền thông) tranh thủ về luôn sau khi nghe tin bão mạnh lên vào lúc 15h. "Nghe nói bão to lắm, nếu sếp không cho nghỉ thì tôi cũng vẫn phải về, lo cho con và nhà cửa lắm".
Trước giờ bão đổ bộ, nhu cầu di chuyển bằng taxi, uber của người dân Hà Nội tăng đột biến, khiến các hãng đều quá tải. Đường dây của các hãng lớn, phổ biến như Mai Linh, Taxigroup, Thanh Nga, Thành Công... bận liên tục. Một số tổng đài viên còn trả lời khách không có xe. Việc bắt xe trước cửa các công sở lớn tại các quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa... rất khó khăn. Chỉ những hành khách nào may mắn mới lên được chiếc xe vừa chở khách tới. Cùng thời điểm này, cước của các dịch vụ gọi xe phổ biến như Grab, Uber tăng cao.
Anh Trương Tùng cho biết anh đặt GrabCar - hình thức di chuyển giá rẻ hơn của Grabtaxi - đi từ Duy Tân về La Thành, khoảng 4 km, được báo giá 137 nghìn đồng, trong khi giá bình thường khoảng 40 nghìn đồng. Tuy vậy, sau khoảng 5 phút đặt thử vẫn không có xe nào chịu nhận chở. Chị Loan, một nhân viên công sở tại Cầu Giấy muốn đi đón con trai học mẫu giáo phải trả cước gần 100.000 đồng cho 4 km, cao gấp 2,5 lần thông thường.
Tương tự, khách hàng sử dụng Uber cũng rất khó gọi xe, dù chấp nhận mức cước cao gấp 2-3 lần so với thông thường được báo trên ứng dụng.
Du khách co ro trước ảnh hưởng của bão vào Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên tình hình đối phó bão được đặt ở mức khẩn cấp tại Hà Nội trong năm nay. Chiều tối 18/8, cơn giông bất chợt đổ bộ vào Hà Nội với lượng mưa lớn đã gây nhiều lo lắng cho người dân. Sáng nay, trời hửng nắng và đôi lúc có giông nhẹ. Tình hình thời tiết được đánh giá khó lường làm tăng lo lắng cho người dân. Chị Thùy Liên (ở Bát Tràng, Gia Lâm) cho biết sáng nay chị định khóa cửa để đi làm nhưng được báo 12h trưa bão về "nên tôi xin phép làm việc ở nhà luôn".
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 14h tâm bão trên đất liền Hải Phòng và Thái Bình, mạnh cấp 9 (90 km/giờ), giật cấp 10-12. Dự báo 12 giờ tới, bão giữ tốc độ 15-20 km/h, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ảnh hưởng của bão tới khu vực Bắc Bộ có thể kéo dài đến trưa mai.
Thu Hồng & Hoàng Anh
Theo VNE
Người dân ven biển Hải Phòng chạy đua với bão Dianmu Sơ tán những hộ dân sống ở nơi xung yếu, chằng néo nhà cửa, dùng bao cát chắn lối có thể gây ngập... là những việc chính quyền và người dân TP Hải Phòng gấp rút hoàn tất trước 12h hôm nay. Sáng nay, lực lượng phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của quận Dương Kinh (Hải Phòng) lập chốt chống...