Bảo đảm sức khỏe cho đối tượng bảo trợ xã hội trong những ngày giá rét
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 192.000 trường hợp thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó hơn 2.700 trường hợp là người già cô đơn, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, người lang thang chưa xác định được địa chỉ cư trú… đang được chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
Ngoài ra, một số trường hợp là người có công không còn người thân cũng được chăm sóc lâu dài tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
Cán bộ Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh binh Lê Văn Tý.
Đa số trường hợp người già sống tại các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, trung tâm bảo trợ xã hội hiện tuổi đã cao, sức khỏe yếu; còn trẻ em chưa biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Để bảo đảm sức khỏe cho các nhóm đối tượng này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội thường xuyên yêu cầu các trung tâm giữ gìn vệ sinh môi trường; trang bị đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người, từng nhóm đối tượng. Công tác điều trị phục hồi chức năng, khám sức khỏe cho các đối tượng được thực hiện hằng ngày.
Ngoài những biện pháp đã triển khai, trong những ngày thời tiết giá rét, các trung tâm chủ động chăm sóc sức khỏe cho người già, trẻ em.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Vũ Văn Trung, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công số 2 Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa) cho biết: “Chúng tôi vừa bổ sung chăn bông, áo ấm, khăn, mũ len và các đồ dùng cần thiết cho 44 trường hợp người có công đang sống tại đây. Khu vực nhà ở, nhà ăn có hệ thống máy sưởi, nước ấm, rèm chắn gió, bảo đảm người có công được sống, sinh hoạt trong môi trường ấm áp”.
Video đang HOT
Còn tại Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội ( phường Biên Giang, quận Hà Đông), hằng ngày, đội ngũ cán bộ, nhân viên thay ca chăm sóc sức khỏe cho 4 thương binh, bệnh binh nặng 24/24 giờ.
“Trường hợp nào phải vào bệnh viện điều trị, chúng tôi cử người đi cùng chăm sóc. Trường hợp nào ở lại trung tâm, chúng tôi quan tâm chăm sóc đầy đủ, toàn diện từ những việc nhỏ nhất”, ông Nguyễn Văn Triệu, Giám đốc Trung tâm nói.
Tại các trung tâm bảo trợ xã hội, người già, trẻ em cũng được bổ sung các đồ dùng sinh hoạt có chức năng chống rét. Chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn được thay đổi, điều chỉnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Đón nhận sự quan tâm này, cụ Lê Văn Tâm, phòng 2, nhà A4, Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) chia sẻ: “Dù thời tiết lạnh giá, chúng tôi vẫn ấm lòng. Bởi, chúng tôi luôn được đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội quan tâm, chăm sóc như người thân trong gia đình”.
Chăm sóc sức khỏe cho người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 4 Hà Nội.
Dịp này, Đội trật tự xã hội lưu động thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội (xã Dục Tú, huyện Đông Anh) liên tục ra quân tập trung người lang thang trên địa bàn Hà Nội. Những trường hợp không xác định rõ địa chỉ cư trú được đưa về chăm sóc tạm thời tại ngôi nhà chung dành cho người lang thang. Tại đây, người lang thang được cấp, phát các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, khám sức khỏe, sinh sống trong môi trường ấm áp, hợp vệ sinh. Từ ngày 1-1-2021 đến nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội đã tiếp nhận gần 30 trường hợp là người lang thang…
Theo ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong mọi hoàn cảnh, các cơ quan chức năng thành phố luôn quan tâm đến mọi mặt cuộc sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong thời tiết lạnh giá, sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng dành cho người yếu thế càng thể hiện rõ nét, bắt đầu từ những việc làm giản dị, thiết thực hằng ngày.
Niên vụ càphê 2020: Gia Lai vừa mất mùa vừa thiếu nhân công
Bà Trần Thị Hằng ở huyện Mang Yang cho hay khi vườn càphê nhà vừa chín, bà đã đi tìm nhân công xung quanh khu vực nhưng khi đến xem vườn, nhân công chê cây ít trái, khô, hái không lợi công.
Niên vụ càphê 2020, sản lượng càphê tại tỉnh Gia Lai không đạt do ảnh hưởng mưa bão, thiếu nhân công thu hái. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Do ảnh hưởng của mưa bão liên tiếp trong thời gian qua, người trồng càphê trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa bị thiệt hại vì mất mùa lại vừa không có nhân công thu hái nên rơi vào cảnh khó khăn kép.
Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, cho biết toàn tỉnh Gia Lai có trên 97.000ha càphê; trong đó diện tích đang cho thu hoạch hơn 80.000ha.
Do ảnh hưởng của thời tiết mưa bão thời gian qua, cộng với việc Gia Lai có nhiều diện tích càphê mới tái canh hoặc già cỗi nên sản lượng vụ mùa không cao.
Anh Nguyễn Văn Linh, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, cho hay gia đình anh có 1ha càphê, cho thu hoạch 4 tấn nhân khô, giá bán ra thị trường thời điểm này là 32,5 triệu đồng/tấn. Sau khi trừ chi phí phân bón, nước tưới khoảng 60 triệu đồng, gia đình anh thu lại được 60 triệu đồng.
Tuy nhiên, vợ chồng anh phải tự thu hái rất vất vả, nếu thuê nhân công và tính tiền vay mượn trong 1 năm thì coi như lỗ vốn.
Anh Linh cho biết thêm các diện tích càphê tại các điểm lân cận đều cho năng suất kém, ước tính 80% diện tích bị mất mùa.
Không chỉ thiệt hại kinh tế vì mất mùa, những gia đình có diện tích càphê lớn, cần thu hoạch cho kịp thời vụ lại rơi vào tình cảnh thiếu nhân công khiến một số diện tích càphê khô quắt trên cành hoặc rụng xuống gốc do không kịp thu hái.
Bà Trần Thị Hằng ở huyện Mang Yang cho hay khi vườn càphê nhà vừa chín, bà đã đi tìm nhân công xung quanh khu vực như những năm trước nhưng khi đến xem vườn, nhân công chê cây ít trái, khô, hái không lợi công.
So sánh với năm trước, bà Hằng cho biết tiền thu hái năm trước khoán 80.000 đồng/tạ trái tươi nhưng năm nay, nhân công đòi lên giá từ 120.000-130.000 đồng/tạ.
Gia đình không có người hái nên bà Hằng đành phải thuê nhân công vì thời tiết ngày một nắng nóng, nếu để lại trên cây, càphê sẽ hao hụt sản lượng. Với chi phí đầu tư phân bón và nhân công năm vừa rồi, bà Hằng lỗ từ 20-30 triệu đồng/ha.
Do không có nhân công nên càphê thu hái kém chất lượng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, mùa thu hoạch càphê các năm trước, tỉnh thu hút 7.000-8.000 lao động từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định.
Năm nay, nhân công hái càphê giảm do dịch bệnh , lũ lụt đã tác động đến thời gian thu hoạch, gieo trồng của các tỉnh đồng bằng. Hàng nghìn lao động phải ở lại quê nhà để khắc phục hậu quả thiên tai và gieo sạ.
Ngoài ra, sản lượng càphê ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng tốt hơn nên nhân công đến các tỉnh này để hái khoán, cho thu nhập cao hơn.
Cách làm hay trong công tác giảm nghèo tại Đắk Lắk Tận dụng hiệu quả các chính sách giảm nghèo, xác định đúng đối tượng hộ nghèo và phát huy sức mạnh của ba lực lượng (bản thân đối tượng, cộng đồng, Nhà nước) là những cách làm hay mà tỉnh Đắk Lắk thực hiện nhằm giảm nghèo bền vững. Đoàn kiểm tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk...