Báo Đài: PLA có thể tấn công Đài Loan qua 5 bước nhưng bước thứ 4 sẽ gây bất lợi cho Bắc Kinh
Theo các chuyên gia, PLA muốn gây nhiễu cho Mỹ và Đài Loan thông qua các cuộc tập trận dồn dập. Đây là bước thứ nhất.
Gần đây, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành đồng thời các cuộc diễn tập quân sự ở bốn vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Theo các chuyên gia, đây là bước đầu tiên trong chiến dịch “tấn công Đài Loan” của PLA, tức nhằm làm tê liệt, gây nhiễu Mỹ và Đài Loan thông qua các cuộc tập trận dồn dập.
Về vấn đề này, Thiếu tướng Đài Loan Hồ Thụy Chu dự đoán PLA có thể sẽ không giải tán binh lính sau cuộc tập trận, để dễ phát động chiến tranh vào ban đêm, khiến đối thủ bất ngờ.
Trong khi đó, trang tin tức ETtoday (Đài Loan) dẫn lời chuyên gia Trương Cạnh cho rằng các máy bay chiến đấu của PLA thường xuyên bay qua eo biển Đài Loan nhằm làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của máy bay quân sự đảo này. Theo ETtoday, đây là bước thứ hai.
Bước thứ ba là chiếm các đảo bên ngoài đảo chính Đài Loan như Đông Sa, Bành Hồ, Mã Tổ bởi đây là những đảo dễ tấn công, khó phòng thủ. Trước đó, cựu quan chức không quân Đài Loan Trương Diên Đình chỉ ra rằng xung đột ở mức độ thấp rất có thể xảy ra giữa hai bờ eo biển, và địa điểm sẽ là ở các đảo bên ngoài đảo chính.
Video đang HOT
Bước thứ tư là chiến tranh toàn diện. Ông Hồ Thụy Chu dự đoán, thời điểm đó, PLA tiến hành trinh sát, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công tiêu diệt radar, bệ phóng tên lửa di động, thiết bị chiến đấu chủ lực và binh lính tác chiến, cũng như tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào các địa điểm như đầu não chỉ huy quân sự của Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Tô Tử Vân, Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghiệp và Tài nguyên quân sự thuộc Viện Nghiên cứu An ninh quân sự Đài Loan, cho biết: “ Với lợi thế địa lý hiện tại của Đài Loan, rất khó để PLA có thể tấn công Đài Loan trong thời gian ngắn. Hơn nữa, sức mạnh quân sự của Đài Loan cũng ở một mức độ nhất định và đảm bảo chắc chắn khả năng phòng thủ“. Ông này cho rằng, khả năng phòng thủ của Đài Loan sẽ khiến các hoạt động đổ bộ của PLA gặp trở ngại lớn.
Bước thứ năm là sử dụng dư luận, pháp lý và chiến tranh tâm lý để củng cố khuếch trương kết quả.
Các chuyên gia khác cho rằng khả năng xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan trong ngắn hạn là không cao bởi “Bắc Kinh hiểu rằng họ phải kiên nhẫn và chờ thời cơ tốt để mở cuộc tấn công vào Đài Loan”.
Trước đó, chia sẻ với Reuters, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien cảnh báo Trung Quốc sẽ rất khó khăn nếu thực hiện chiến dịch đổ bộ tấn công Đài Loan.
“ Vấn đề là chiến dịch đổ bộ sẽ rất khó khăn“, ông O’Brien nói, Trung Quốc đại lục cách Đài Loan 160km và Đài Loan có rất ít các bãi biển phù hợp cho kế hoạch đổ bộ.
“ Đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng và phản ứng của Mỹ trước động thái Trung Quốc tấn công Đài Loan lại rất mơ hồ“, ông O’Brien nhấn mạnh.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan dường như đều có ý thức tránh để xảy ra các vụ việc ngoài ý muốn dẫn đến nổ súng, từ đó có thể tránh xảy ra cuộc chiến mất kiểm soát ở eo biển Đài Loan. Thậm chí, Đài-Mỹ đều chưa phá vỡ lằn ranh đỏ về việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh. Từ quan điểm của Bắc Kinh, bất kỳ hành động nào cho phép Đài Loan tiến tới độc lập đều là lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh không thể dung thứ.
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận gần Hoàng Sa
Việc Trung Quốc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Ngày 1/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC)".
Bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn vi phạm tương tự.
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế", người phát ngôn tái khẳng định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Reuters hôm 28/9 đưa tin, Trung Quốc tổ chức đồng thời 5 cuộc tập trận quanh khu vực bờ biển của nước này, trong đó 2 cuộc diễn tập diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong các cuộc tập trận còn lại, một diễn ra ở Biển Hoa Đông, một ở Biển Bột Hải. Phía nam Hoàng Hải, quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật từ 28 đến 30/9.
Trong nỗ lực củng cố năng lực sẵn sàng tác chiến, Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quân sự theo định kỳ, nhưng hiếm khi thực hiện cùng lúc các cuộc diễn tập.
Hồi đầu tháng 9, Trung Quốc cho biết sẽ tổ chức thêm các cuộc tập trận quân sự, bắt đầu từ ngày 7/9 dọc theo bờ biển phía Đông Bắc và phía Đông của nước này.
Tháng trước, Trung Quốc cũng tuyên bố thực hiện 4 cuộc tập trận riêng biệt, ở Biển Bột Hải, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tập trận diễn ra liên tục, quy mô lớn là động thái khác lạ của Bắc Kinh.
Trung Quốc tập trận đồng thời 2 cuộc gần Hoàng Sa của Việt Nam Trung Quốc tổ chức đồng thời 5 cuộc tập trận quanh khu vực bờ biển của nước này, trong đó 2 cuộc diễn tập diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong các cuộc tập trận còn lại, một diễn ra ở Biển Hoa Đông, một ở Biển Bột Hải. Phía nam Hoàng Hải, quân đội Trung Quốc tổ chức...