‘Bão cytokine’ đe dọa nhiều bệnh nhân Covid-19 Đà Nẵng
Một số bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện “cơn bão cytokine” song chưa gây suy đa cơ quan, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.
Theo phó giáo sư Sơn, trong giai đoạn Covid-19 này, Tiểu ban Điều trị chưa ghi nhận một cách rõ ràng số người bệnh gặp “cơn bão cytokine”. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã xuất hiện những biểu hiện, dù chưa gây suy cơ quan cũng như đe dọa tính mạng. Hiện, những bệnh nhân nCoV trên nền bệnh mạn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, hoặc thở oxy…
“Các bác sĩ đang rất lưu ý về hội chứng này, nhất là nhóm nguy cơ cao khi nhiễm nCoV sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác”, Thứ trưởng Sơn nói.
Ở Việt Nam, bệnh nhân phi công Anh, 43 tuổi, mắc hội chứng “bão cytokine”, phải trải qua hai giai đoạn điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và hồi sức tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong suốt quá trình, Tiểu ban Điều trị và chuyên gia đầu ngành các bệnh viện đã lập nhiều group để hội chẩn đưa ra các phác đồ điều trị riêng. Bệnh nhân mắc hội chứng bão cytokine – hệ miễn dịch hoạt động thái quá chống lại chính cơ thể, phổi đông đặc 90%, sống phụ thuộc hệ thống ECMO – tuần hoàn oxy ngoài cơ thể (tim phổi nhân tạo)…
“Bão cytokine” là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt.
“Cơn bão cytokine” còn gọi là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS), hội chứng giải phóng cytokine, hội chứng thực bào máu, bệnh bạch cầu lymphohistiocytosis. Hội chứng đặc trưng bởi sự gia tăng không kiểm soát của các phân tử miễn dịch, có thể dẫn đến suy tạng, gây tử vong. Bệnh nhân mắc hội chứng giải phóng cytokine có nhịp tim đập nhanh bất thường, sốt và tụt huyết áp.
Thuật ngữ “Bão cytokine” lần đầu được nhắc đến trong một bài báo y khoa năm 1993, khi các nhà nghiên cứu mô tả về hiện tượng “tế bào ghép chống lại chủ” xuất hiện trong người được ghép tế bào. Đến năm 2005, khi dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, nó bắt đầu trở nên phổ biến.
Hội chứng giải phóng cytokine trở nên khá phổ biến trong đại dịch. Khi cơ thể lần đầu tiếp xúc với mầm bệnh, hệ miễn dịch được kích hoạt, bắt đầu chống lại các yếu tố xâm nhập. Lúc này, các phân tử cytokine có vai trò rất quan trọng, tạo ra một loạt tín hiệu để tế bào sắp xếp phản ứng.
Thông thường, phản ứng miễn dịch càng mạnh thì quá trình đẩy lùi virus càng thuận lợi. Khi mầm bệnh bị tiêu diệt hoặc bất hoạt, hệ miễn dịch trở lại trạng thái bình thường. Song trong một số trường hợp, hệ miễn dịch vẫn làm việc ngay cả khi virus không còn hoạt động nữa. Nó tiếp tục giải phóng cytokine khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.
Các phân tử này tấn công nhiều cơ quan, bao gồm gan và phổi, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. Lúc này, chính hệ miễn dịch chứ không phải virus là tác nhân làm tổn hại cơ thể. Bão cytokine có nhiều phiên bản, tên gọi cũng khác nhau như: hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS), hội chứng giải phóng cytokine, hội chứng thực bào máu, bệnh bạch cầu lymphohistiocytosis
Ngoài ra, thừa cân béo phì có thể góp phần giải phóng cytokine một cách mãnh liệt, gây ra hội chứng “cơn bão cytokine”.
Cơ chế tấn công cơ thể của “bão cytokine”.
Kể từ tháng 5, các bác sĩ New York đã báo cáo hàng loạt bệnh nhân New York gặp phải tình trạng này. Bão cytokine cũng là phản ứng đặt trưng của những bệnh nhân tử vong vì H1N1, Sars, Mers và cúm 1918.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang tìm kiếm và điều chế những loại thuốc kháng virus điều trị Covid-19, một số trong đó nhắm vào giải quyết bão cytokine.
Mới đây, vào tháng 6, Bộ Y tế Nga đã cấp phép thuốc Levilimab điều trị cho những bệnh nhân nặng, gặp tình trạng này. Hai công ty Regeneron và Sanofi cũng đang thử nghiệm một loại thuốc kháng viêm có tên gọi Kevzara, đủ khả năng ức chế lượng cytokine sản sinh trong cơ thể. Thuốc vốn để điều trị viêm khớp. Công ty dược phẩm Thuỵ Sĩ Roche đang nghiên cứu hoạt chất Actemra, được phê duyệt hồi năm 2017, đặc trị hội chứng này.
Bệnh nhân thứ 2 tại Việt Nam tử vong do COVID-19
Tối 31/7, Bộ Y tế công bố ca tử vong thứ 2 do COVID-19 tại Việt Nam, bệnh nhân 437 mắc COVID-19 tử vong vì sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng thông tin cho biết ve truong hop benh nhan số 437 tu vong như sau:
Bệnh nhân nam, N.H.L, 61 tuổi, trú ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại Bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 (ngày 27/7/2020).
Ngày 23/6/2020, bệnh nhân khó thở được chuyển vào viện Khoa nội - tiết niệu với chẩn đoán suy bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận nhân tạo chu kì 7 năm, tăng huyết áp, gout, rung nhĩ, suy tim, phù phổi cấp.
Từ ngày 9/7/2020 bệnh nhân sốt cao liên tục.
Đến ngày 17/7/2020, bệnh nhân suy hô hấp, chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày.
Đến ngày 27/7/2020, benh nhan đuoc xet nghiem dich hau hong cho ket qua duong tinh voi vi rut SARS-CoV-2.
Ngày 29/7 bệnh nhân trụy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, bệnh nhân được làm ECMO.
Bệnh nhân đã được tieu ban đieu tri hội chẩn nhiều lần, đanh gia đay la truong hop benh nhan rat nang, tiên lượng tử vong cao. Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tập trung cứu chữa nhưng đã tử vong vào chiều 31/7/2020.
Nguyên nhân tử vong: Sốc nhiễm trùng, suy đa tang, ngung tuan hoan ho hap tren benh nhan viem phoi, suy than man đang chay than đinh ky co benh kem tang huyet ap, gout, mắc COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải vì sao các bệnh nhân COVID-19 trở nặng quá nhanh Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, nhóm người cao tuổi mắc kèm bệnh lý nền thường có nguy cơ tăng nặng khi mắc COVID-19. Ngày 31/7, thông tin về các trường hợp mắc COVID-19 nặng ở Việt Nam, PGS.TS Nguyen Truong Son - Thu truong Bo Y te cho biết, khi nhiễm virus corona, bệnh nhân co nguy co cao dien tiến tang...