Báo chí Trung Quốc dối trá người dân ra sao?
Truyền thông Trung Quốc nhiều năm qua không ngừng đầu độc người dân của chính nước này rằng Việt Nam đã gây sự và buộc Bắc Kinh phải phản kích tự vệ trên biển.
Trên trang mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là baidu, chỉ cần gõ dòng lệnh đơn giản: hải chiến 1988 hoặc Trung Việt hải chiến 88 sẽ cho ra hàng triệu kết quả.
Những bài viết trên báo chính thống nước này, và hiếu chiến hơn cả là các trang tin đều na ná nội dung: Trung Quốc đã thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo năm 1988 khi đối đầu Việt Nam.
Bằng giọng văn xuyên tạc sự thật, bịp bợm, sặc mùi &’nước lớn’, những bài viết nói trên vu vạ cho Việt Nam là nước đã chủ động nổ súng trước trong sự kiện ngày 14/3/1988.
Trang video lưu trữ lớn nhất Trung Quốc Youku đăng tải hàng chục video khoe khoang chiến tích được gọi bằng cái tên: Cuộc chiến tự vệ phản kích Việt Nam trên biển.
Việc các chiến sĩ hải quân Việt Nam nắm tay nhau thành vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo, bị xuyên tạc thành: Việt Nam đã cử lính vũ trang chiếm đảo, thách thức Trung Quốc.
Trong đoạn clip ghi lại cảnh Trung Quốc nã pháo cỡ lớn, đại liên bắn chìm tàu HQ – 604, bắn cháy tàu HQ – 505 được mô tả rằng: “Chúng ta (Trung Quốc) không bao giờ là người nổ phát súng đầu tiên, nhưng cũng không bao giờ cho phép họ (Việt Nam) ngông cuồng gây chiến”.
Đây là sự bịp bợm, dối trá của truyền thông Trung Quốc trước việc nhiều sử gia, hãng thông tấn uy tín đều cho biết chiến hạm Trung Quốc đã tàn bạo xả súng vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma – khi mà họ chỉ có cuốc xẻng cùng lá cờ Tổ quốc trên tay đang khẳng định chủ quyền một cách hòa bình.
Gạc Ma – Nỗi đau không bao giờ quên
Nhiều trang tin quân sự Trung Quốc như Thiết Huyết (tiexue) hay Chinamil v.v. huyênh hoang: Sau cuộc chiến năm 1979 vào biên giới phía Bắc Việt Nam, quân đội Trung Quốc đã có cuộc chiến oanh liệt, chiến thắng hải quân Việt Nam ở Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng thực ra Trung Quốc đã không thực sự đạt được ý đồ khi huy động lực lượng hải quân với vũ khí hạng nặng nhưng chỉ chiếm được duy nhất đảo Gạc Ma, còn lại Cô Lin và Len Đao vẫn do các chiến sĩ Việt Nam giữ vững từ đó đến nay.
Lý giải việc vì sao hải quân Trung Quốc buộc phải rút lui sau nhiều ngày liên tục khiêu khích ở cụm đảo Gạc Ma, chuyên gia quân sự Đài Loan Nguyên Lạc Nghĩa, thừa nhận: “Hải quân Trung Quốc sau đó buộc phải rút lui bởi chúng ta không thể điều không quân tới. Năng lực phòng không của Việt Nam là rất mạnh, vì thế đưa không quân phối hợp hải quân đánh lâu dài ở Trường Sa là không thể được vào thời điểm đó”.
Trong khi đó, giáo sư lịch sử nổi tiếng Trung Quốc Trác Cường, nói: “Ngay sau năm 1979, Việt Nam đã không ngừng phát triển kinh tế, quốc phòng. Người Việt Nam cũng có tâm lý đề phòng Trung Quốc từ xa xưa. Cho nên, việc chiếm giữ các đảo ở Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là điều không hề dễ dàng chút nào”.
Thâm hiểm, kích động
Video đang HOT
Trung Quốc khi mới thành lập, thoát họa xâm lăng năm 1949 từng tuyên truyền: “Trung Quốc sẽ không bao giờ là cường quốc bởi cường quốc chính là bá quyền, là bắt nạt các nước khác có tiềm lực yếu hơn”.
Thế nhưng ngày nay, truyền thông Trung Quốc ra rả luận điệu: Trung Quốc là người anh lớn, Việt Nam là người em nhỏ. Thậm chí, nhan nhản trên các mạng xã hội, trang tin tổng hợp của nước này là câu nói: biển Nam Trung Hoa sẽ sớm là biển quốc nội của Trung Quốc.
Thâm hiểm hơn, trang tin Bắc Kinh buổi sáng còn có bài viết nhận định: Trung Quốc sẽ sớm hạ thủy &’quái vật biển’, cắt đứt hy vọng của Việt Nam ở Biển Đông.
&’Quái vật biển’ ở đây được cho là thành phố nổi mang tên &’Hy vọng – 7′, thực chất là hòn đảo nổi di động có sức chứa 490 người.
Theo đó, vẻ ngoài của &’Hy vọng – 7′ khá giống giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm chủ quyền Việt Nam hồi tháng 5 năm ngoái ở Biển Đông. Nhưng hòn đảo nổi này còn bộc lộ dã tâm lớn hơn: Sức chứa nhiều người, đủ sức biến thành căn cứ quân sự được đặt ở bất cứ nơi nào tại quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh buổi sáng loan tin, Trung Quốc đã thử nghiệm &’Hy vọng – 7′ từ tháng 11 năm ngoái và &’sẽ sớm hạ thủy hòn đảo di động này trong năm 2015′.
Một mặt, Trung Quốc đang tích cực chuẩn bị cho những bước đi khiêu khích, hiện thực hóa đường lưỡi bò đòi chủ quyền với diện tích hơn 80% ở Biển Đông – điều bị cả thế giới lên án.
Nhân chứng kể lại giây phút căm phẫn trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988
Mặt khác, một bài bình luận trên mạng China.com còn không giấu diếm mưu đồ nham hiểm: Hãy khiến cho Việt Nam phản ứng trước, khi đó chúng ta (Trung Quốc) sẽ có cái cớ hoàn hảo thực hiện chiến tranh trên biển để chiếm các đảo tại Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).
Các trang mạng xã hội Trung Quốc cũng xuất hiện những ý kiến tương tự như trên, tất cả đều chung mục đích kích động các chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa nổ súng trước để Trung Quốc lại một lần nữa lu loa chiêu bài &’phản kích tự vệ’ hòng dùng vũ lực chiếm những hòn đảo mà Việt Nam đang có đầy đủ bằng chứng chủ quyền.
Còn nhớ, một số hành động quá khích đã xảy ra năm 2014 trong vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Khi ấy, một vài kẻ hung hăng đã đập phá, hành hung công nhân Trung Quốc tại khu công nghiệp Bình Dương và tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Sự việc đã gây ảnh hưởng xấu đến quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi thế giới đang ủng hộ Việt Nam, những kẻ quá khích đội lốt &’yêu nước’ đã bôi nhọ hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Trận chiến Gạc Ma và chiến công của tàu HQ505
Trở lại sự kiện 14/3/1988, khi mà chính truyền thông Trung Quốc cũng thừa nhận sự thất bại trước tinh thần quả cảm, anh dũng, mưu trí của hải quân Việt Nam, vẫn có vài kẻ không ngừng tìm cách kích động hận thù dân tộc.
Thế nhưng, một số người dù vô tình hay hữu ý đã chỉ chăm chú vào việc kích động chiến tranh, hằn thù dân tộc mà quên hẳn đi những người lính đã hy sinh xương máu, tính mạng để giữ vững Cô Lin, Len Đao và nhiều đảo khác.
Ngay cả Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam – thuyền trưởng tàu HQ – 505 tham gia sự kiện ở Trường Sa năm 1988 cũng từng nói: “Nhắc đến ngày 14/3/1988, chúng ta không chỉ nhắc đến những liệt sĩ bất khuất trên đảo Gạc Ma, mà còn là một chuỗi sự kiện sau đó và cho đến tận ngày nay, khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam vẫn đang chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Rõ ràng, một số thế lực diều hâu ở Trung Quốc đang mong chờ, và đang kích động những kẻ bán nước đội lốt &’tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma’ gây ra những hành động để nước này có cái cớ gây sự, tái hiện cái gọi là &’chiến tranh phản kích tự vệ’.
Theo PetroTimes
Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành 'pháo đài quân sự'?
"Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại... Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời."
LTS: Bồi đắp các bãi ngầm hay rạn san hô, cải tạo đá thành đảo, xây dựng đường bay, cơ sở hạ tầng trên các đảo, đá chiếm đóng được, chiến lược "đảo nhân tạo" đang được Trung Quốc ồ ạt tiến hành phi pháp. Một sự thay đổi về thực thể địa lý tại biển Đông sẽ có tác động thế nào? Sự thay đổi này có thể buộc những tính toán chiến lược và quân sự của các bên được đưa lên bàn cân? Đằng sau những mục tiêu quân sự còn những mục tiêu lồng ghép nào?
Trao đổi với Tuần Việt Nam, Tiến Sĩ Trương Minh Huy Vũ, khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định xung quanh khả năng "quân sự hóa" biển Đông của chiến lược đảo nhân tạo và những tác động khả dĩ đến tình hình an ninh khu vực.
Việc Trung Quốc tăng tốc biến các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang làm cả khu vực lo ngại. Có phải đây là những "pháo đài quân sự" có khả năng thay đổi tình hình và những tính toán chiến lược tại biển Đông?
Với một diện tích lên tới 3,5 triệu km2, lại là một vùng biển tương đối kín, các nhà quân sự từ lâu đã thảo luận hai cách thức của Trung Quốc nhằm "hùng bá" khu vực biển Đông. Một là trực diện thông qua việc kiểm soát và xây dựng các đảo/đá ngầm thành căn cứ quân sự, hai là đi theo chiều dọc bằng không quân qua việc thành lập các vùng nhận dạng phòng không giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Muốn hiện thực hóa hai khả năng này, quân đội Trung Quốc cần những điểm nút chiến lược.
Tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, các đối tượng địa lý ở đây phần lớn là những bãi chìm, đảo san hô không có lợi thế về mặt phòng thủ, cũng như thiếu nước ngọt trầm trọng, trừ đảo Thái Bình (tên tiếng Anh: Itu Aba Island) đang bị Đài Loan kiểm soát. Vì thế nối biển từ đất liền, biến đá ngầm thành vị trí điểm tựa để phát huy khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) luôn là ưu tiên của Trung Quốc.
Với Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn từ Việt Nam năm 1974, Bắc Kinh thiết lập nên cái gọi là đơn vị hành chính cấp địa khu Tam Sa. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm dài trên 2,5 km, cho phép các máy bay tiếp tế và chiến đấu như Su-27/30 hay máy bay ném bom JH-7 có thể cất hạ cánh. Trung Quốc cũng xây dựng một cầu cảng dài khoảng 400m và một đê chắn sóng để bảo vệ tàu bè neo đậu.
Vấn đề ở Trường Sa sẽ khó khăn hơn do khoảng cách, cũng như hạn chế về công nghệ. Chẳng hạn như khả năng tiếp dầu trên không của không quân Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Công nghệ này quan trọng trong việc thực hiện A2/AD, vì nó giúp cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hoạt động liên tục trên chiến trường với khoảng cách xa hơn mà không phải quay về căn cứ tiếp liệu. Điều này sẽ giúp cho tác chiến trên biển được hiệu quả hơn với tầm bay của máy bay và thời gian hoạt động của máy bay được liên tục, không bị ngắt quãng.
Theo một báo cáo của Uỷ ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (xuất bản vào tháng 12, 2014), Trung Quốc vừa mới tiếp nhận máy bay tiếp liệu IL-78 đầu tiên vào giữa tháng 10. Đây được coi là máy bay tiếp dầu đầu tiên bên cạnh 12 máy bay H-6U. Cũng theo báo cáo trên, đội máy bay tiếp dầu của Trung Quốc vẫn còn quá khiêm tốn và chưa có khả năng tiến hành các nhiệm vụ tầm xa với quy mô lớn.
Một tàu trông như là tàu container ở tại khu vực Trung Quốc đổ đất xây đảo nhân tạo tại đá Châu Viên ngày 4.10.2014.
Như vậy việc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa có phải cách thức tốt nhất bù đắp những hạn chế về địa lý và công nghệ trong thời điểm hiện tại?
Cần có một bức tranh lớn hơn về sự liên kết giữa hải quân và không quân như một cách tiếp cận mới định hình "thế đứng" quân sự của Trung Quốc tại toàn bộ biển Đông. Những nghiên cứu gần đây miêu tả xu hướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang cố gắng thúc đẩy cái gọi là "kỹ năng phối hợp" giữa những quân chủng khác nhau. Tác chiến phối hợp hiệp đồng "đa binh chủng" hay tăng cường "kỹ năng phối hợp" giữa các binh chủng với nhau, đặc biệt là không quân và hải quân. Đây là khả năng mà PLA chưa mấy thuần thục sau một thời gian từ 1979 không có những kinh nghiệm chiến trường thực tế.
Đối thủ chính của Trung Quốc là "sức mạnh bá quyền" của Mỹ tại Thái Bình Dương. Lợi thế của Bắc Kinh so với Washington là địa lý, khi có khả năng tập trung lực lượng quân đội nhanh hơn và hỗ trợ các đơn vị quân sự dễ dàng hơn tại các vùng biển trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất. Trong khi đó, Washington sẽ cần phải gửi quân tiếp viện từ cách xa hàng nghìn dặm, duy trì các đơn vị quân sự qua hệ thống liên lạc hàng không và đường biển, và triển khai hoạt động từ một số lượng nhỏ các căn cứ từ các đồng minh.
Tứ giác "đảo nhân tạo" hình thành từ các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn, Hoàng Nham và đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) biến biển thành đất, nối đại dương từ đất liền, giúp xây dựng những "thế đứng" cho chiến lược A2/AD. Ít nhất với tính toán trở thành "tiền tiêu" cho các máy bay, tàu chiến và lực lượng quân sự, đảo nhân tạo mở ra thế trận giúp hạn chế của các lực lượng tiên phong, các căn cứ chiến trường; các đội tàu sân bay; cũng như các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều khiển, vi tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) của Mỹ.
Tuy vậy, có nhiều nghi ngờ trong giới quân sự về khả năng "nâng cấp thành công" các đảo nhân tạo thành các "pháo đài quân sự" hoàn chỉnh. Mục tiêu thiết lập thành "tàu sân bay quân sự trên cạn" tại các đảo đã được mở rộng và san lấp là một thí dụ. Thời tiết xấu như bão hay khả năng muối có thể ăn mòn đường cất cánh của máy bay là những khó khăn được viện dẫn đối với việc triển khai các hoạt động không quân.
Nhưng quan trọng hơn, kết cấu của các sân bay dựa trên nạo vét hàng tấn cát ở dưới lòng biển. Nó không ổn định về mặt kết cấu, và có thể là địa điểm "chết" cho các cuộc không kích và tên lửa tầm xa. Đánh giá của hai học giả quốc phòng của trường Cao đẳng Hải quân Mỹ (US Naval War College) cho rằng những "sân bay" này có thể chỉ là "lâu đài cát" và thay vì tìm những nút thắt để vượt qua các tổn thương chiến lược, thì đây là "những tổn thương chiến lược mới" của Trung Quốc tại biển Đông.
Theo những phân tích này, việc biến đảo nhân tạo thành "cơ sở" nhằm làm bàn đạp khống chế toàn bộ biển Đông không đơn giản. Vậy tại sao lại có một sự quan ngại bùng lên từ nhiều nước khi ảnh chụp vệ tinh kế hoạch cải tạo các bãi ngầm, đá, hay san hô của Trung Quốc được công bố?
Có lẽ chúng ta đang nói về hai vấn đề song song, nhưng đồng thời cũng mâu thuẫn. Một là đánh giá khả năng quân sự của các đảo nhân tạo như một bàn đạp quân sự của Bắc Kinh trong việc kiểm soát, hay như bạn nói là "khống chế" toàn bộ biển Đông (xin nhấn mạnh từ "toàn bộ"). Những đánh giá này nhấn mạnh nhiều về khía cạnh quân sự, nhưng đề cập đến khả năng trong tương lai, mà không nói đến nhiều về những khó khăn hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Nó cũng đặt vấn đề ở dạng tĩnh, theo nghĩa lộ trình đó cứ thế mà tiếp diễn, nhưng không đặt ra khả năng là các nước khác, kể cả láng giềng lẫn các quốc gia ngoài khu vực sẽ can thiệp.
Luồng quan điểm thứ hai nhìn nhận vấn đề ở mặt ngược lại, đề cập các điểm còn hạn chế (về quân sự) Trung Quốc tại biển Đông trong tương quan sức mạnh với Mỹ. Khoảng cách quyền lực giữa hai bên trong thời điểm hiện tại cho thấy "những tổn thương chiến lược" mà Bắc Kinh phải đối mặt là rất lớn nếu phát động một cuộc chiến với Washington (và các đồng minh). Vấn đề ở đây là so với các nước khu vực có tranh chấp thì khả năng quân sự và kiểm soát thực địa của Bắc Kinh đang ưu thế hơn (và ngày càng vượt trội).
Sự hiện diện và can thiệp quân sự của Mỹ (nếu muốn) sẽ thay đổi ván cờ. Các chiến lược "áp đặt cái giá phải trả" (cost-imposition strategy), "kiểm soát vùng xám", "mở rộng tập trận CARAT" hay "nới lỏng xuất khẩu máy bay không người lái" đã được các chiến lược gia Mỹ thảo luận và đề xuất. Nhưng chúng ta thấy rằng trong hồ sơ tranh chấp biển Đông, Mỹ vẫn "loay hoay" đi tìm phương thức tối ưu để ứng xử với một Trung Quốc "xác quyết, nhưng phi quân sự" từ 2009. "Nước Mỹ" vừa đang mâu thuẫn, vừa đang lưỡng lự.
Ngược lại, nếu "đảo nhân tạo" được xem là một bước đi tiếp theo trong đại chiến lược của Bắc Kinh tại biển Đông thì nó nhấn mạnh vào sự hiện diện mang tính liên tục. Sau cái gọi là Tam Sa, tàu cá, giàn khoan, đường lưỡi bò, đảo nhân tạo tiếp tục thiết lập sự có mặt của Trung Quốc, bền bỉ và ngày càng toàn diện.
"Hiện diện" trong ý nghĩa địa lý vừa tương đương với khoảng cách, vừa là cảm giác về khả năng can thiệp. Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại, từ các hoạt động hỗ trợ tàu hải giám, mở rộng ngư trường, khai thác dầu khí, nghiên cứu khoa học đại dương, cũng như ngăn cản khả năng xác quyết chủ quyền hay thực thi quyền tài phán của các nước khác.
Ngoài ra, đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN (COC) đang diễn ra. Vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế cũng sẽ đi vào những điểm quyết định trong 2015. Trong cách hiểu đàm phán là cuộc chiến chính trị kéo dài từ diễn tiến "thực địa", những gì kế hoạch xây cất-cải tạo ồ ạt tại Trường Sa là một đòn "tâm lý chiến". Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa như thế nào? Tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc chủ yếu sử dụng phương thức hút cát đá dưới biển rồi thổi lên các bãi đá ngầm để biến các bãi đã ngầm thành các đảo nổi, mở rộng diện tích cho đảo. Ảnh chụp vệ tinh hoạt động bồi đắp ở đảo Chữ Thập....