Báo chí Trung Quốc: Bắc Kinh phản ứng quá chậm trước B-52 của Mỹ
Báo chí chính thức Trung Quốc hôm qua 28/11 chỉ trích Bắc Kinh đã mất quá nhiều thời gian để có phản ứng trước “hành động thách thức” của Washington, khi cho hai pháo đài bay B-52 bay ngang qua vùng nhận dạng phòng không mới được Bắc Kinh tuyên bố.
Việc Bắc Kinh tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung-Nhật đã khiến cả thế giới lo ngại. Mỹ, vốn có hiệp ước an ninh với Nhật, đã phái 2 máy bay ném bom Stratofortress vào vùng phòng không này, thách thức những quy định Bắc Kinh đặt ra, nhằm phát đi một thông điệp cứng rắn trước chuyến công du khu vực của Phó Tổng thống Joe Biden.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc phải mất 11 tiếng sau mới ra tuyên bố, cho biết họ “đã theo dõi toàn bộ quá trình” bay của các máy bay B-52 trên, và cũng không bày tỏ sự tức giận, hối tiếc cũng như không đe dọa có hành động trực tiếp nào.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan gần gũi với Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ trích phản ứng là “quá chậm” trong một bài xã luận đăng tải ngày hôm qua. “Chúng ta đã không đưa ra được phản ứng kịp thời và đúng mực”, tờ báo nhận định và cho rằng giới chức trách Trung Quốc cần phản phản ứng trước “các cuộc chiến tâm lý” của Mỹ.
Tờ China Daily, một tờ báo của chính phủ, cho biết thêm động thái củaWashington khuyến khích Tokyo bước vào “tình trạng tham chiến nguy hiểm”, đặt Trung và Mỹ “trong thế va chạm”.
Video đang HOT
Người dùng mạng xã hội Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh trả đũa Washington. “Máy bay ném bom của Mỹ quanh quẩn ở vùng ADIZ (vùng nhận dạng phòng không) của chúng ta. Tôi thấy rằng chúng ta cần phải phản ứng ngay. Cần phản có một bước ngoặt”, một cư dân mạng trên Sina Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc, viết. Một người khác cho rằng các chuyến bay của Mỹ “chỉ có thể gọi là khiêu khích”.
Một người khác còn cho rằng Bắc Kinh nên hủy lời mời ông Biden, cho rằng “giờ đây không phải là thời gian thích hợp để ông Biden tới thăm Trung Quốc và liệu quân đội Mỹ có tiếp tục tiến vào ADIZ của chúng ta trong tương lai?”
Cả Mỹ và Nhật đều cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư và giới chức Nhà Trắng hôm thứ tư cho biết ông Biden dự kiến sẽ nêu “lo ngại” của Washington về vùng phòng không trong chuyến công du ở Bắc Kinh vào tuần tới.
Theo các quy định mới do Bắc Kinh đưa ra, thì các phi cơ bay ngang qua vùng này phải trình kế hoạch bay, cho biết quốc tịch và giữ liên lạc vô tuyến với chính quyền Trung Quốc.
Nhưng hai pháo đài bay B-52 của Mỹ cất cánh từ đảo Guam ở Thái Bình Dương hôm thứ hai 25/11 đã bay ngang qua “vùng nhận dạng phòng không” này mà không hề báo cho Trung Quốc. Tờ China Daily cho rằng vụ hai chiếc B-52 này đã đi ngược lại những khẳng định của Washington là Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật.
Để gỡ lại chút thể diện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định đã “liên tục giám sát” chuyến bay của hai pháo đài bay Mỹ.
Nhìn chung, báo chí chính thức Trung Quốc nhận định vùng nhận dạng phòng không mới được áp đặt đã “thành công”, cho dù đã gây ra những căng thẳng ngoại giao trong khu vực.
China Daily cam đoan: “Tình hình lộn xộn là do chính sách không khoan nhượng của Nhật, và thông điệp của Washington chỉ củng cố thêm tính hiếu chiến nguy hiểm của Tokyo, làm mất đi khả năng có thể có những dàn xếp ngoại giao”.
Theo Dantri
Phó tổng thống Mỹ sắp thăm Trung Quốc
Trung Quốc sẽ là một trong ba điểm dừng chân của phó tổng thống Joe Biden khi ông có chuyến công du châu Á vào tháng tới, nhằm nhấn mạnh sự coi trọng của Mỹ đối với khu vực này.
Phó tổng thống Joe Biden và ông Tập Cận Bình, khi đó là phó chủ tịch Trung Quốc, trong chuyến thăm Thành Đô, Trung Quốc, năm 2011. Ảnh: AP
Theo USA Today, chuyến công du đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc của ông Biden diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 12.
Tại Trung Quốc, phó tổng thống Mỹ có thể có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình. Các vấn đề thương mại, an ninh mạng, Triều Tiên, nhân quyền và tranh chấp giữa Bắc Kinh với Tokyo đều có thể được đưa ra thảo luận.
Tại Nhật Bản, ông Biden sẽ thảo luận về những nỗ lực nhằm cải tiến hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó, ở Hàn Quốc, ông sẽ trao đổi về quan hệ kinh tế cùng những nỗ lực lâu dài để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Phó tổng thống Mỹ từng đến thăm Bắc Kinh năm 2011 và dành nhiều thời gian để gặp gỡ với ông Tập, trước khi ông trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc như hiện nay.
Chuyến thăm cách đây hai năm đã được xem là một nỗ lực mở đường cho sự tăng cường hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh. Hè vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc gặp hai ngày với Chủ tịch Tập Cận Bình ở Nam California.
Chuyến công du sắp tới của Biden diễn ra không lâu sau khi ông Obama hủy các chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ lâu đến Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei, do phải ở lại Mỹ để giải quyết việc chính phủ đóng cửa.
Động thái này đã khiến một số nhà phân tích lo ngại rằng chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ đang mờ nhạt dần. Do đó, chuyến thăm của ông Biden được đánh giá là một bước đi nhằm nhấn mạnh rằng quan điểm của Washington về châu Á không thay đổi.
Theo VNE
Mọi hy vọng cứu nước Mỹ thoát vỡ nợ dồn về Thượng viện Ngày 17/10 tới, chính phủ Mỹ sẽ chính thức đụng trần nợ công và không còn khả năng trả nợ. Cho đến nay, mọi hy vọng rõ ràng nhất đều đổ dồn về Thượng viện, nơi các thượng nghị sỹ đã có tiếng nói chung nhất định sau khi Hạ viện hoàn toàn bế tắc. Chính phủ Mỹ đã đóng cửa trong tuần...